21 thg 5, 2013

Scandal thực phẩm mới nhất của Trung Quốc – Gạo Cadmium



Trung Quốc chẳng còn xa lạ gì với mấy vụ scandal về thực phẩm cho không chỉ với những thực phẩm xuất khẩu mà ngay chính thực phẩm phục vụ cho chính người dân nước này. Quả là đồng tiền đã làm mờ mắt lương tri của những tên khựa chính hiệu.
Mới đây, vụ scandal gạo cadmium mới nhất đã khiến dân chúng Trung Quốc thực sự hoảng loạn.
“Gạo cadmium” như tên gọi của nó là gạo tẩm cadmium vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đã trở thành mối lo ngại về thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc hiện nay, làm dấy lên làn sóng phản đối về việc sử dụng những hóa chất độc hại trong thực phẩm của quốc gia với những vụ bê bối từ lâu này.


 Cadmium (Cd) là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người chỉ sau chì và thủy ngân
Cadmium,  được biết đến như một chất gây ung thư , tích tụ trong cơ thể và gây tổn thương thận và phổi và có thể gây ra bệnh về xương. Tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi cao do hóa chất nàygây ra cao hơn hẳn nếu sau quá trình tiếp xúc thường xuyên.


Tuần trước thì các nhà chức trách ở tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 44% gạo và các loại sản phẩm từ gạo có chứa hàm lượng quá cao các kim loại độc hại được tìm thấy trong quặng kẽm. Những hóa chất được tìm thấy có trong đất như một chất gây ô nhiễm do khai thác mỏ kẽm gây ra.
Gạo bị ô nhiễm từ lâu đã là một vấn đề ở Trung Quốc, với một dự án nghiên cứu Đại học Nam Kinh nông nghiệp trong năm 2011 phát hiện ra rằng khoảng 10 phần trăm gạo Trung Quốc bán trên toàn quốc có quá nhiều cadmium.
 Nhưng điều đáng nói ở đây không chỉ dừng lại ở đó mà làsự vô trách nhiệm của giới quan chức Trung Quốc. Các nhà chức trách tại Trung Quốc sau sự phanh phui đó thì chỉ giữ thái độ bình thản và im thin thít. Cuối cùng họ tuyên bố đó là "không thuận tiện để tiết lộ" những thương hiệu gạo có hàm lượng Calmium cao. Và như thế đồng nghĩa với việc họ quay lung lại với người tiêu dùng, để lại người tiêu dùng không thể tự bảo vệ mình.


Hàng loạt những cơn bão chỉ trích trên các phương tiện truyền  thông.
 Buồn cười ở chỗ đó là các chuyên gia nước này khuyên mọi người không nên tiêu thụ thực phẩm và thức uống từ một khu vực cụ thể trong thời gian dài, thay vào đó họ nên đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro. Quả là một cách để đảm bảo rằng tất cả đồng bào khựa sẽ được chia sẻ hàm lượng calmium trong máu như nhau!

20 thg 5, 2013

Tự do của một xã hội vũ trang


Từ giữa những năm 1970, trung bình mỗi gia đình tại Mỹ sở hữu một khẩu súng. Những người ủng hộ về quyền sử dụng súng đã dựa vào đấy như một tín hiệu đáng hoan nghênh, đồng thời che lấp đi nhưng mặt trái của vấn đề này.
Tại Mỹ, mỗi năm hơn 300.000 người bị giết bởi súng đạn mỗi năm, nhiều hơn số người Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Iraq. Sở hữu súng đạn tại Mỹ luôn đi cùng với tội ác, với thảm sát hàng loạt, với chết chóc, với sợ hãi.

Dường như chả có gì là bất thường khi vài ngày báo chí lại đưa tin về những vụ nổ súng giết người hàng loạt tại Mỹ. Những vụ nổ súng tại các trường học vừa lắng xuống không lâu, vừa qua trong ngày 15/05 hàng loạt vụ nổ súng xảy ra chỉ trong vài tiếng như một điển hình khách quan về mối quan hệ giữa người-súng tại Mỹ trong một ngày bình thường.
Vào lúc 00h40  ngày 15/05 một đối tượng nã súng vào một ô tô đang đi trên đường.
01h30  ngày 15/05  một người đàn ông 30 tuổi bị bắn khi đang đi trên đường.
02h10 ngày 15/05 một phụ nữ 27 tuổi bị bắn khi đang đứng bên ngoài cửa hàng bán rượu. Vài tiếng sau đó, nạn nhân là một thanh niên 18 tuổi với vết bắn vào hai bên sườn.
Trước đó, ngày 14/05 tình hình cũng không mấy khả quan hơn. Hai người nữa đã bị bắn ngay khoảng 16 giờ (14/5) ở đại lộ South Burnham
20h10 một kẻ nố súng tấn công tại môt con hẻm nhỏ khu phố Logan Square.
22 giờ 20 phút ngày 14/5, một thanh niên 21 tuổi đã được tìm thấy xác do bị bắn bên trong một chiếc xe.

