9 thg 4, 2013

Mảnh đất quy hoạch sân bay, lòng tham và tội ác

theo blog Nguyễn Văn Minh

NVM Blog - Một lần nữa, vụ Đoàn Văn Vươn lại được những nhà "rận chủ" tô vẽ thêm những điều bi hài về một thứ anh hùng kiểu Đông Ky Sốt. NVM thấy rằng có hai việc cần làm: Cần xử lý nghiêm những quan tham, hà hiếp dân trong vụ việc này và cũng cần xử lý nghiêm kẻ "vừa đánh trống vừa la làng", vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ lòng tham và sự coi thường kỷ cương phép nước, coi thường tính mạng người khác, đúng như một nhà báo đã viết "Cổ vũ cho "tự xử" là triệt tiêu công lý. Những quan tham sẽ bị xử lý ra sao thì hãy chờ phiên toà trong tuần tới. Còn với gia đình Đoàn Văn Vươn, một mức án như thế có lẽ vẫn là hơi nhẹ nếu bạn xem kỹ dữ liệu từ bức tranh toàn cảnh có nhiều thông tin trong loạt bài báo dưới đây:


Thông tin nhiều chiều về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Đâu là sự thật? (kỳ 1)

13/4/2012 11:10

Như tin đã đưa, sáng 5-1, trong lúc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất tại khu cổng Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), đối tượng bị thu hồi đất là Đoàn Văn Vươn, SN 1960, trú tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng cùng một số người trong nhà chống trả quyết liệt (nổ mìn và súng bắn đạn hoa cải bắn vào đoàn cưỡng chế) làm bị thương 6 CBCS Công an và Quân đội. Ngay sau đó các

Sau khi sự việc xảy ra, đã có rất nhiều thông tin khác nhau xung quanh vụ việc này về cách làm việc của chính quyền huyện Tiên Lãng và quyền lợi của Đoàn Văn Vươn. Nhóm PV Báo Công lý đã tìm hiểu bản chất sự việc và thấy rất cần có những nhìn nhận khách quan, toàn diện và trên cơ sở pháp luật cũng như những thực tế đã, đang xảy ra...
Kỳ I: Đất được giao thuộc loại đất gì?
Việc xác định đất mà UBND huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng giao cho ông Đoàn Văn Vươn là loại đất gì cần phải có kết luận chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc kết luận chính xác loại đất gì sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền, thời hạn giao đất.
Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu mà chúng tôi có được thì: Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4-10-1993 (trước khi Luật Đất đai có hiệu lực pháp luật ngày 15-10-1993) của UBND huyện Tiên Lãng giao cho ông Đoàn Văn Vươn 21ha “bãi bồi ven biển” trong thời hạn 14 năm. Nhưng trong quá trình sử dụng, ông Vươn đã “cạp” thêm 19,3ha. Hành vi vi phạm này đã bị UBND huyện phạt hành chính 1 triệu đồng. Để khai thác tài nguyên có hiệu quả, xét đề nghị của ông Vươn và các cơ quan tham mưu, UBND huyện này tiếp tục giao bổ sung diện tích mà ông Vươn lấn chiếm cùng thời hạn với phần đã giao trước đây. Ông Vươn đã tự nguyện chấp hành. Nhưng đến hàng chục năm sau, khi chính quyền quyết định thu hồi thì… lại có “vấn đề”!!!

Tìm hiểu chúng tôi được biết: Loại đất mà UBND huyện Tiên Lãng giao cho ông Vươn để “khai thác và nuôi trồng thủy sản” thuộc khu vực đất bãi bồi ven sông, biển. Đây là loại đất hàng năm do được bồi đắp nên không ổn định về diện tích cũng như mục đích sử dụng, do đó không xác định cụ thể trong quỹ đất của địa phương. Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, từ năm 1993, UBND huyện Tiên Lãng khuyến khích và cho phép các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản. Với loại đất này, UBND huyện có quyền giao đất có thời hạn cho các cá nhân, hộ gia đình để sử dụng phù hợp với tiềm năng của đất theo quy định pháp luật.
Trước tình hình trên địa bàn huyện đã có gần 1.000 ha đất trống, mặt nước trên các vùng bãi triều ven sông, ven biển, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành Quy định số 497/QĐ-UB ngày 6-10-1993 về việc quản lý và sử dụng mặt đất, mặt nước vùng bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn huyện. Theo đó, thời hạn giao đất bãi bồi ven biển từ 10-15 năm. Thời điểm đó, ông Vươn được UBND huyện giao cho 21 ha “có thời hạn để khai thác và nuôi trồng thủy sản” với thời hạn 14 năm.
Khu đầm bị thu hồi
Đã có những ý kiến gây tranh cãi, thắc mắc xung quanh vấn đề: Tại sao UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định giao đất số 220/QĐ-UB ngày 9-4-1997 mà lại quy định thời hạn giao tính từ ngày 4-10-1993 và như vậy có gây thiệt hại cho ông Vươn không? Về vấn đề này, tìm hiểu chúng tôi được biết: Ngày 20-3-1997, kiểm tra thực tế hiện trạng sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn vào việc nuôi trồng thủy sản, Đoàn kiểm tra của UBND huyện Tiên Lãng và chính quyền sở tại đã phát hiện phần diện tích ông Vươn thực tế sử dụng thừa ra so với quyết định giao đất là 19,3 ha. Ông Vươn đã ký xác nhận nội dung biên bản này. Chính ông Vươn cũng có tờ trình xin giao đất bổ sung về phần đã “làm vượt” này. Căn cứ vào đó cùng với để xuất của các cơ quan tham mưu, tại Quyết định giao đất số 220/QĐ-UB ngày 9-4-1997 của UBND huyện Tiên Lãng nêu rất rõ: Giao cho ông Đoàn Văn Vươn 19,3ha đất bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 4-10-1993.
Như vậy, ban đầu ông Vươn chỉ được giao 21 ha, sau đó ông Vươn đã “làm thêm” 19,3 ha nên bị UBND huyện Tiên Lãng xử phạt hành chính và tiếp tục ban hành quyết định giao đất để hợp thức hóa nhưng chỉ giao với thời hạn cùng phần đất 21 ha đã giao trước đây. Ở đây có vấn đề đáng lưu ý là khi nhận quyết định này, nhiều năm gia đình ông Vươn sử dụng và không hề có ý kiến gì kiến nghị. Bên cạnh đó, về pháp lý, không có cơ quan có thẩm quyền nào “soi” hoặc kiến nghị xem xét tính hợp pháp của quyết định giao đất mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành nhiều năm.

