14 thg 4, 2013

“Kẻ thù của Internet năm 2013” và những trò lố của RSF đối với Việt Nam


Nhân ngày “Thế giới chống kiểm duyệt mạng” (12/3), tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters sans frontières – RSF) có trụ sở tại Pháp vừa ra cái gọi là “Phúc trình thường niên năm 2013” trong đó, một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của internet” trên thế giới. Xem xét dưới mọi góc độ, đây thực sự là một cách nhìn nhận lệch lạc của RSF nếu như không muốn nói là sự vu cáo, xuyên tạc trắng trợn tình hình phát triển tự do internet ở Việt Nam trong những năm qua.


Trước hết cần khẳng định, với bản “Phúc trình thường niên năm 2013” công bố ngày 12/3, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn tiếp tục duy trì cái nhìn lệch lạc, định kiến, cùng nhiều luận điệu có tính chất xuyên tạc, để từ đó áp đặt nhận xét sai trái về tự do internet ở Việt Nam. Thực ra, không phải đến bây giờ, mà ngay từ lần đầu tiên kỷ niệm ngày “Thế giới chống kiểm duyệt mạng” vào năm 2008 thì RSF đã đặt Việt Nam vào danh sách những nước bị coi là “Kẻ thù của internet”. Và từ đó đến nay, trong khi internet phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thì cách nhìn của RSF vẫn không có gì thay đổi. 

Ngay việc 5 năm liên tục nằm trong danh sách “Kẻ thù của internet” cũng đã cho thấy sự "quan tâm" đặc biệt của RSF đối với tình hình tự do internet ở Việt Nam. Song đáng tiếc, sự "quan tâm" đó lại không đi cùng với thái độ khách quan, thiện chí. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này khi tìm hiểu những cái mà RSF gọi là “bằng chứng” về Việt Nam. Theo RSF, Việt Nam có cả “những đội quân trên mạng”. Và không hiểu dựa vào đâu, họ đưa ra con số “80.000 nhân viên an ninh mạng”. Nếu coi như điều này là sự thật thì thiết nghĩ đây cũng là một việc hết sức bình thường, bởi lẽ trong xã hội thông tin hiện nay, người sử dụng internet luôn đối diện với nguy cơ mất an toàn về thông tin. Do vậy, “những đội quân trên mạng” –  theo cách gọi của RSF chính là lực lượng bảo đảm cho người dân có thể sử dụng internet một cách an toàn và hiệu quả. Liệu RSF có dám khẳng định những nước nằm ngoài danh sánh “Kẻ thù của internet”, họ không có “những đội quân trên mạng” như ở Việt Nam? 






Không dừng lại ở đó, trong khi cố gắng bảo vệ góc nhìn lệch lạc, định kiến của mình đối với tình hình tự do internet ở Việt Nam, RSF cũng ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp, sách nhiễu quyền tự do internet. Xã hội hiện đại ngày nay, mọi người ai cũng biết rõ “tính hai mặt” của internet. Và cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam phải có những quy định, điều luật nghiêm khắc để vừa bảo vệ người sử dụng internet khỏi những thông tin độc hại, hạn chế những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá dân tộc…, vừa ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng internet phục vụ cho hoạt động phạm pháp, đe doạ an ninh quốc gia. Vậy mà RSF lại “nhắm mắt nói liều” khi xuyên tạc những văn bản pháp lý về sử dụng internet của Việt Nam là “các quy định hầu buộc tội và kết án các blogger chỉ trích nhà nước”. Thật nực cười trước suy nghĩ và lập luận của RSF!

Cần nhấn mạnh với tổ chức Phóng viên Không biên giới là, các blogger mà họ nêu ra trong bản phúc trình chính là những phần tử cơ hội, lợi dụng internet để gây mất ổn định xã hội Việt Nam. Đó là blogger thanh niên Công giáo, blogger Điếu Cày… Những cá nhân này đã phát tán trên internet nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước, làm xáo trộn an ninh quốc gia, chia rẽ đoàn kết dân tộc… Thậm chí, Nguyễn Văn Hải   chủ nhân blogger Điếu Cày, đã cùng đồng phạm tham gia đợt huấn luyện do lực lượng phản động Việt Tân tổ chức. Lẽ nào RSF không có khả năng phân biệt được giữa tự do internet với tự do lợi dụng internet để chống phá chính quyền?