Và chính phủ Mỹ hành xử thế nào trước tình hình này? Thẳng tay  ban hành các đạo luật về kiểm soát sử dụng súng đạn hay không thể chối từ lợi nhuận khổng lồ từ súng đạn mang lại?
Sau mỗi vụ nổ súng thảm sát, dư luận Mỹ theo quy luật lại dấy lên những hồi chuông cảnh tỉnh, những lời kêu gọi, những cuộc biểu tình về kiểm soát sử dụng súng. Và cũng theo quy luật, chúng lại dần rơi vào quên lãng.
Theo báo cáo của cục Điều tra liên bang Mỹ, cho đến hết tháng 12/2012 thì các loại súng được bán ra đạt con số 2.8 triệu khẩu, so với tháng 11 thì tăng 39% với 2 triệu khẩu và so với tháng 11/2011 thì tăng 49%. Một xã hội văn minh nên việc tặng nhau súng như một món quà quý giá trong ngày Noel và đầu năm mới như một điều hiển nhiên.
Xã hội văn minh ấy vẫn không thể đưa ra được đạo luật về súng đạn do một lẽ dĩ nhiên to lớn. Đó là lợi nhuận. Lợi nhuận từ súng đạn hàng năm tại Mỹ đạt 4 tỷ USD. Thế nên tất cả mọi lí lẽ về sự an toàn của con người, về cách cư xử ôn hòa, về một xã hội không vũ trang chỉ là vô ích, mọi biện pháp hạn chế súng đạn là vi phạm quyền tự do cá nhân của công dân tại Mỹ.
                                             
Wayne LaPierre, chủ tịch NRA bày tỏ trong một tuyên bố gần đây trên trang web đại diện “có nhiều súng sẽ an toàn hơn” vì “điều duy nhất ngăn chặn một kẻ xấu cầm súng là một người tốt cầm súng.” Đây không chỉ là đề nghị khơi gợi mà là lời nói đại họa. Một người ủng hộ việc sử dụng súng bày tỏ quan điềm “một xã hội có vũ trang là một xã hội lịch sự”. Ông ta bày tỏ : Nếu chúng ta cho phép ngày càng nhiều người được trang bị vũ khí, bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào, điều này sẽ là một biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ đến mối đe dọa tiềm tàng từ tội phạm. Hoặc nếu công dân được trang bị vũ trang - ví dụ như hiệu trưởng và giáo viên trong lớp học, họ có thể ngăn chặn vụ nổ súng ngay khi nó chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, hoặc ít nhất là lúc đầu, và như vậy xã hội sẽ rất ít đau khổ và đổ máu. Sự thiểu năng trong suy nghĩ! Lối ích kỉ của những kẻ ham tiền!
Dự luật về súng đạn cũng đã được đưa ra nhưng lợi ích kinh tế vẫn là trên hết. Sự chống đối không nhỏ của các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc Hội Mỹ chính là minh chứng dễ thấy nhất. NRA(Hiệp hội súng đạn) luôn là bức tường lớn nhất của những người ủng hộ cấm việc sử dụng súng. Thành viên của NRA lên đến 4,5 triệu người. Sự nhanh nhạy trong vấn đề chính trị của chủ tịch tổ chức khiến cho  NRA chắc chân. Các cuộc vận động hành lang, sự tác động mạnh mẽ ở Quốc hội, cụ thể hơn là quyên góp gần 1 triệu USD cho ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đã cho thấy tầm ảnh hưởng, vị trí chính trị của tổ chức này.
Tất cả các bang ngoại trừ bang Illinois có đạo luật cho phép mang giấu vũ khí – Và chỉ vài tuần sau đó, toàn án liên bang đã bác bỏ lệnh cấm súng của bang Illinois . Và bây giờ, các bang đang xếp hàng dài để cho phép súng vào các trường đại học.
Quyền sở hữu súng cá nhân và bạo lực súng từ lâu đã trở thành những tính từ dành cho xã hội Hoa Kì. Với những đạo luật, sự phát triển của nền lập pháp và đặc biệt là sự phát triển của những nền công nghiệp kéo theo từ súng, NRA đang phấn đấu cho một ngày khi mang vũ khí khi đi uống café, khi đi vào cửa hàng tạp hóa và khi đi học là một điều rất đỗi bình thường.
Thị trường súng tại Mỹ nhộn nhịp và đầy tiềm năng. Khi càng nhiều vụ nổ súng thảm sát, thị trường này càng béo bở và hái ra tiền cho chính quyền Mỹ!!
Sẽ chẳng quá lời khi gọi Mỹ là một xã hội tự do lỗi thời!!

17 thg 5, 2013

Lại diễn trò chọc ngoái, gieo giắc thông tin độc


Mõ Làng 

Chẳng chờ đến sau hội nghị TW7, những chiêu trò bôi nhọ giới chóp bu chính thể VN đã được triển khai từ nhiều năm nay. Hầu như tất cả những ủy viên BCT và một số Bộ trưởng các bộ chủ chốt đều được đưa lên mạng với trò mạ lị thậm tệ, chọc ngoáy thâm thúy. Chẳng những trò bẩn này xuất hiện trên một số trang mà người ta ngờ là từ ngoài nước như Dân Làm Báo, Vua Làm Báo, Cầu Nhật Tân, Tư Sang Nguy Hiểm… mà còn xuất hiện cả trên một số trang trong nước như Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh… 

Còn nhớ khi Dân làm báo mới xuất hiện, mũi nhọn tấn công lúc đó là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đủ trò “thách đấu” về những thất bại, đổ bể của Vinashin, Vinalines, các ngân hàng. Đặc biệt những bình luận comment chỉ có một giọng điệu mạ lị từ ông Hồ Chí Minh đến hết thảy BCT, Chính phủ với đủ thứ ngôn từ chợ búa, hạ đẳng, bẩn thỉu đến người đọc cũng phải đỏ mặt. Nhận diện địa chỉ những cái comment kia ở đâu thì không khó. Bởi vì chỉ rặt một loại chữ Việt không dấu, thứ chỉ có ở những máy tính nước ngoài không cài phông tiếng Việt. 

Sau một thời gian tấn công, hạ bệ vẫn không lay chuyển được gì, ông Dũng vẫn bình yên vô sự và xem ra còn mạnh thế hơn, người ta lại dựng lên một trang mới “Tư Sang Nguy Hiểm”. Mới ngày nào đó trên các trang mạng nói trên, ông Tư Sang vẫn còn được tung hô trong cuộc chiến “Ba – Tư” với danh hiệu người “bắt sâu”, chính khách trong sạch, gần dân. Bỗng dưng, ngoặt một cái trở thành kẻ tội đồ có tài sản kếch xù, có con trai đàng điếm, có bà vợ phù thủy. Cùng với đó là những tung hô cho vị Thủ Tướng “chỉ biết cắn răng chịu lời thị phi, đứng mũi chịu sào, làm việc hùng hục như cái tuổi trâu của mình”. 