Trở lại vụ việc: Trước khi hết thời hạn sử dụng đất 6 tháng, ông Vươn không có đơn xin gia hạn nên khi hết thời hạn, UBND huyện Tiên Lãng đã có văn bản thông báo cho ông Vươn dừng việc đầu tư, sản xuất nuôi trồng thủy sản, thu hồi sản phẩm và các tài sản có trên đất để bàn giao lại mặt bằng cho Nhà nước quản lý. Sau đó, ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng đã ra Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích đất 19,3ha đã giao cho ông Vươn như nêu trên. Quyết định nêu rõ, ông Vươn có trách nhiệm bàn giao toàn bộ diện tích đất và các công trình có trên đất cho Nhà nước sau 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, ông Vươn không đồng ý nên đã có đơn khiếu nại. Ngày 19-6-2009, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1237/QĐ-CTUBND giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461/QĐ-UBND nêu trên. Không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại, ngày 13-8-2009, ông Vươn có đơn khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu TAND huyện Tiên Lãng hủy Quyết định thu hồi đất số 461/QĐ-UBND…

Tại Bản án số 01/2010/HCST ngày 27-1-2010 của TAND huyện Tiên Lãng đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn, giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461/QĐ-UBND ngày 7-4-2009 của UBND huyện Tiên Lãng. Ngày 4-2-2010, ông Vươn có đơn kháng cáo đề nghị TAND Tp. Hải Phòng xem xét vụ án theo thủ tục phúc thẩm nhưng đến ngày 19-4-2010, ông Vươn có đơn xin rút đơn kháng cáo. Ngày 22-4-2010, TAND Tp. Hải Phòng có Quyết định số 02/2010/HCPT-QĐ quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Như vậy, Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2010/HCST ngày 27-1-2010 của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 22-4-2010.

Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần yêu cầu ông Vươn tự nguyện thực hiện Quyết định thu hồi đất số 461/QĐ-UBND nhưng ông Vươn không thực hiện. Ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Vươn. Sau khi thông báo cưỡng chế, UNND huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động ông Vươn tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi đất nhưng ông Vươn không chấp hành. Vì vậy, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất đối với ông Vươn nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Kỳ sau: Vì sao phải thu hồi đất?
Nhóm PV
13/4/2012 11:11

Ngày 3-2, Báo Công lý đã bước đầu đưa ra những thông tin về tính pháp lý về xác định mục đích sử dụng đất - cơ sở pháp lý quan trọng của quyết định giao đất theo quy định pháp luật hiện hành của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn. Hiện dư luận có nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này. Nhóm phóng viên Báo Công lý đã tiếp cận hồ sơ vụ việc và có quan điểm ri�

Kỳ II: Vì sao phải thu hồi đất?
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Tiên Lãng là một trong những địa phương được “thiên nhiên ban tặng” với hàng trăm ha đất bãi bồi ven sông, biển. Với loại đất này, theo quy định pháp luật, UBND huyện có quyền giao đất có thời hạn để sử dụng vào mục đích phù hợp với tiềm năng của đất. Trong thời hạn đó, chủ sử dụng đất được hưởng lợi từ đất, hết thời hạn, chủ sử dụng phải trả lại cho Nhà nước để chuyển sang chế độ cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Khu vực đầm đã bị cưỡng chế.
Trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn và các trường hợp khác được UBND huyện giao đất để nuôi trồng thủy sản đều có thời hạn cụ thể (từ 10-15 năm). Trong thời hạn trên, các chủ được giao sử dụng đất chỉ phải nộp khoản thuế hàng năm, ngoài ra không phải nộp bất cứ khoản nào khác. Bởi vậy, từ khi được giao đất đến khi hết hạn sử dụng đất, ông Vươn chỉ phải nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 58 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Vươn mới nộp 48 triệu đồng, số tiền hơn 10 triệu đồng còn lại, ông Vươn không chịu nộp. Mặc dù Chi cục Thuế Tiên Lãng và UBND xã Vinh Quang đã nhiều lần thông báo yêu cầu ông Vươn nộp nốt nhưng cho đến thời điểm bị cưỡng chế, ông Vươn vẫn không thực hiện.
PV Báo Công lý tìm hiểu hiện trường.
Từ thực tế việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và một số trường hợp được giao đất tương tự, UBND huyện Tiên Lãng buộc phải thu hồi đất đã giao cho ông Vươn và các chủ sử dụng khác để đảm bảo các mục tiêu: Thứ nhất là nhằm khai thác tốt tiềm năng của đất, cơ cấu lại diện tích đất sao cho phù hợp với khả năng đầu tư của chủ sử dụng đất. Thứ hai là nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Bà Mai Thị Thơm, SN 1968, trú tại xóm Kim, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, vợ ông Phạm Văn Lứa, người được ông Vươn cho thuê lại 6ha diện tích đầm khẳng định với phóng viên: “Nhà em cùng một vài anh em khác thuê 6ha đất đầm của anh Vươn để canh tác từ ngày 25-12-1999 đến năm 2007, giá tiền thuê là 5 triệu đồng/ha/năm. Chúng em đã thanh toán cho anh Vươn 120 triệu đồng, trong đó chuyển vào ngân hàng 89.985.100 đồng, còn 30 triệu đồng trước đó đã đặt cọc cho anh Vươn…”.
Theo đánh giá khách quan của chính quyền địa phương thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở khu vực này chưa được chặt chẽ. Diện tích đất bãi bồi giao cho ông Vươn và các hộ khác chưa được thống kê đầy đủ để đưa vào quỹ đất của địa phương. Hơn nữa, việc ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao đất để nuôi trồng thủy sản, nay hết thời hạn sử dụng cho phép thì ông Vươn phải tiến hành các thủ tục để UBND huyện chuyển sang hình thức cho thuê đất theo quy định tại Điều 80 Luật Đất đai năm 2003. Mục tiêu quan trọng thứ ba là nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng quỹ đất, bởi ở Tiên Lãng bình quân đất nông nghiệp chỉ hơn 1 sào/người. Trong khi đó, ông Vươn và một số người khác được sử dụng hàng chục ha.
Với 21 ha được giao từ năm 1997, sau đó thêm 19,3 ha đất tại đây, trong 14 năm ông Vươn chỉ phải nộp 58 triệu đồng, thì đã thấy ông Vươn được thụ hưởng quyền lợi thế nào từ đất. Đặc biệt, một sự thật khác mà chúng tôi không thể không đề cập đến là việc ông Vươn đã tìm mọi cách thu lợi từ đất được giao, trong đó có việc cho thuê lại. Minh chứng là hiện nay chúng tôi có trong tay hai bản hợp đồng ông Vươn đã ký cho hai đối tượng khác thuê lại diện tích 6ha đất nuôi trồng thủy sản mà ông Vươn được giao.
Đó là ngày 25-12-1999, ông Đoàn Văn Vươn với danh nghĩa Giám đốc Công ty liên doanh TNHH Dương Hải đã ký hợp cho một nhóm 6 người (do ông Nguyễn Trường Nham làm Tổ trưởng) thuê lại của ông Vươn 6ha đến tháng 10-2007; thời hạn cho thuê như vậy là 8 năm, và giá cho thuê là 5 triệu đồng/ha/năm. Sau khi hợp đồng trên kết thúc, không để lỡ cơ hội “kiếm lời”, ông Vươn lại ký tiếp một hợp đồng cho ông Phạm Văn Bìa thuê 6ha trên với giá 30 triệu đồng/năm, thời hạn cho thuê đến hết năm 2014. Vậy là, với hai hợp đồng “thâm canh” này, ông Vươn đã “đút túi” gần 500 triệu đồng. Rõ ràng số tiền ông Vươn phải làm nghĩa vụ với Nhà nước so với số tiền “lợi nhuận” mà ông thu được từ hai hợp đồng “béo bở” này quả không thấm vào đâu. Phải chăng, xuất phát từ hợp đồng cho bên đối tác thuê lại kiếm tiền bộn còn đang dang dở này nên ông Vươn kiên quyết phải bảo vệ khu đầm đến cùng?