Thực tế những năm qua cho thấy, cùng với quan tâm phát triển kinh tế  xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, Việt Nam là quốc gia luôn tạo điều kiện mở rộng tự do internet. Theo kết quả cuộc khảo sát gần đây nhất của WeAreSocil, một tổ chức có trụ sở chính tại Anh, chuyên nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tính đến 10/2012, số người dùng internet Việt Nam là 30,8 triệu người. Tỉ lệ người dùng internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới. Gia nhập mạng internet từ 19/11/1997, có thể thấy, Việt Nam là một trong những nước phát triển internet nhanh nhất trên thế giới, với số người sử dụng xếp hạng 18 trên toàn cầu, đứng thứ 8 ở châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á...

Chỉ người dân Việt Nam, chỉ những ai đã đặt chân đến Việt Nam mới thấy hết tính phi lý trong luận điệu mà RSF đưa ra. Theo ông Benjamin Ismail, người được giới thiệu là Giám đốc phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, thì “một nước có thể có đông dân sử dụng internet, đó là sự phát triển internet, nhưng điều đó không có nghĩa là các cư dân mạng ở đó được truy cập, tiếp nhận và phổ biến thông tin mạng một cách tự do”. Vậy xin hỏi ông Giám đốc, nếu thực sự không được được truy cập, tiếp nhận và phổ biến thông tin mạng một cách tự do như ông nói, thì gần 31 triệu người, chiếm 35,49% dân số Việt Nam đang sử dụng internet để làm gì? Và nếu đúng như Tổ chức Phóng viên không biên giới đánh giá, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thì chắc hẳn sau 15 năm (1997 - 2012), số người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ không thể tăng tới hơn 15 lần. Hiện nay, có thể nói, ít ở quốc gia nào người dân được tự do sử dụng internet như tại Việt Nam, nơi mà người dân có thể tiếp cận với dịch vụ internet hiện đại, tốc độ cao với mức phí gần như thấp nhất thế giới, nơi mà hầu như ở bất kỳ quán cà phê hay khách sạn nào họ đều có thể dễ dàng bắt gặp dòng chữ “Free Wifi”, (internet không dây miễn phí), điều mà ngay cả một số quốc gia phát triển còn chưa có được.

Không chỉ có internet mà các hoạt động truyền thông xã hội nói chung cũng được quan tâm, đầu tư phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo báo cáo tại Hội nghị Cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 vừa được tổ chức tại Hà Nội (19/3/2013), tính đến tháng 2/2013, số lượng cơ quan báo chí trên cả nước là 812 với 1084 ấn phẩm; trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể Trung ương và 127 tạp chí địa phương).

Riêng về truyền thông điện tử, Việt Nam hiện có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương với 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình được truyền tải trên mạng internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đối ngoại cũng như nhu cầu thông tin của đông đảo nhân dân.

Đến đây, có thể thấy rõ góc nhìn lệch lạc cũng như sự hồ đồ của RSF khi tổ chức này liên tiếp đưa Việt Nam vào danh sách cái gọi là “Kẻ thù của internet”. Chính vì thế, dư luận đang ra đặt câu hỏi, suy đến cùng, việc làm này của RSF có ẩn ý gì? Và, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời ngay trong ý kiến của những người đại diện tổ chức này.

Vẫn theo Giám đốc phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong RSF, ông Benjamin Ismail, thông điệp mà “Phúc trình thường niên năm 2013” của RSF muốn gửi đến cộng đồng quốc tế, đó là: “Tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng tồi tệ hơn, đáng được cộng đồng quốc tế lưu tâm hơn nữa”. Vậy là “giấu đầu hở đuôi”!

