Đào Tuấn - Nhắc đến Vietnam Airline (VNA), hẳn nhiều người sẽ mỉm cười nghĩ đến diễn viên hài Công Lý với “Bài ca Sorry Airline” nổi tiếng.
Người khác sẽ thở dài trước những chướng tai gai mắt. Hoặc tệ hơn, sẽ chửi thề
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu hôm 4/4/2013 bất ngờ ký một công văn gửi VNA và một số Hãng Hàng không khác yêu cầu “chấn chỉnh thái độ và chất lượng phục vụ hành khách trên các chuyến bay và tại các Cảng Hàng không”.
Công văn này có nhắc tới “chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên Hàng không trên một số chuyến bay và tình trạng hủy chuyến bay..”, dù là trong phòng khách VIP.
Có lẽ là không vô tình, công văn không nêu đích danh, nhưng nhắc tới “kể cả một số hành khách là khách ưu tiên và cán bộ cấp cao Nhà nước”.
Nhắc đến VNA, hẳn nhiều người sẽ mỉm cười nghĩ đến diễn viên hài Công Lý với “Bài ca Sorry Airline” nổi tiếng. Người khác sẽ thở dài trước những trướng tai gai mắt.
Hoặc tệ hơn, sẽ chửi thề.
Người cần phải cảm ơn, không phải là Thứ trưởng Tiêu, khi cái công văn chấn chỉnh này giờ là quá chậm trễ, và cũng chẳng ai tin là văn hóa sẽ được tạo lập luôn và ngay chỉ sau một mệnh lệnh hành chính chung chung.
Người cần cảm ơn chính là vị “Cán bộ Cao cấp Nhà nước” nào đó, khi ông bị đối xử và có phản ứng về những điều người dân vẫn bị đối xử và không bao giờ dám phản ứng, nếu không muốn bị gô cổ, phạt tiền, thậm chí, bị “cấm bay”.
Nếu bạn không nhớ, thì xin nhắc lại, người từng bị còng tay như tội phạm là một HLV tuyển Taekwondo Quốc gia chứ không phải diện quần thoa, hay thư sinh trói gà không chặt như đa số “khách bị hành”.
Hồi đầu năm 2011, sau vụ còng tay, cư dân mạng đã sáng tác ra một nội quy mới, dành cho khách hàng của “Hãng Sorry Airline”, đến giờ vẫn là câu chuyện cười ra nước mắt:
1. Khi bạn không gọi đồ ăn, nếu Tiếp viên mang đến cho bạn, bạn bắt buộc phải ăn vì nếu không sẽ bị khép vào tội “Dám bật lại Tiếp viên”.
2. Khi hành khác đã lên máy bay nếu muốn xuống phải được sự đồng ý của Tiếp viên, nếu không sẽ phải xuống theo phương song song với mặt đất.
3. Khi hành khách trọn đời không muốn bay với Sorry Airline, hãy lên báo và có ý kiến “góp ý, xây dựng”.
4. Đừng bao giờ cố gắng tranh cãi với Sorry Airline, hoặc bạn sai hoặc Sorry Airline luôn đúng.
5. 80% tiếp viên của Sorry Airline là bất lịch sự, 20% còn lại thì không biết “lịch sự” nghĩa là gì.
6. Nếu bạn bay với Sorry Airline và chuyến bay của bạn đến sân bay đích đúng giờ, bạn nên xem lại đồng hồ, có thể bạn đã bị trễ chuyến 24 tiếng.
Thưa thứ trưởng Tiêu, những điều ông hôm nay ra công văn chấn chỉnh đã ít nhất tồn tại từ bấy giờ.
Lê la sân bay đã trở thành “Chuyện thường ngày ở huyện”.
18% số chuyến bay bị chậm, hủy. 540 chuyến bay phải “sorry” chỉ trong mấy ngày tết. Và, với một giọng dịu dàng nhất, chúng ta được giải thích là do “Lỗi kỹ thuật”.