Những dẫn chứng cụ thể mà chúng tôi nêu ra ở đây phần nào giúp cho bạn đọc hình dung ra sự thật đằng sau vụ cưỡng chế thu hồi đất và cũng lý giải nguyên nhân vì sao UBND huyện Tiên Lãng buộc phải cưỡng chế thu hồi dứt điểm diện tích đất đã giao cho ông Vươn.
Hy vọng qua bài viết này và số báo sau, bạn đọc có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về bản chất vụ việc trước những luồng thông tin nhiều chiều, trong đó không loại trừ có những thông tin còn chưa được kiểm chứng.
Thông tin mới nhất chúng tôi nhận được: Ngày 2-2, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp, Công an, Tư pháp, Ủy ban TWMTTQ Việt Nam, TANDTC, VKSNDTC, Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng về việc chuẩn bị cuộc họp vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng. Theo đó, dự kiến trong tuần tới (từ 6 đến 10-2), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở Trung ương và UBND Tp. Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng).
Để chuẩn bị tốt cuộc họp trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình và nội dung vụ việc để có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng. Đồng thời, Chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng hôm 15-1; Ủy ban TWMTTQ Việt Nam, TANDTC, VKSNDTC và Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị ý kiến tham dự cuộc họp.
Kỳ sau: Cán bộ có trách nhiệm ở địa phương nói gì?
Nhóm PVĐT
Vụ Tiên Lãng: Cần một cách nhìn công tâm, đúng bản chất
09:15:00 06/02/2012
Xung quanh vụ việc xảy ra ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, hiện có rất nhiều thông tin đa chiều, thậm chí trái chiều nhau khiến không ít người dân bức xúc, đặt ra nhiều câu hỏi. Tổng hợp của nhóm PV Báo CAND dưới đây sẽ cung cấp thêm một số tình tiết mới, chưa được biết đến, giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn bản chất của vụ việc.
>>Đối tượng trực tiếp bắn lực lượng cưỡng chế ra đầu thú
Cho tới thời điểm này, sau tròn 1 tháng diễn ra vụ cưỡng chế thu hồi 40,3ha đầm của ông Đoàn Văn Vươn, tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, 2 vấn đề lớn đặt ra đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Đó là, có hay không những vụ vi phạm pháp luật trong quy trình giao và thu hồi khu đất đầm của ông Vươn? Công dân Đoàn Văn Vươn đã chấp hành đến đâu quy định của pháp luật trong quá trình khai thác, sử dụng đất được giao? Để bạn đọc tiện theo dõi, trước khi đề cập tới những thông tin chúng tôi vừa cập nhật, xin được lược lại một số diễn biến chính của vụ việc.
Cuối năm 1993, căn cứ Luật Đất đai 1987 và được Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) cho phép trong Quyết định phê duyệt số 750TS/QĐ ngày 22/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng đã có chủ trương giao một số diện tích bãi bồi ven biển cho các hộ dân để nuôi trồng thủy sản.
Đây là chủ trương đúng với 2 mục đích, vừa xiết chặt công tác quản lý đất đai, vừa tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất, vượt nghèo. Các quyết định giao đất đều ghi rất rõ thời hạn sử dụng là 10-15 năm, sau đó các hộ sẽ phải giao trả lại nhà nước. Nếu ai còn nhu cầu sẽ được thuê lại theo đúng trình tự và quy định. Đến cuối 2011, đã có tổng số 219 hộ hết thời hạn đã chấp hành nghiêm việc giao lại đất cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Riêng ông Đoàn Văn Vươn đã hành xử hoàn toàn ngược lại. Được UBND huyện giao 21ha bãi bồi ở khu cống Rộc từ ngày 4/10/1993, với thời hạn 14 năm, liền sau đó, ông Vươn đã tự ý đắp bờ bao, lấn chiếm luôn thêm 19,3ha buộc chính quyền huyện phải xử phạt hành chính.
Căn nhà của Đoàn Văn Vươn - nơi các đối tượng ẩn náu chống lại lực lượng cưỡng chế.