Sau hội nghị TW7, quan trọng hơn là sắp đến kì họp Quốc Hội, trong đó có mục bỏ phiếu tính nhiệm các chức danh do Quốc Hội bầu, mặt trận bôi nhọ, hạ bệ càng được mở rộng. Trước hết là ông lớn Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, rồi Bình ruồi, Giàng Seo Phử, Phạm Vũ Luận… hàng ngũ đầu lĩnh địa phương có Nguyễn Hoàng Quân và Phạm Quang Nghị… 

Vẫn cái lối viết chọc ngoáy thâm thúy như hồi nào, chỉ nêu hiện tượng chung chung, đặt ra một số câu hỏi vu vơ, hàm ý có chuyện xấu xa mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào để kích động dân chúng, những trang nói trên đã làm náo loạn thông tin trên mạng. Có rất nhiều nội dung trong các bài viết dạng đó là rất vô lí, người đọc ít hiểu biết nhất cũng nhận ra là vu cáo, nhưng người ta vẫn viết, vẫn tung lên mạng với chủ đích “cứ bôi nhiều rồi sẽ bẩn”, cứ nói nhiều rồi sẽ tin, cứ ném cát vào búi tre thể nào cũng trúng vài cây. Chẳng hạn như, bài viết mới đây trên trang “Cầu Nhật Tân” về ông Phạm Quang Nghị. Lại vẫn mấy câu hỏi có hàm ý như: Bày ra cái trò luân chuyển cán bộ để làm gì?, có phải để phải chạy? Nếu dân chúng không biết – mà dân chúng không biết thật vì đâu phải việc của họ- là có thể đồng tình với chúng. Dân chúng đâu biết rằng luân chuyển là quy định bắt buộc cứ 5 năm phải xem xét một lần. Luân chuyển là để chống trì trệ của cán bộ. Luân chuyển để chống kết bè kéo cánh cục bộ. Luân chuyển để bồi dưỡng cán bộ nguồn làm cho họ thạo nhiều việc của nhiều vị trí hơn…Chủ trương luân chuyển là từ BCT chứ đâu phải của ông Nghị. Vậy nhưng, họ vẫn nói rằng ông ấy là tác giả. 

Lại còn nói, “Về xây dựng và quản lí đô thị, HN ngày càng lem nhem, teo tóp. Các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp. Nhà cửa không phép mọc lên công khai…Tình hình giao thông thì ngày càng trầm trọng, bế tắc”. Vậy đấy, nói gì trừu tượng, úp mở thì còn lừa bịp được người khác. Đằng này nhằm vào những cái công khai sờ sờ ra mặt thì chính mình vã vào mồm mình. Ai nói “Hà Nội ngày càng lem nhem, teo tóp” khi mà trước mắt là nhiều không gian đô thị hiện đại mà dân Thủ Đô vẫn thường đưa người nhà ở quê ra đi thăm quan. Ai nói các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp, khi mà hàng ngày dân Thủ Đô vẫn bách bộ quanh những hồ công viên xưa đã được kè bờ, nạo vét, thay nước sạch. Khi mà hàng chục công viên mới đã được làm thêm, có cái tầm cỡ quốc gia. Tin làm sao được “tình hình giao thông ngày càng trầm trọng, bế tắc” khi mà chỉ cách đây vài ba năm chuyện tắc đường như cơm bữa, còn bây giờ là hàng loạt cầu vượt, đường trên cao, phố ngang, phố dọc… Chuyện tắc đường không còn là chuyện hàng ngày trên báo nữa. Đúng là một lũ ngu khi tập tọng viết lách. 

Còn nữa, nhiều lắm những chi tiết hàm hồ, ngoa ngoắt dạng như: “Hà Nội ngốn gần một nửa kinh phí xây dựng cơ bản của cả nước; Những cây cầu mới xây hàng nghìn tỉ nay lại phải đập đi; HN dẫn đầu cả nước về bẩn thỉu, úng lụt đô thị; Hơn hai triệu nông dân cả Hà Tây cũ mất hết ruộng đất, không nghề, không nghiệp”… Nói năng nhăng cuội như một thằng tâm thần. Song cuối cùng thì cái đuôi chuột cùng lò ra “Vậy mà, Hội nghị Trung ương 7 lại có ý kiến cơ cấu đồng chí làm nhà lãnh đạo kế cận của Đảng”. Câu nói đó là của một kẻ bất mãn, kèn cựa, hay là của một kẻ bị thất sủng nào đó ở ngành giao thông HN. Của ai thì cũng vậy thôi, loại người này nên ném vào sọt rác. Nếu cầm quyền họ sẽ chẳng làm gì nên cơm cháo cho dân đâu. 

Không biết sau loạt những vị trong Bộ chính trị là sẽ đến ai đây. Nhưng dù gì thì gì những vỡ tuồng nhạt như vậy thì “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thôi. Mục đích của họ là chia rẻ nội bộ Đảng, đầu độc thông tin. Chẳng lừa được ai. 
  

Bịa đặt có làm nên dân chủ?

LâmTrực@

Tôi không cho rằng đấu tranh cho dân chủ kiểu thánh Đào, thánh Linh, thánh Lập, hoặc kiểu bầy đàn một ổ như CNT hay TSNH là phương cách hay cần áp dụng. 