Cuối cùng thì chính RSF đã tự lật tẩy bộ mặt tráo trở của họ. Điều mà RSF muốn không gì khác chính là lợi dụng vấn đề tự do internet, tự do thông tin, lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, tạo áp lực buộc Việt Nam chấp nhận theo “kiểu tự do” của họ. Để thực hiện mưu đồ này, họ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc xuyên tạc, vu cáo, bóp méo tình hình tự do internet ở Việt Nam như họ đã làm trong cái gọi là “Phúc trình thường niên năm 2013”. Và rõ ràng, tự do internet, tự do thông tin… chỉ là cái cớ mà RSF vẫn quen lợi dụng. 


Với vai trò là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với “sứ mệnh tự phong” là bảo vệ tự do báo chí thế giới, thiết nghĩ, điều đầu tiên tổ chức Phóng viên Không biên giới cần làm, đó là tôn trọng những gì đã và đang diễn ra ở các nước, trong đó có Việt Nam. RSF cần có cái nhìn khách quan, đầy đủ về tình hình tự do báo chí nói chung và tự do internet nói riêng tại Việt Nam hiện nay.

24 nhận xét:

RSF là tổ chức hoạt động không vì mục đích tốt khi liên tục đưa các nước đặc biệt là Việt Nam vào các danh sách xấu mà không có bằng chứng nào cụ thể chỉ dựa trên cách nhìn khách quan, thiếu tổng quát, lệch lạc của RSF. với cách làm và cách hoạt động như thế này thì RSF sẽ bị dư luận thế giới lên án và xô đổ tổ chức này

với tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam hiện này thì cuộc sống của nhân dân ngày càng hiện đại hơn. nhưng Internet cũng có những mặt lợi và mặt hại của nó, và những kẻ gây ra mặt xấu của Internet mới chính là kẻ thù của Internet, đặc biệt là những kẻ thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch làm cho người sử dụng Internet bị nhiễu thông tin

ở Việt Nam. mọi người, ai ai cũng có quyền dùng Iternet, có quyền được dùng máy tính mọi ,lúc mọi nơi, vì thế mà tốc dộ phát triển Iternet ở Việt Nam được xem là mạnh và nhanh nhất thế giới, chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà Việt Nam đã mở rộng con số thuê bao hòa mạng lên một con sô cực kì cao, những thông tin thwucj tế nhue thế ở Việt Nam mà RSF nói việt nam là kẻ thù của Internet thì thật là vu cáo trắng trợn

RSF vừa tặng giải thưởng Phóng viên không biên giới cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh - một blogger chuyên viết những bài bịa đặt, nói sai trái, nói xấu về chế độ xã hội Việt Nam. RSF là một tổ chức đứng sau chỉ đạo, trả tiền và kích động tinh thần của nhiều người mang tư tưởng thù ghét chế độ để họ chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Bây giờ hỏi một người mà người đó trả lời là không biết gì về Internet thì nhiều người sẽ đánh giá người đó lạc hậu. Các thế lực chống đối lâu nay đã đấy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc thông qua mạng Internet, bởi tốc độ lan truyền rất cao đến mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi người dân cũng như dễ dàng đánh vào một bộ phận người thiếu hiểu biết về chính trị, từ đó lôi kéo họ tham hia cùng với mình.

Thực sự là tôi không thể hiểu RSF lấy tư cách gì mà lại dám đánh giá về tự do internet ở Việt Nam cơ chứ? Việt nam chúng ta có Đảng lãnh đạo, có bộ máy chính quyền hoạt động vì lợi ích chung của cả dân tộc cả đất nước. Cái nào có lợi cho nhân dân, cái nào có hại cho nhân dân đều được phân biệt rõ ràng để có biện pháp quản lý thông tin trên mạng. Làm sao có thể để tự do Internet thiếu quản lý được, nếu thế thì kẻ thù lớn nhất của dân tộc chính là Internet

Hiện nay nhiều phần tử xấu lợi dụng Internet để tung tin xuyên tạc, nói xấu gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của nhân dân về nhưng vụ việc nóng hổi trên cộng đồng mạng hay mang tính thời sự. Còn việc RSF lợi dụng vấn đề tự do Internet để can thiệp vào xã hôi của Việt Nam thì đã quá rõ, vu khống cho việc Internet ở Việt Nam không có tự do internet, tự do ngôn luận để đặt điều làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trên thế giới và trong khu vực.

internet cũng có hai mặt của nó, cuộc sống của người dân ắt sẽ được cải thiện sau những bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin!internet cũng giúp chúng ta giải quyết được rất nhiều công việc!tuy vậy thì mặt trái của nó cũng vô cùng lớn, lượng tội phạm công nghệ cao đang ngày một gia tăng, chưa kể rất nhiều phần tử phản động, chống phá nhà nước đã và đang lợi dụng internet để tuyên truyền những điều sai lệch về Đảng và nhà nước ta!chúng ta cần cảnh giác hơn với những thông tin trên các trang mạng cũng như có những chính sách bảo mật hợp lí hơn!