Cho tới năm 1997, ông Vươn có đơn xin được… "giao đất bổ sung" (19,3ha nêu trên) với hứa hẹn… "sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ được giao" và đã được UBND huyện Tiên Lãng xem xét chấp thuận cũng với thời hạn 14 năm, tính từ 4/10/1993 như với 21ha được cấp trước đó (tại Quyết định số 220 QĐ/UB ngày 9/4/997).
Từ đó đến nay, ông Vươn không hề có khiếu kiện gì về quyết định này vì trên thực tế ông Vươn đã sử dụng diện tích 19,3ha ngay từ khi được giao đất trong Quyết định 447 ngày 4/10/1993. Điều đáng nói, năm 2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461 thu hồi 19,3ha đất giao đã hết hạn sử dụng của hộ ông Vươn theo đúng quy định song ông Vươn đã có những phản ứng quyết liệt, khăng khăng đòi UBND huyện phải ra quyết định "giao" đất tiếp cho mình.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Đan Đức Hiệp, trong suốt một thời gian dài, chính quyền cơ sở đã không dưới 10 lần đề nghị đương sự nếu có nhu cầu sử dụng tiếp khu đầm cần phải làm đơn xin thuê đất và sẽ được xem xét giải quyết. Song, ôngVươn không đồng ý và đã khởi kiện đến TAND huyện Tiên Lãng. Bị bác đơn kiện, ông Đoàn Văn Vươn kháng cáo tới tòa phúc thẩm rồi lại tự rút đơn chấp nhận phán quyết của tòa án cấp cơ sở.
Nhận định, đánh giá toàn bộ diễn biến sự việc, nhiều chuyên gia am hiểu về pháp luật đất đai, các cán bộ chuyên ngành có uy tín và trình độ nghiệp vụ không chỉ ở Hải Phòng, qua theo dõi sát và tìm hiểu kỹ đều đã có quan điểm nhất quán cho rằng, quy trình giao đất cũng như thu hồi đất khu đầm của công dân Đoàn Văn Vươn đều thực hiện đúng quy trình pháp luật. Có 3 căn cứ chính để các chuyên gia xác định điều này.
Thứ nhất, 40,3ha đất bãi bồi giao cho Đoàn Văn Vươn sử dụng nằm ngoài đê biển quốc gia, trước năm 1993 là đất chưa sử dụng và không thuộc quỹ đất nông nghiệp giao lâu dài cho nông dân. Do vậy, trường hợp của ông Vươn không nằm trong điều chỉnh của Luật Đất đai và Nghị định 64 năm 1993 của Chính phủ với quy định thời hạn sử dụng từ 20 năm trở lên. Quan điểm cho rằng, ông Vươnđáng phải được sử dụng khu đầm 20 năm là không có cơ sở pháp lý.
Thứ hai, Nghị định 181 (năm 2004) của Chính phủ quy định, hết 6 tháng, người sử dụng đất phải có đơn đề nghị và phải được cấp chính quyền xem xét đồng ý mới được thuê lại. Luật Đất đai 1993, tại Khoản 10, Điều 38 cũng nói rõ, đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn, khi hết hạn, UBND cấp huyện có trách nhiệm thu hồi chuyển sang hình thức khác. Với trường hợp của ông Vươn, không có đơn đề nghị, thậm chí chính quyền sở tại còn phải nhiều lần "thương thuyết", hướng dẫn đương sự làm đơn nhưng vẫn không chấp thuận là điều khó chấp nhận... Việc huyện phải ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất là trách nhiệm phải làm.
Thứ ba, cũng theo Luật Đất đai 1993 áp dụng vào thời điểm hiện tại, ông Đoàn Văn Vươn không còn là đối tượng được giao đất nữa mà phải thuê đất. Giữa "giao" và "thuê" đất là 2 khái niệm rất khác nhau cả về quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng. Khi đất đã được giao cho người sử dụng mà bị nhà nước thu hồi sử dụng mục đích khác, chủ sử dụng đương nhiên hưởng lợi rất lớn. Đây cũng là nguyên do sâu xa để ông Đoàn Văn Vươn một mực đưa ra yêu sách buộc chính quyền huyện Tiên Lãng phải "giao" tiếp lại đất cho mình.
Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đang được Thành ủy, UBND và các ngành chức năng Hải Phòng khẩn trương xem xét để sớm có kết luận chính thức. Chắc chắn sẽ có những bài học kinh nghiệm đắt được rút ra từ một số khâu, một số công đoạn trong tiến trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bản chất của vụ việc luôn rất cần được dư luận xã hội hiểu và đánh giá một cách đúng đắn và tội ác phải bị nghiêm trị theo đúng kỷ cương pháp luật.
Vào thời điểm bài báo này đã lên khuôn, nhóm PV chúng tôi được tin, theo chỉ đạo của Chính phủ, một số ngành chức năng đã vào cuộc để góp phần làm rõ bản chất sự việc. Tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp nghe và có ý kiến chỉ đạo cụ thể để giải quyết vụ việc này.