Xin lỗi là một hành vi văn hóa, đáng được trân trọng, nhưng một lời xin lỗi sáo rỗng, với một lý do nhạt toẹt “sự cố kỹ thuật” nói đi nói lại cả vạn lần, tạo ra sự bất bình, ức chế đến nỗi người ta gán luôn cho hàng hàng không là “Sorry Airline” thì nói thật, đó không còn là văn hóa nữa.
Êm ái quá, êm ái đến phát sởn da gà. Cười nhạt quá, lạnh quá, đôi khi nó giống với việc nhe răng.
Liệu có văn hóa nào tạo lập trên sự độc quyền?..
Có người nói lối hành xử của ngành Hàng không y như ngành điện, lơ mơ là cắt điện liền, không nói nhiều.
Và lối hành xử đó chỉ có thể tồn tại khi khách hàng của những ngành này không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác.
Trong những lời đàm tiếu về “Sorry Airlines”, có những điều hoàn toàn nghiêm túc: “Từ Sorry Airlines, Hiệp hội Hàng không thế giới đưa ra định nghĩa mới về hãng Hãng không mẫu mực như sau: “Một hãng Hàng không mẫu mực là hãng hàng không biết tha thứ cho khách hàng khi… chính họ sai”; “Sorry Airline không có thời gian để sửa hình ảnh của mình bởi vì họ quá bận rộn trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước”..
Khi người dân đàm tiếu, diễu nhại, có nghĩa họ không còn tin vào sự nghiêm túc nữa rồi...
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
* Một số hình ảnh của thành viên OF, chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
(Sưu tầm)
16 nhận xét:
Mục này là mình bất ngờ nhất này: " 80% tiếp viên của Sorry Airline là bất lịch sự, 20% còn lại thì không biết “lịch sự” nghĩa là gì" vậy chẳng khác nào khẳng định 100% tiếp viêc hàng không hãng này không ra gì. Như vậy cần lên án mạnh mẽ, chẳng phải vì trong nước mà tiếp viên hàng không 1 phần là bộ mặt quốc gia chứ bộ, máy bay thì thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài mà, cần chấn chỉnh ngay lập tức.
Vâng 7 nội quy rất cụ thể mà cư dân mạng tặng cho hãng này cho thấy những gì họ đã làm bị cư dân mạng lên án mạnh mẽ và phải chăng hãng này sẽ sớm nụy tàn thế nhưng cho tới nay thì sao? Hẵng Sorry Airline này vẫn tồn tại phải chăng họ đã cải tạo lại toàn bộ hình ảnh của mình hay do xu hướng người dân vẫn ưa giá rẻ?
một hãng hàng không lớn như airlines nhưng mà nhiều khi cũng làm việc rất là vô trách nhiệm. Tôi cũng bị vài lần delay, thực sự nhiều lúc đang có việc bận mà lại bị hoãn mấy tiếng như thế rất là ức chế và khó chịu. Mong rằng một hãng máy bay lớn như thế sẽ rút kinh nghiệm hơn nữa cho xứng đáng với hãng bay số 1 Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu đã ký yêu cầu “chấn chỉnh thái độ và chất lượng phục vụ hành khách trên các chuyến bay và tại các Cảng Hàng không” đối với một vài hãng hàng không cho thấy tình trạng này khá là phổ biến hiện nay. Hàng không là một hình thức quảng bá VN ta với bạn bè quốc tế, tiêu chuẩn tiếp viên phải chặt chẽ quan trọng nhất là thái độ đúng mực với khách hàng.
Tại công văn 2849/BGTVT-VP, thời gian vừa qua, Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty HKVN và các hãng hàng không phải xây dựng kế hoạch vận chuyển phù hợp với nhu cầu thị trường; đồng thời phổ biến, quán triệt đến toàn thể đội ngũ tiếp viên hàng không về sự cần thiết đối với nhu cầu cải thiện và nâng cao thái độ phục vụ của tiếp viên hàng không và chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay.
Thế này không biết các bác ấy có chịu chấn chỉnh nhỉ?