RSF tự lật tẩy bộ mặt tráo trở của họ. Lại là một trong những kẻ như HRW, vì tiền mà đưa tin sai sự thật!! “Phúc trình thường niên năm 2013” là cái thể loại không thể chấp nhận được

Hiện nay Internet đang trở thành một thế giới ảo thu hút được hầu hết mọi người trên toàn cầu kết nói vào thế giới này. Lợi dụng công cụ này mà các tổ chức địch liên tục lập các trang blogs.... đưa các thông tin sai sự thật nhằm chống phá cách mạng Việt Nam do vậy chúng ta cần lmf tốt công tác tuyên truyền và chống những kẻ phản cách mạng ở trên mặt trận này

Nói rằng bảo vệ tự do báo chí chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi. Có thể lúc mới thành lập tổ chưc RFS cũng làm đúng vai trò của mình, thế nhưng thế lực thù địch nước ngoài đã lợi dụng để xuyên tạc về sự thật tình hình báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền báo chí. Biểu hiện đó là RSF ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp, sách nhiễu quyền tự do internet. Trong khi ở Việt Nam việc sử dụng Internet lại khá thoải mái, phí sử dụng mạng cũng không đắt. Còn việc các blog lợi dụng internet để phát tán nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước, làm xáo trộn an ninh quốc gia, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đó là hành động sai trái.

Vậy ra kể thù của chúng ta không phải là những chuyên gia máy tính mà là những chuyên gia chấy rận chém gió nói không thành có, bịa đặt xuyên tạc và đặc biệt chúng thuộc tốp những sĩ phu bán nước, đó thực sự là mối nguy hại cho nước ta trong thời kỳ phát triển như hiện nay. Cần ngăn chặn và tiêu diệt chúng!

Internet ngày càng phát triển thì việc địch lợi dụng internet để xuyên tạc tình hình Việt Nam, nói xấu chế độ ngày càng nhiều. Việc chính quyền ngăn chặn những thông tin bất hợp pháp này, cũng như việc bảo vệ mọi người khỏi những thông tin độc hại có thể gây xói mòn tư tưởng là việc làm cần thiết. Vậy mà RSF lại “nhắm mắt nói liều” khi xuyên tạc những văn bản pháp lý về sử dụng internet của Việt Nam là “các quy định hầu buộc tội và kết án các blogger chỉ trích nhà nước”. Như vậy ta cũng nhận ra rằng chúng đang bao che lẫn nhau, phải chăng tổ chưc RFS này đang ngầm "ủng hộ" cho những kẻ tội đồ của đất nước.

Nếu là "kẻ thù của internet", nếu muốn kiểm soát blogger, Nhà nước Việt Nam sẽ không tạo điều kiện phát triển dịch vụ 3G, vì đây là dịch vụ khó kiểm soát (nhất là với người sử dụng 3G bằng "sim rác"), bởi nó cho phép người sử dụng có thể truy cập internet mọi lúc mọi nơi. So với vô vàn blogger ở Việt Nam, số blogger mà RSF cổ vũ có số lượng cực kỳ nhỏ, chẳng lẽ RSF không tự hỏi tại sao vô vàn blogger khác lại không la lối "bị đàn áp" để được RSF ủng hộ và trao "giải thưởng"? Và nếu thật sự "bị đàn áp", mấy blogger được RSF cổ vũ có thể ngồi trên vỉa hè để "tác nghiệp" hay không? Tiếp tay cho cái xấu, RSF đã làm điều bất lương là lẩn tránh sự thật, lập lờ đánh đồng việc viết blog với hành vi vi phạm pháp luật.