Cá nhân nào đúng, sai đều phải công khai, minh bạch, sai đến đâu thì xử lý đến đó
Tại cuộc họp báo chiều 4/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBND TP Hải Phòng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc giao đất, tổ chức sử dụng đất, thu hồi và cưỡng chế đất. Mới đây, Văn phòng Chính phủ tiếp tục truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, giao các bộ, ngành liên quan nắm chắc thông tin để tuần tới Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp nghe các ý kiến, báo cáo. Tinh thần chung là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi việc phải xử lý theo pháp luật, cá nhân nào đúng, sai đều phải công khai, minh bạch, sai đến đâu thì xử lý đến đó.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, sau khi sự việc xảy ra, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo sơ bộ nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa chi tiết, cụ thể, nên Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng tiếp tục báo cáo làm rõ. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp, thống nhất quan điểm, làm rõ ba nội dung: giao đất, thu hồi đất đúng ở điểm nào, sai điểm nào, trách nhiệm thuộc cơ quan, cá nhân nào; việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, nếu không đúng thì sai ở đâu, tổ chức nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm; ai có chủ trương phá hủy tài sản của công dân như ao cá, nhà..., có hay không có chủ trương này, của cấp nào?
Các bộ, ngành cũng phải có ý kiến rõ ràng về vấn đề này.  Bộ trưởng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp của báo chí, phê phán sự vào cuộc chậm trễ của các bộ, ngành, cũng như thiếu chính kiến, quan điểm từ góc độ cơ quan quản lý chuyên ngành. Bộ trưởng cho biết trong cuộc họp do Thủ tướng chủ trì tới đây sẽ xem xét cả trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan liên quan đã kịp thời chưa, có bảo đảm công khai, minh bạch không?
Cũng liên quan đến vấn đề đất đai, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc năm 2013, thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân sẽ hết hiệu lực, đến khi nào việc này được Chính phủ thảo luận và phương hướng thế nào, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định, đây là nội dung Chính phủ rất quan tâm và sẽ bàn trước khi đến hạn. Đất đai là tài nguyên hữu hạn, phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất phục vụ cho sự phát triển của đất nước, đảm bảo nhu cầu của nhân dân, nhưng đồng thời nhân dân cũng phải có đất để sản xuất.
Theo Bộ trưởng, đây là một việc lớn, cần phải bàn kỹ, trong khi chưa có giải pháp rõ ràng thì tốt nhất nên kéo dài đến khi nào Luật Đất đai được sửa, mọi quy định đã rõ ràng thì mới thực hiện thu hồi. (PV)
Lời khai ban đầu của kẻ trực tiếp nổ súng vào Cảnh sát
09:35:00 09/01/2012
Bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận, do bức xúc trước việc UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cưỡng chế thu hồi khu đầm cả gia đình Quý đã phải đầu tư nhiều năm nên Quý cùng anh trai Đoàn Văn Vươn và những người thân trong gia đình bàn bạc, lên kế hoạch chắn đường vào khu đầm, chuẩn bị mìn tự tạo, bình gas, xăng, rơm để chống đối lực lượng cưỡng chế. Riêng Quý và Vươn còn chuẩn bị sẵn súng và đạn hoa cải…
>>Đối tượng trực tiếp bắn lực lượng cưỡng chế ra đầu thú
Như tin đã đưa, hồi 18h30' ngày 7/1, được thuyết phục, vận động của các trinh sát Đội 9, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an TP Hải Phòng, Đoàn Văn Quý, 46 tuổi, trú tại thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đối tượng trực tiếp nổ súng khiến 4 cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Tiên Lãng và 2 cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện bị trọng thương đã phải ra đầu thú.
Được biết, Quý là em trai của Đoàn Văn Vươn, 49 tuổi, người thuê khu đầm nuôi trồng thủy sản tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Tại cơ quan Công an, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận, do bức xúc trước việc UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi khu đầm cả gia đình Quý đã phải đầu tư từ nhiều năm nên y cùng anh trai là Đoàn Văn Vươn và Nguyễn Thị Thương, 42 tuổi, vợ Vươn; Phạm Thị Báu (tức Hiền), 30 tuổi, vợ Quý; Đoàn Văn Thoại, 42 tuổi (em ruột của Vươn, Quý); Đoàn Văn Sịnh, 55 tuổi, trú tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng và Phạm Thái (em ruột của Báu), 43 tuổi, trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bàn bạc và lên kế hoạch chống đối lực lượng cưỡng chế.
Các thành viên trong gia đình Vươn đã dựng hai hàng rào tre chắn ngang đường vào khu đầm, chuẩn bị sẵn mìn tự tạo, bình gas, xăng, rơm… Riêng Quý và Vươn mỗi đối tượng còn chuẩn bị sẵn súng và đạn hoa cải nhằm sát thương lực lượng thi hành cưỡng chế.
Đến 7h30' ngày 5/1, Đoàn Văn Quý cùng Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái đang ngồi trong nhà tại đầm nuôi thủy sản nói trên thì tổ công tác của huyện đến để thi hành lệnh cưỡng chế gia đình di dời khỏi khu vực. Thấy vậy, Quý liền kích hoạt khối thuốc nổ đặt ở bờ rào cách nhà 10m (đã được đặt cách đó 5 ngày). Khi lực lượng cưỡng chế tiếp tục phá rào tiếp cận ngôi nhà, y đã bất ngờ dùng súng hoa cải bắn liên tiếp về phía tổ công tác, khiến Thượng tá Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện cùng 5 cán bộ, chiến sỹ Công an, Quân đội khác trúng đạn. Sau khi nổ súng, 3 anh em Quý trèo lên 3 chiếc thuyền nan được chuẩn bị từ trước chạy qua khu vực rừng phòng hộ, bỏ trốn theo các hướng khác nhau.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.