Chúng ta cần có những biện pháp chấn chỉnh mạnh mẽ hơn nữa từ những người có thẩm quyền, để tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực vận tải hàng không. Không thể để các hành khác bỏ tiền ra mà khonpg được hưởng những quyền lợi mà đáng ra mình được hưởng.
hực chất mà nói, chỉ có thể vì ông Vietnam Airlines độc quyền thôi thì họ mới nói xin lỗi mà không thấy ngượng mồm như vậy được. Lẽ ra họ phải đền bù khách hàng, hoặc chí ít máy bay của họ gặp trục trặc thì họ phải thông báo trước cho hành khách hàng tiếng đồng hồ để hành khách họ chủ động chứ. Bây giờ, cuộc họp của tôi coi như bị hủy. Thiệt hại rất lớn chỉ bằng một lời xin lỗi thôi sao? Ôi ở nước mình, nào là ông điện, nào là ông Vietnam Airlines!
Không chỉ xin lỗi là xong được, VietNam airline cần có biện pháp để bồi thương khách hàng và khắc phục tổn thất do mình gây ra. CÓ như vậy mới mang lại chữ tín cho khách hàng, hãng hàng không nhà nước mà làm ăn như vậy thực sự đáng buồn
phải nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ thì mới thu hút được khác hàng chứ. làm thiếu trách nhiệm, thiếu nhietj tình, gây bất lợi phiền hà cho người dân thì chỉ có thiệt mà thôi, người dân cần đi may bay, nhưng không phải vì thế mà gây khó dễ, hách dịch với khách hàng được
Cần phải nâng cao hơn chất lượng dịch vụ của nghành hàng không, không phải bá chủ trong lĩnh vực vận tải hàng không mà muốn làm gì thì cũng được. người sử dụng đã bỏ ra một số tiền khá lớn để chấp nhận sử dụng dịch vụ thì hãng hàng không phải đảm bảo chât lượng dịch vụ xứng đáng với số tiền bỏ ra ấy, có như vậy mới giữ được khách hàng và uy tín của thương hiệu
mấy hôm nọ vào facebook thấy hình nhiều ngưởi ở nước nào đó cầm biển tảy chay hãng hàng không việt nam airline, tôi không rõ là thật hay bị photoshop nhưng mà chắc hẳn người dân cảm thấy khó chịu vì cách hoạt động vận hành của hãng này. Một hãng hàng không lớn mà lại gây phiền toái cho khách hàng thế thì thật đáng thất vọng
tôi cũng bị 2 lần hoãn chuyến bay với hãng airline rồi. Tôi thực sự rất bực mình vì toàn chuyến bay đi công tác, bao nhiêu công việc phải giải quyết mà lại bị đình trệ bởi vì máy bay hoãn giờ bay. Tôi còn bị mất một mối làm ăn vì để khách hàng chờ lâu. Tuy là rất thất vọng nhưng mà vì nghe nói chẳng có hãng hàng không tốt hơn airline ở Việt Nam nên đành chấp nhận. Thực sự chất lượng hàng không ở Việt Nam mình kém quá
Đúng là cần chấn chỉnh lại chứ không thể để tình trạng như vậy xảy ra được khi nhắc tới hàng không ai cũng nghĩ là đó sự sự phục vụ tận tình chu đáo nhiệt tình niềm nở sự sang trọng quý phái và đặc biệt là tốc độ. Đặc biệt là vấn đề thái độ của nhân viên và tình trạng hoãn bay bay trễ đó vì nó gây những hậu quả có thể là khá lớn và hình tượng cũng bị mất đi.
Căng lắm các bác ạ! Tình hình là phải nâng cấp toàn diện, nhưng mà bay nội địa thì VNA vẫn ổn thôi, tình hình là không phải chỉ có dịch vụ khách hàng mà dịch vụ với đại lý còn căng hơn!
Gần đây để trang trãi này kia nên VNA phải làm thêm nhiều dịch vụ!
ve may bay gia re
ve may bay gia re
ve may bay gia re
Đăng nhận xét