Tôi cực ghét những blog nào hô hào dân chủ, đấu tranh vì tự do nhưng lại chỉ biết mỗi quy chụp bằng cách bịa đặt bơm vá kiểu vơ bèo bọt tép. Trong khi đó, người khác bình luận sự kiện, có chứng có lý thì chụp ngay cái mũ dư luận viên với giọng bỉ báng. Với lũ bầy đàn lõ đít (nói theo cách của lão Hàn) chỉ chực chờ có sự kiện là bơm bít linh tinh, không có thì bịa đặt vu khống thì làm ăn nỗi gì? Làm dân chủ như thế liệu có nên cơm cháo? Xin thưa luôn đó là thứ tư duy của kẻ làm chính trị lòi dom ấu trĩ.

Ngay trên trang TSNH có một loạt bài về ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội với cách tranh biện kiểu của thánh Đào, thánh Linh với sự hằn học, nhưng ngây thơ đến lạc điệu bởi cách dựng chuyện dựa trên những sự kiện không có thật. Người viết những bài này ẩn danh và ẩn cả nick, với lối tư duy độc tài, phản dân chủ, luôn coi mình là duy nhất là đúng. Đã độc tài lại còn đấu tranh đòi dân chủ thì đúng là mâu thuẫn đến phát "tởm" - Câu của lão Hàn tôi chép lại. Sao lại không phát tởm được chứ khi mà đến Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh hay Bùi Văn Bồng cũng làm dân chủ, nhưng khi viết bài vẫn có chứng, có lý và không thèm những sản phẩm hôi hám đầu đường xó chợ như TSNH hay CNT.

Một xã hội với tất cả những tập tính của nó dĩ nhiên có cả hai mặt, tốt và xấu, chúng ta lên án cái xấu cái ác, khích lệ cái thiện. Chúng ta chưa bao giờ hài lòng với những khuất tất, thiếu minh bạch của chính quyền và đang đấu tranh cho nó ngày càng minh bạch hơn. Và ngay trên mạng này, nơi người ta có thể tự do phát biểu với thành ý cho đất nước phát triển mà không sợ hãi thì chúng ta vẫn cần đến sự minh bạch và xác tín. Nhưng trong một hành trình đi đến dân chủ, chúng ta rất cần một không gian thực sự mở với tư duy đa chiều tranh luận và công kích sòng phẳng. Tôi không thân, chả sơ gì với ông Nghị Hà Nội, nhưng bịa đặt những điều tệ hại cho ông Nghị thì đáng xấu hổ và là hành động vô lương.

Trong bài "Phạm Quang Nghị tiêu diệt Hồ Đức Việt trong trận chiến tâm linh tại đàn Xã tắc", người viết đã thiếu đi cái thiện tâm và mô tả một trận chiến hoang tưởng về tâm linh giữa ông Nghị và ông Việt. Trong khi đó, tác giả thiếu hẳn những kiến thức cơ bản về đàn Xã tắc. Nực cười thay, người ta không bao giờ tìm thấy một cái Điện cầu trên nền của đàn Xã tắc như trong bài viết. Cũng chả có một cuộc chiến nào như mô tả của tác giả thế này: 
Chiến cuộc bước vào hồi kịch tính với việc huy động Cảnh sát trật tự cùng Thanh tra giao thông ra quân trong chiến dịch chớp nhoáng nhằm dẹp bỏ điện cầu của đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW ngay trên nền đất thiêng.
Và thế này:
Khi thi công con đường vành đai 1, vị trí đàn Xã Tắc phát lộ. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức cùng phu nhân sai ngay Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi đích thân xuống trông nom việc lập điện cũng như đảm bảo “trật tự trị an” khu vực này.
Viết như thế có ai tin được không? đừng nghĩ không gian mạng là có thể viết văng mạng, viết lấy được, không một minh chứng, không chút lý luận biện bao, chỉ vài ba tấm ảnh chân dung liệu có thể lòe được thiên hạ hay không? Nên nhớ, người đọc chính là người thẩm định thông tin. Vậy nên, những blog bầy đàn nên tính lại chuyện viết lách của mình mới có cơ đi đến dân chủ thực sự. Cũng nên nhớ rằng chúng ta bình đẳng như nhau và ai cũng có quyền được nói chính kiến của mình. Hãy biết trân trọng điều đó trước khi mở mồm nói những gì cao sang. Hoàn toàn không nên thóa mạ, vu khống, hay kích động theo những ham muốn, toan tính riêng mình.

Người làm dân chủ thực sự nên viết chính xác sự thật. Trên blog của thánh Đào có bài "Tin nóng: Ông Hồ Đức Việt bị đột quỵ" cũng có nội dung tương tự. Điều đáng nói là chủ blog này là một nhà văn, vậy mà vẫn cho đăng bài với những thông tin sai toét tòe loe. Nội dung bài có đoạn:
Gia đình nhắn nhủ các đồng chí, đồng đội cũ có thể ghé gặp mặt ông lần cuối tại nhà riêng (địa chỉ: 129, Phố Vĩnh Hồ, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 38 53 11 57. Di động: 0984 79 79 79). Anh Phương cũng nói rõ, mẹ anh (bà Nguyễn Thị Đào) có báo trước là sẽ đuổi thẳng cổ nếu các ông Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn Đức Nhanh, Nguyễn Quốc Hùng bén mảng đến để ra vẻ "mèo khóc chuột".
Rất tiếc, người viết entry này lại ở cạnh nhà ông Việt, câu chuyện bịa đặt nhanh chóng được làm rõ và lòng tin của người đọc với TSNH đã mất. Ngay trong số các bình luận của người đọc đã chỉ ra:

Mọi người có nhầm ko nhỉ, con của đồng chí Hồ Đức Việt có phải tên là Hồ Việt Phương đâu, lại còn bảo là con trai chứ. Đúng là nhảm nhí! mà giờ cũng có ở Vĩnh Hồ nữa đâu. Tìm hiểu kỹ trước khi viết bài nhé. Thông tin này còn không chính xác làm sao tin được các thông tin khác. Quá trẻ con.
Trong một bài khác có tựa đề "Chân dung và chiến tích của đồng chí Phạm Quang Nghị" cũng có nội dung tương tự là nói xấu ông Nghị. Chả hiểu vì sao CNT lại chuyên viết bài chê bai vu cáo ông Nghị. Công bằng mà nói, ông Nghị về Hà Nội thay ông Trọng đã làm được nhiều việc hơn ta tưởng. Những gì ông làm cho Hà Nội thiết nghĩ không viết dài dòng ở đây, bởi báo đài mạng mẽo đã quá nhiều dẫn chứng. Những chi tiết thú vị như nhờ có ông Nghị, tình trạng chạy chức chạy quyền đã giảm đi rõ rệt; nhờ có ông Nghị, tình trạng quản lý trật tự xây dựng đô thì đã dần đi vào khuôn khổ; nhờ có ông Nghị, tình trạng giao thông ở Hà Nội đã được cải thiện rõ nét....và chính ông Nghị đã mở màn cho thứ gọi là văn hóa xin lỗi của quan chức khi có phát ngôn và hành động lệch chuẩn. Một điều cực quan trọng là ông Nghị chính là người đầu tiên dám chịu sự bỏ phiếu tín nhiệm ở Hà Nội. Với những việc làm trên, chả lẽ các vị làm dân chủ không thấy hay cố tình không thấy?

Tất nhiên, nhân vô thập toàn, dẫu có cố gắng đến mấy, nhưng ngồi vào cái ghế của ông Nghị để chỉ đạo điều hành cả một cái Thủ Đô to tướng, ai cũng biết không phải chuyện dễ. Một cánh én nhỏ sẽ chẳng làm nên mùa xuân, một ông Nghị dẫu có tài ba đến mấy chắc cũng sẽ khó lòng làm tốt mọi chuyện để mọi người dân đều thỏa lòng. Là người phản biện, chúng ta phải chỉ ra những cái sai, cái ông Nghị chưa làm được để giúp ông hoàn thiện. Nhưng đáng tiếc là thay vì góp ý các vị lại rủa sả ồn ĩ, bịa đặt trắng trợn như đám lưu manh gầm cầu xó chợ.

Cái dở của bài viết chính là chỗ thiếu công bằng khi quy chụp, suy luận thiếu bằng cớ để chứng minh, vì thế nó mang tính hận thù cá nhân, vụ lợi. Xét một cách toàn diện thì điều này là hành động cố ý hại người. Vùi dập một con người, hi sinh sự an nguy của người khác để thỏa mãn tham vọng riêng dưới cái áo khoác dân chủ, có còn là người nữa không? có phải là làm dân chủ thực sự không?

Cần phải nhắc lại lời lão Hàn: "Tranh biện chỉ đấu lý, đấu bằng chứng, không đấu cảm tính". Các vị có bằng cớ gì đâu mà quy chụp ông Nghị tiêu diệt ông Việt và phá nát Hà Nội? Không không hề có, tất cả những gì các vị viết đều là ngụy tạo. Nếu như vì dân chủ như thánh Linh, thánh Đào tuyên bố thì khi đấu tranh vì nó, các vị phải xác định ông Nghị là người bất đồng chính kiến với mình, hãy gạt hết cảm tính đi mà tranh luận như một người đàng hoàng. Không làm được như vậy các vị đã mắc sai lầm và coi thường người bất đồng chính kiến với mình. Các vị đấu tranh cho dân chủ mà coi thường cả cái sai của chính mình thì thử hỏi người dân còn  có thể trông mong gì ở các vị?

Phiền thánh Đào, thánh Linh, thánh Diện và các thánh khác hãy suy nghĩ tỉnh táo trước khi đặt bút làm dân chủ thực sự.

Tai bay vạ gió


Phạm Chiến

Những đồn đoán kiểu ác khẩu nó vốn ảnh hưởng đến đối tượng bị đồn đoán nhưng đã thành quy luật, một sự thật dù có sai trái đến nhường nào thì khi nói nhiều lần thì nó cũng có thể thành sự thật. Những câu chuyện bên lề Hội nghị Trung ương 7 - Khóa XI đã dấy lên nhiều đồn đoán mang tính thị phi. Nhiều chân dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản được bàn tán với việc khắc họa rõ nét chân dung với những câu chuyện thuộc vào loại hót trên những trang mạng. Hết khắc họa chân dung Tổng Bí thư Đảng, chân dung Chủ tịch nước....thì nay những tác giả này lại hướng đến một nhân vật mới - người lãnh đạo cao nhất của Thủ đô Hà Nội. Lẽ ra với một câu chuyện như vậy không khiến tôi bận tâm nhưng ông Phạm Quang Nghị lâu nay thuộc vào số những người ít bị công kích trên mạng internet. 