Lực lượng chức năng ngay sau đó đã tạm giữ Nguyễn Thị Thương, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vươn, Phạm Thị Báu và Đoàn Văn Vệ (cháu Vươn). Ngày 6/1, cơ quan CSĐT, Công an TP Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và ra lệnh tạm giữ hình sự ba nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Vệ và Đoàn Xuân Quỳnh (con Vươn). 
Được biết, trước đó, Đoàn Văn Vươn đã được mời lên Công an xã để nghe thông báo về việc cưỡng chế đầm. Không chấp nhận, Vươn bỏ về và đi nơi khác chỉ đạo những người thân chống đối. Nguyên nhân xảy ra sự việc trên là do Vươn và chính quyền địa phương đã xảy ra mâu thuẫn về thời hạn giao đất từ lâu. Chính quyền đã nhiều lần yêu cầu trả đất nhưng Vươn không chấp hành. UBND huyện và gia đình đã có 8 lần hòa giải song bất thành.
Theo Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng, địa phương cưỡng chế hoàn toàn đúng luật nhưng khi đi làm, các lực lượng chức năng ở huyện không nắm chắc tình hình nên đã để xảy ra vụ việc đáng tiếc trên. Trước đó, những người dân này không phải là tội phạm. Trong khi tiến hành cưỡng chế đáng lẽ phải giải thích để dân hiểu thực hiện, giải thích để họ bàn giao.
Diện tích khu đất cưỡng chế của gia đình ông Vươn đã được gia đình tiến hành khai thác 16 năm nhưng không nộp thuế. Đây là khu đất tâm điểm sân bay quốc tế Tiên Lãng được dự kiến xây dựng mang tầm quốc tế ở khu vực phía Bắc thay cho sân bay Nội Bài. Khu đất này tòa án cũng đã phán quyết nhiều lần. Trong khi đó, phía gia đình cũng khiếu kiện nhiều lần nhưng chỉ tập trung vào việc hòa giải giữa giao đất và thuê đất.
Theo đó, việc giao đất đồng nghĩa với việc giá đất ở sẽ cao, còn nếu đất thuê thì sau này lực lượng chức năng sẽ chỉ phải trả và hỗ trợ những mặt về kiến trúc hạ tầng trên khu đất đó cho gia đình. Đây là 2 vấn đề khác nhau.
Về nguồn gốc của khẩu súng, trước đó Quý có đưa tiền và nhờ Đoàn Văn Vệ, 38 tuổi, trú tại khu 3, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, cháu ruột  mua song chưa mua được nên y đã mua sẵn với giá 15 triệu đồng. Sau đó, Quý lại tiếp tục đưa mẫu vỏ đạn cho Vệ đi mua. Khi sự việc xảy ra, Vệ đứng lẫn trong đám đông.
Qua kiểm tra, lực lượng CSCĐ làm nhiệm vụ tại hiện trường đã phát hiện mẫu vỏ đạn trong túi của Vệ.
Hiện, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái vẫn đang bỏ trốn. cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng kêu gọi 2 đối tượng này ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật
Đăng Hùng
Đoàn Văn Vươn với hàng loạt sai phạm trong quá trình sử dụng đất
09:04:00 07/02/2012
Trong số báo trước chúng tôi đã nói rõ bản chất của việc giao đất, thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho ông Đoàn VănVươn. Vấn đề trên cùng với việc tổ chức cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đang được các cơ quan chức năng kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm có kết luận chính thức.
>>Vụ Tiên Lãng: Cần một cách nhìn công tâm, đúng bản chất
Tuy nhiên, hành vi giết người trong vụ chống người thi hành công vụ của Đoàn Văn Vươn và đồng bọn cần phải sớm được nghiêm trị. Để dư luận có cái nhìn khách quan vụ việc, chúng tôi xin thông tin tới bạn đọc những sai phạm của ông Vươn trong việc được giao sử dụng đất đai ở địa phương.
Có thể nói rằng, thông tin được nhóm PV Báo CAND thu thập dưới đây là khá mới, chưa được dư luận biết đến. Việc đầu tiên là "chiến tích" của ông Vươn trong lấn chiếm đất công (19,3ha) với chiêu thức… "khai hoang, phục hóa". Rất tiếc lúc đó, lãnh đạo UBND huyện thời kỳ này đã không xử lý nghiêm và dứt điểm hành vi lấn chiếm đất của ông Vươn để dẫn tới "cái sẩy nảy cái ung" như hiện nay. Tiếp nữa là hành vi phá rừng phòng hộ. Năm 2002, trước 27ha rừng phòng hộ chắn sóng bị ông Vươn đốn hạ, UBND huyện đã phải xử phạt ông Vươn 10 triệu đồng và 5 triệu đồng chi phí trồng trả lại rừng.
Căn nhà của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Về thực hiện nghĩa vụ tài chính, trong suốt 14 năm được giao sử dụng 40,3ha đầm, Đoàn Văn Vươn chỉ mới làm nghĩa vụ tài chính hơn 48 triệu đồng, còn lại chây ì không nộp. Riêng từ năm 2007 đến thời điểm bị cưỡng chế, ông Vươn không nộp một đồng nào trong khi mỗi hecta đất mặt nước tại xã Vinh Quang được thuê với mức thấp nhất là 2,5 triệu đồng/năm. Có nghĩa là khu đầm của ông Vươn phải nộp ít nhất 100 triệu đồng/năm.
Qua tìm hiểu, nhóm PV chúng tôi được biết, trước đây, toàn bộ phía ngoài cống Rộc là lau sậy. Để có được cơ sở hạ tầng như hôm nay, TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các dự án cải tạo, trong đó có đường công vụ từ cống Rộc chạy ra biển. Như thế, Đoàn Văn Vươn chỉ phải đầu tư rất nhỏ nhưng lại được hưởng lợi rất lớn từ các dự án trên. Khu đầm 40,3ha của ông Vươn được cả tuyến đê biển quốc gia và đường công vụ bảo vệ, song chủ của nó lại hầu như không có đóng góp gì cho địa phương.
Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất vẫn là việc ông Đoàn Văn Vươn khi được Nhà nước giao sử dụng đất lại đem chính đất đó cho người khác thuê để thu lợi. Ông Phạm Văn Bìa, trú tại thôn Chùa Dưới, xã Vinh Quang cho hay, từ năm 2008 đã phải thuê lại của ôngVươn 5,6 ha đầm với giá 5 triệu đồng ha/năm, thời hạn 7 năm.
Không chỉ ông Bìa, qua sơ bộ thống kê, còn có tới 6 người khác là các ông: Nguyễn Trường Nham, Đồng Văn Anh, Phạm Văn Lứa, Bùi Văn Vụng, Bùi Hữu Trí cư trú tại địa phương muốn có diện tích để nuôi trồng thủy sản đã được ông Vươn "hợp đồng" cho thuê luôn khu đất Nhà nước giao cho mình. Những người am hiểu quy định của pháp luật về đất đai cho rằng, chỉ riêng hành vi vi phạm này cũng đã đủ để cơ quan quản lý chức năng của huyện xử lý thu hồi khu đất ông Vươn đang được giao khai thác sử dụng.
Thêm một chi tiết, xin nói thêm với bạn đọc, Tết Nguyên đán Nhâm Thìn mới rồi trong khi vợ ông Vươn và vợ Đoàn Văn Quý dựng căn lều tạm tại khu đầm cá bị cưỡng chế, thu hồi, các đồng nghiệp của chúng tôi tại Báo Hải Phòng đã kịp ghi lại bức ảnh căn hộ 2 tầng khang trang nằm trên diện tích 1.157m2 của vợ chồng ông Vươn tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng. Cũng tại đây, hộ ôngVươn còn được UBND xã này giao 2.940mđất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài.
Một trong số những "hợp đồng"  do chính tay ông Đoàn VănVươn lập cho người khác thuê đất được giao.