RSF cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa người viết blog lành mạnh với người đã lấy blog làm phương tiện để "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

cuộc sống công nghệ số phát triển, nhưng kèm theo đó là những mối hiểm họa chưa từng thấy khi một số phần tử phản động sử dụng mạng internet để tuyên truyền và kích động cư dân mạng nổi dậy chống đối chính quyền và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính vì thế mà khi tiếp nhận những thông tin trên internet thì chúng ta cần phải có chọn lọc và phải kiểm tra kỹ xem những tin tức đó có là thật không, và tìm cách phản biện lại khi có những vu khống và lừa lọc độc giả.

tội phạm internet sẽ gây những hiểm họa khôn lường nhất trong giai đoạn ngày hôm nay, chúng có thể sử dụng internet để xâm nhập lấy trộm tin tức của các cơ quan chính phủ ta như những hacker Trung quốc đã làm trong thời gian qua, vì thế Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những vấn đề nhạy cảm mà dễ bị kẻ thù xâm nhập và tấn công nhất.

internet có những mặt lợi như giúp chúng ta liên lạc với bạn bè nhiều hơn và biết được thông tin cá nhân của họ hiện tại, những những mặt xấu của internet thì chúng ta cần phải bàn tính đến nhiều mặt của đời sống xã hội, như internet là cỗ máy gián điệp nó là công cụ để giúp cho kẻ xấu tấn công mạng lấy trộm những thông tin quan trọng của mình và qua đó chúng thực hiện những chiêu bài phá hoại tư tưởng đến từng cư dân mạng, chính vì thế mà Đảng và chính phủ phải siết chặt hơn nữa để đảm bảo mọi người dùng mạng được an toàn và thực hiện những lớp học ngắn hạn trên mạng để bảo quản những thông tin cá nhân riêng từ máy tính của mình.

Thế giới càng phát triển, đời sống của con người càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Nhiều người chìm đắm vào cuộc sống ảo trên đó mà quên mất họ đang sống ở một xã hội hoàn toàn thực. Đó cũng chính là lý do mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vô cùng nguy hiểm.

mấy cái tổ chức này không phải do pháp thì lại là Mỹ lập ra có cái gì khác biệt chứ. toàn là lũ lợi thâm đọc nham hiểm dùng mấy cái tổ chức này để mà công kích nuớc ta trên truờng Quốc tế. Cái lũ hèn mọn này không đánh thắng, không cuớp đuợc nuớc ta nên ôm hận trong lòng, Nên giờ tìm mọi cách để dồn ép nuớc ta nhằm thực hiện mục đích xưa của chúng đây mà.

RSF khí gió gì chứ, chẳng ra cái thể thống cống dãnh gì cả. nếu chúng làm vịêc mà công tâm thì đã không đưa ra những dẫn chứng vớ vẩn như vậy để liệt nuớc ta vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của internet” trên thế giới. Cái tổ chức này dám cam đoan là có một thế lực đằng sau thao túng rồi. Chứ kiểm tra kiểm duyệt cái gì chúng.

Nghe cái tên thì nổ lắm "RSF- tổ chức phóng viên không biên giới" nhưng mà những gì họ làm thì lại khiến cái tên ấy như một cái trò lố của tổ chức này. Họ dành một sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam nhưng mà là sự quan tâm thiếu thiện chí can thiệp sâu vào tình hình nội bộ Việt Nam nhằm áp đặt cái trò lố của họ để hòng thực hiện âm mưu của mình họ có những nhìn nhận những đánh giá vô cùng phiến diện chủ quan và đầy ác ý về tình hình Internet ở Việt Nam và có thể gọi đó là sự vu khống.

clip hài cười pể pụng :
https://www.youtube.com/watch?v=4CyX7OiG6zc

RSF chỉ nhằm vào nước đối lập về chính trị, hoặc có mâu thuẫn về lợi ích với Mỹ. Không bao giờ thấy có bài viết phản ánh gì về các nước tư bản thân Mỹ. Chỉ thế thôi là đủ thấy sự không đáng tin cậy của các tin tức RSF đưa hay sự kiện mà RSF tổ chức.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