Là một người thường xuyên theo dõi những thông tin bên lề Hội nghị Trung ương 7 vừa qua (Tất nhiên là cả trên trang lề phải và lề trái) nên tôi ít nhiều hiểu được những câu chuyện xung quanh vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội này. Những câu chuyện thêu dệt về nhân sự tiếp theo nắm chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Sau khi Ông Nguyễn Phú Trọng mãn nhiệm) đã biến ông trở thành tâm điểm. Không ai hiểu được câu chuyện được dựng lên có từ đâu và cũng không biết xuất hiện vào thời điểm nào. Người này chuyền tai người kia và nhiều người lầm tưởng đó là sự thật sau bức màn Hội nghị Trung ương lần này. Bản thân tôi cũng hiểu được những lí lẽ được đưa ra để công kích Ông Nghị tập trung vào vị trí mà ông đang nắm giữ - Bí thư Thành ủy Hà Nội bởi dưới con mắt của những người công kích diện mạo Hà Nội vẫn không khác là bao so với thời điểm 8 năm về trước. Và họ cũng mổ xẻ những nguyên nhân gây nên thực trạng mà họ đề cập. Những có lẽ tác giả những bài viết kiểu như vậy đã lầm. Sự đổi thay từng ngày, từng giờ của Hà Nội thời điểm bây giờ đã nói thay những điều muốn nói. Những công trình giao thông đô thị đã khiến Hà Nội đã khiến cho Hà Nội ít phải chứng kiến cảnh tắc đường hơn trước. Những cơ quan nhà nước đang dần được dịch chuyển ra bên ngoài cũng những sự đổi thay ấy. Những dự án kinh tế đã tạo ra tiền đề cho nền kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng đã kéo theo không ít công ăn việc làm cho những người vốn trước đây đã trải qua giai đoạn thất nghiệp. Những cuộc "Vi hành" xuống thăm và nắm tình hình sản xuất của đồng bào các huyện trước thuộc tỉnh Hà Tây cũ đã cho thấy ở ông toát lên phong cách của một cán bộ lãnh đạo gần dân, hiểu dân và luôn cầu thị lắng nghe tiếp thu ý kiến của những người nông dân. 

Chưa kể là từ khi tiếp nhận chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội từ người tiền nhiệm mà nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đúng vào lúc Chính Phủ có đề án mở rộng Thủ đô với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và một số huyện của hai tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Nếu trước đây việc lãnh đạo, xây dựng Thủ đô với một điều kiên thuần nhất về kinh tế, văn hóa xã hội thì dù là không dễ những cũng tiếp nhận được nhiều thuận lợi. Thủ đô Hà Nội mở rộng thì chứng kiến không ít sự chênh lệch không chỉ diễn ra ở Nội và Ngoại thành, xuất hiện không ít điều bất cập trong cơ chế quản lý, điều kiện kinh tế xã hội giữa khu vực Hà Nội cũ và phần còn lại. Có một số người hài hước đã thật tinh ý khi cho rằng, Hà Nội nay có đồng bào dân tộc thiểu số (Người Mường ở vùng Lương Sơn - Hòa Bình trước đây, Hà Nội có đồng bào mù chữ - những điều tưởng chừng sẽ không hiện diện tại một nơi đóng vai trò là Thủ đô một quốc gia. Những điều ấy lại hiện diện một cách đầy đủ trong giai đoạn của Ông Nghị làm Bí thư. Và có thể nói rằng, việc khắc phục những tồn tại này thì cần một thời gian tương đối dài. Những hiện trạng được đề cập đó có chăng là những khó khăn, những bất cập mà do yếu tố thời gian, tiềm lực kinh tế mà Thủ đô Hà Nội chưa thể khắc phục một sớm, môt chiều. Tất nhiên, để tồn tại những bất cập đó cũng có trách nhiệm của những người đứng đầu Thành ủy, UBND Tp Hà Nội nhưng thiêt nghĩ cũng cần có những nhìn nhận theo hướng khách quan. Những gì Hà Nội hiện nay làm được dưới sự lãnh đạo tập thể Thành ủy Hà Nội, trong đó có Bí thư Nghị là những điểm nhấn làm nên một Thủ đô Hà Nội dám và xứng đáng được xem là bộ mặt của đất nước Việt Nam thân yêu. 

Câu chuyện "mượn gió bẻ măng" kỳ thực sẽ khiến cho chính những người gieo gió gặp những cơn bão táp trong cuộc đời và càng xấu hổ hơn nếu người đó lại là công dân của Thủ đô khi mà "sự biết ơn" là cụm từ mà những người đã từng sống trong lòng Hà Nội trong những năm tháng khó khăn đề cập khi nói đến Bí thư Phạm Quang Nghị. Sẽ thật không công bằng nếu từ những câu chuyện không đâu mà chúng ta có những sự thêu dệt mang tính hạ bệ một con người cụ thể./.

Tự vác đá ghè chân mình khi sử dụng lũ dốt nát


Kính Chiếu Yêu

Lại một bài viết ngu ngốc nữa được đưa lên trang TSNH. Kẻ viết vẫn dấu mặt, bắn tên độc. Lần này là một chiêu tâm linh. Câu chuyện được dựng lại từ thời trước Đại hội Đảng XI cho ra vẻ bí hiểm. Đấy là “cuộc đối đầu” của hai UVBCT Hồ Đức Việt với Phạm Quang Nghị qua những chiêu tâm linh, liên quan đến việc dựng một ngôi miếu thờ tưởng tượng ở đàn Xã Tắc. Câu chuyện được dựng lên nhằm để chia rẻ ông Hồ Đức Việt với ông Phạm Quang Nghị và mục tiêu chính là bôi nhọ và hạ bệ ông Phạm Quang Nghị khi tin vỉa hè đồn đoán ông ấy được đưa vào quy hoạch chức vụ Tổng bí thư nay mai. Bài viết với cái tít câu khách “Phạm Quang Nghị tiêu diệt Hồ Đức Việt trong trận chiến tâm linh tại đàn Xã Tắc”. Song, do dốt nát, kẻ viết đã chĩa mũi giáo đâm lại thần tượng và vác đá ghè chân mình. 