Vài thông tin phác họa để bạn đọc tự đánh giá, ông Đoàn Văn Vươn có phải là… "người hùng khai hoang, lấn biển" như một số người đã đồn thổi. Việc này sẽ sớm được sáng tỏ. Tuy nhiên, hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Đoàn Văn Vươn và đồng bọn trong vụ chống người thi hành công vụ sẽ sớm bị nghiêm trị

14 nhận xét:

tội danh của vươn đã được thiết lập từ trước từ những ngay khai hoang phá rừng phòng hộ theo kiểu khai hoang phục hóa.mà cũng tại chính quyền không can thiệp ngay để cái ung ngày một lớn.đến ngày đóng tiền thì không đóng chày cối,chính quyền phát hiện ra thì lại chống chế như kẻ côn đồ không hơn không kém

Vụ án của Đoàn Văn Vươn không chỉ có sự vi phạm từ phía Vươn mà còn có lỗi của chính quyền huyện Tiên Lãng, nơi Vươn sinh sống. Những sai phạm trong việc quản lý đất đai, cũng như những tham vọng của con người đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của vụ án. Có liên quan đến cả tính mạng con người và một loạt những sai trái của cả dân và chính quyền. Những vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm khắc.

Lòng tham chính là nguyên nhân của hầu hết tội lỗi của con người. Ông vươn chỉ vì tham cái mảnh đất kiếm ra tiền đó mới liều lĩnh hành động, chuẩn bị vũ khí, sát thương người khác. Để rồi bây giờ, chính ông ấy phải gánh lấy hậu quả đó, nhà mất, người thân bơ vơ, bản thân cùng anh em phải vào tù. Tôi nghĩ không nên bàn lại câu chuyện của ông Vươn nữa, đừng khơi vào nỗi đau của ông Vươn thêm nữa nên để cho gia đình ông Vươn được yên ổn sống những cuộc sống sau này

biết là vụ này ông Vươn có những hành vi vi pháp luật nhưng các ông cán bộ ở Tiên Lãng cũng sai phạm không kém, hình phạt mà tòa dành cho ông Vươn thì tôi không có ý kiến gì nhưng hình phạt giành cho mấy vị cán bộ ở Tiên Lãng thật sự là nhẹ.

tôi không nghĩ là hình phạt đó nhẹ đối với tội danh mà các vị cán bộ nhận được, tôi nghĩ tòa án đã rất công minh, xử đúng người đúng tội, với những sai phạm, thiếu trách nhiệm trong công việc của các vị ấy chiếu theo bộ luật hình sự thì đúng là những hình phạt đó đã phù hợp rồi. Nhưng tôi nghĩ là nên phạt nặng hơn để các vị cán bộ hiện nay lấy đó làm bài học, không làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu công minh nữa

Vậy là hơn một năm mới giải quyết được vụ việc, quả là liên quan tới đất đai thì đúng là đau đầu thật đấy. Tòa đã tuyên án, hành động sai trái coi thường pháp luật cũng đã bị xử lỹ theo đúng luật mà nhà nước đã ban hành. Những cán bộ biết luật mà cố tình làm sai trái thì càng phải nghiêm trị. Đất nước sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu nhận thức của người dân được nâng cao và mọi người luôn tuân thủ theo đúng luật pháp ban hành.

Vụ việc này cũng là một bài học và lời nhắc nhở cho những cán bộ lãnh đạo hãy làm việc đúng chức trách và phận sự của mình, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức; phát hiện và giải quyết triệt để các vụ việc ngay từ những thời điểm ban đâu tránh để tình trạng vi phạm pháp luật trong một thời gian dài như ông Vườn xảy ra một lần thứ 2 để rồi mọi việc đều khó giải quyết.

Vụ Đoàn Văn Vươn không có chr những sai phạm của ông Vươn, mà còn có cả sai lầm của chính quyền sở tại, với cách làm việc không khoa học, mang tính chủ quan. Đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc không nên có. Nguyên nhân sâu xa của vị việc trên là xuất phát từ lòng tham của con người, muốn giành đất đai. Vụ án đã được xét xử công minh, ai vi phạm đều bị trừng phạt thích đáng. Nhưng đó cũng là một hồi chuông cảnh báo với cách làm việc và giải quyết vấn đề của các chính quyền cấp cơ sở

Vụ án Đoàn Văn Vươn đã được xét xử triệt để, ai sai đều đã bị xử phạt. không kể là dân hay quan, nhưng còn đó những bài học xương máu cho chính quyền sở tại. cách làm việc không khoa học, mang tính chủ quan đã gây nên những hậu quả không nên có. là cơ hội cho những kẻ phản động xuyên tạc, nói xấu chế độ mình. Chúng ta phải hạn chế những sai lầm tương tự

Vụ việc về đất đai của Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng đã để lại hậu quả rất lớn. Vu việc xuất phát từ việc xử lý trái pháp luật của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng dân tới hành vi chống lai quyết định thu hồi đất đai của ông vươn mang hành vi giết người và chống người thi hành công vụ. Do vậy chúng ta cần làm tốt công tác quản lý đất đai và phải thực hiện theo các quy định củ pháp luật

tôi nghĩ vụ việc đã kết thúc và kết quả đó là hợp lý, Nó cũng là bài học để cho mọi người rút kinh nghiệm, còn một đối với việc có một số kẻ vẫn luôn cố gắng dùng vụ án này để mà đặt điều viết láo thì cứ để chúng viết đi, viết chán không thấy ai hưởng ứng chúng cũng phải dừng lại thôi.

Sự tham lam đã giết chết phần người trong ông ta đất hết thời hạn không chịu giao trả khi có quyết định cưỡng chế thì ông ta lập kế hoạch cùng đồng bọn thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ và đặc biệt hơn là hành vi giết người rất may là không ai thiệt mạng không thì có lẽ ông ta đã không còn cơ hội hối cải không còn cơ hội làm lại cuộc đời nữa rồi.Đây là bài học cho những kẻ tham lam nếu không từ bỏ nó sẽ là ngọn nguồn của tội lỗi.

Lòng tham vẫn là lòng tham là cội nguồn của tội ác vì tham đất ông ta giết có hành vi giết người không thành ,vì tham tiền đô mà một số kẻ bán đi lương tâm bán đi chính mình và bán cả quê hương đất nước cho kẻ xấu chấp nhận làm tay sai làm công cụ cho chúng để ăn sung mặc sướng không phải lao động mệt nhọc nhưng xem ra chúng không bằng loài cầm thú.

Clip tếu giải trí :
https://www.youtube.com/watch?v=4CyX7OiG6zc

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