Hầu hết các chi tiết của bài viết đã tô vẻ một ông Hồ Đức Việt, ủy viên BCT, Trưởng Ban tổ chức Trung ương là một vị mê tín đến cuồng loạn và nâng đỡ cho kẻ xấu. Hắn vẽ chân dung ông Việt thế này: “Đàn Xã Tắc là nơi địa linh. Giới đồng cốt tin rằng lập bàn thờ tế ở đây có thể hô phong, hoán vũ, điều khiển được trời đất, đảo được vận người”.  “Đồng chí (Hồ Đức Việt) cùng phu nhân nổi tiếng là mê tính, tin vào thánh thần, đồng cốt. Một mặt trau dồi lý tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, mặt khác đồng chí không ngừng tìm kiếm sự bảo hộ về tâm linh”. Trước Đại hội Đảng lần thứ XI, để nhờ vã thánh thần phù trợ cho mình được vào BCT ông đã sai “Quan thổ địa Hà Thành (tức Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch thành phố HN) cùng phu nhân Trưởng Ban tổ chức kíp kén 1 toán thợ khéo cùng tay thầy nổi tiếng Hà Thành dựng một điện, ngày đêm cầu đảo đất trời để có thể điều khiển được vận hạn phục vụ thăng quan tiến chức của đồng chí Trưởng ban Tổ chức trong đai hội 11”. 

Còn nữa, khi giới thiệu người “tâm phúc” được sai đi làm việc đó đã được Trưởng ban Tổ chức Trung ương nâng đỡ, đưa từ Giám đốc sở GTVT lên Phó chủ tịch TP Nguyễn Văn Khôi. Ông Khôi có biệt danh là Khôi “nghẹo” do bị dị tật và là người “đang dính bê bối 600 triệu đô la tại dự án thoát nước” HN, nhưng vẫn được đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương đưa lên. 

Vẻ bức chân dung của một ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương mà như vậy thì có khác gì chửi thần tượng của mình. Đọc bài viết, người ta chỉ thấy trong đó một mớ hổ lốn giữa tán dương với mạ lị. Quả đúng là đầu óc bã đậu đã biến hắn thành kẻ đốt đền. Chẳng ai tin một ông cán bộ cao cấp của Đảng như ông Việt mà lại làm những việc như vậy. 

Còn câu chuyện được hắn thêu dệt thế này. Vào dịp giáp tết năm 2010 trước kì Đại hội Đảng, nghe đám thầy phù thủy nói đất chỗ đàn Xã Tắc là đất thiêng, có thể điều khiển được vận hạn, phục vụ thăng quan, tiến chức trong kì Đại hội, ông Việt đã cho vợ mình cùng tay chân thân tín đến lập đền thờ ở đó. Khi nhóm thợ cùng tay thầy phù thủy nổi tiếng Hà Thành “Đúng nửa đêm… đang lên đồng tới độ phê nhất thì một toán Công an, Thanh tra GTVT xông vào phá và tịch thu hết bàn thờ, đồ cúng tế” của ông Hồ Đức Việt đang dựng trên đất đàn Xã Tắc. Lúc ấy, ông Việt cùng ông Khôi nhảy ra quát nạt nhưng đám kia không sợ vì đã có lệnh ông Nghị. Vì việc này mà ông Hồ Đức Việt thất sủng trong kì Đại hội Đảng XI ! Đọc nó đến đứa trẻ tiểu học cũng phải bật cười vì lối tư duy ngô nghê và cách dựng chuyện nhạt nhẽo, con trẻ như vậy. 

Đấy là bài viết được đăng tải trên trang mạng TSNH nhằm mục đích bôi nhọ, hạ uy tính của ông Phạm Quang Nghị, dựng chuyện mâu thuẫn. Độc địa hơn, nó được đưa lên sau chuyến viếng thăm của ông Nghị khi ông Việt đang lâm trọng bệnh đang điều trị ở viện. Điều ấy càng thấy sự hạ đẳng của trang TSNH cùng tính chất nguy hiểm của chúng khi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân chúng để đâm bị thóc chọc bị gạo. Mới thấy cuộc đấu tranh chống kẻ xấu trên mạng còn nhiều gian nan.
      

10 thg 5, 2013

HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG, BẢN HÙNG CA THỜI ĐẠI


Trong tiết trời se lạnh của một chiều thu Hà Nội, chúng tôi tìm đến không gian riêng của nhạc sĩ Phạm Tuyên tọa lạc ở tầng ba một khu chung cư khá kín đáo và yên tĩnh. Đón tiếp chúng tôi ở cửa là một ông già phúc hậu, với ánh nhìn trìu mến và giọng nói trầm ấm, âm vang, ông đã đưa chúng tôi quay lại 40 năm về trước để cùng sống lại những cảm xúc của một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Da (quận Hoàn Kiếm) trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa.  Truyền thống ấy như chất xúc tác giúp người nghệ sĩ này luôn bản lĩnh, vững vàng, nhưng không kém phần thăng hoa để tiến lên đỉnh cao âm nhạc. Với sự nghiệp sáng tác bền bỉ, nỗ lực không ngừng của mình, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến mọi người nể phục. Trong kho tàng phong phú đấy bên cạnh những bài hát tươi vui, nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị và giàu tình yêu với quê hương đất nước dành cho thiếu nhi, người lao động, chị em phụ nữ thì không thể không nhắc đến những bài hát ghi lại khí thế hừng hừng chống thực dân Pháp, đế quốc.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên năm nay đã ngoài 80 tuổi. Tóc bạc, da mồi nhưng ánh mắt ông vẫn ngời sáng và nụ cười vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi hồi tưởng về những đứa con tinh thần của mình “… Có những bài ca được viết ra trong lúc phấn khởi, hào hứng, hoặc lúc dạt dào xúc cảm và người viết mong đợi có được sự cộng hưởng của nhiều người, được bay xa và hồi hộp theo dõi sức sống của nó trong công chúng và thời gian. Nhưng cũng có những bài ca được viết ra như một sự động viên chính mình. Trong một bối cảnh thật quyết liệt, mà bản thân người viết ra nó không chắc mình có còn được nghe nó vang lên thành âm thanh nữa hay không, chứ chưa nói tới việc trông đợi nó được phổ biến rộng rãi tới mọi người. Cũng có thể nói đó là trường hợp của bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ.”
 Theo lời kể của ông thì năm 1972, ông cùng một số anh em nhạc sĩ được cử ở lại Hà Nội để trực về công tác phát thanh văn nghệ trên làn sóng truyền thanh, trong khi đại bộ phận anh em trong cơ quan đang hòa vào dòng người tấp nập đi sơ tán theo đúng chủ trương chỉ đạo của Đảng. Mặc dù tất cả mọi người đều cùng được thông báo về khả năng địch sẽ ném bom các cơ sở của Đài nếu chúng tấn công vào Hà Nội, nhất là khu vực phố Quán Sứ, nơi có trụ sở chính của Đài - nằm trong trọng điểm ném bom của địch vì đế quốc Mỹ ý thức được rất rõ tác dụng to lớn của lời thơ, tiếng nhạc trên làn sóng của Đài Trung ương trong những ngày cuối năm 1972 này đối với đồng bài cả nước, nhất là đối với chiến sĩ và đồng bào ở tiền tuyến lớn miền Nam; nhưng khi sự việc xảy ra ai ai cũng không khỏi bàng hoang trước sự tàn bạo và khốc liệt mà mình đang trực tiếp chứng kiến.
Ngày 18/12/1972, và 4 giờ sáng ngày 19/12, Đài phát sóng lớn của ta ở Mễ Trì (ngoại thành Hà Nội) đã bị địch đánh sập. Trưa hôm đó, khoảng 11 giờ 30, địch ném bom Đài phát sóng Bạch Mai (Ngã Tư Vọng) và đó cũng là khu tập thể mà ông đang ở. Hình như còn thấy cuộc oanh kích trên là chưa đủ để hủy diệt sức sống mãnh liệt của quân, dân Hà nội nên sáng 22/12, từ 4 giờ sáng địch lại dùng B52 ném bom rải thảm khu vực này một lần nữa. Và lần này chúng đã đạt được mục đich khi biến khu tập thể thành một đống gạch vụn, nhà cửa tan hoang, đổ nát. Trưa hôm đó, từ nơi trực ở phố Quán Sứ, ông vội đạp xe về xem lại căn nhà của mình ở khu tập thể. Vệt bom đã đi đúng vào căn nhà bé nhỏ nằm gọn trong khu tập thể. Chiếc đàn dương cầm hằng ngày gắn bó với những lời thơ, nốt nhạc của người nghệ sĩ nay bị vỡ thành nhữngmảng lớn, phím đàn xộc xệch. Giường ngủ, tủ sách bị sập gãy, vôi vữa của tường nhà và trần bị sụp đổ hoàn toàn. Sách nhạc, bản nhạc bị cháy xém nằm ngổn ngang trong căn nhà tốc mái…
Trên đường về cơ quan, ông không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai hoang tàn xơ xác vì bom đạn quân thù. Tuy nhiên chính trong khoảnh khắc đó lòng ông lại lại trào dâng lên một cảm giác rất lạ: vừa đau thương, mất mát lại vừa quá đỗi tự hào. Vì khi nhà cửa đổ nát, tan hoang , các gia đình hầu như đều đi sơ tán hết thì ở khu phố Khâm Thiên không nhà nào khóa cửa và tuyệt đối không có nạn trộm cắp, hôi của… Thay vào đó, dân Hà Nội tất bật dọn dẹp lại nhà cửa, đường phố trật tự, ngăn nắp. Khi mà nỗi đau “chẳng phải của riêng ai”, chung quanh mình còn rất nhiều cảnh thương tâm, ông bỗng nhiên thấy ấm lòng trước nghĩa của cao đẹp như cảnh từng đội dân phòng giúp dân cứu sập hầm, cảnh bà con lối xóm giúp đỡ nhau nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau trận bom hay cảnh các y tá, bác sĩ, bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai, vẫn bình tĩnh xử lý các ca bệnh theo trình tự...Giữa hai trận oanh kích, Hà Nội của chúng ta gan góc, vững vàng đến kì diệu. Trong gian khổ, hoạn nạn, hình như người ta lại thấy dường như mình thương yêu nhau hơn, sẵn sàng hi sinh để cứu giúp nhau, những cặp mắt thâm quầng sau nhiều đêm mất ngủ với hàng chục đợt báo động vẫn ánh lên một cái gì kiên định, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng, vào một chiến thắng đang đến rất gần.
Đêm hôm ấy, trong một đợt báo động kéo dài, ngồi trong căn hầm ở ngay khu vực trọng điểm, ông đã viết bài hát trữ tình: “Hà Nội, những đêm không ngủ” , ghi lại tình cảm của mình trong những ngày đầu của đợt tập kích của địch mà lúc đó không biết được lúc nào sẽ kết thúc, thầm gửi tình yêu thương, nhớ nhung tới vợ con lúc này đang ở nơi sơ tán, đêm đêm vẫn nhìn về vầng lửa đạn bao trùm cả thủ đô. Đó là một bài tình ca, nhớ vợ con là chính, song ông vẫn rất tự hào: "Hà Nội đêm nay vẫn vang bài tình ca, Hà Nội anh hùng thủ đô của chúng ta…” Bởi theo lời kể của ông lúc đạp xe qua phố Bà Triệu, khi tiếng còi báo động chấm dứt, tiếng hát lời ca vẫn được dõng dạc ngân vang. Một Hà Nội bình yên sâu lắng đến lạ kỳ sau mưa bom, bão lửa
Ngày 25/12 trôi qua trong yên bình nhưng đến ngày 26/12, cả Hà Nội rung lên trong tiếng máy bay và tiếng đạn bom. Khu phố Khâm Thiên đông đúc đã bị ném bom rải thảm. Đau thương, tang tóc bao trùm lên cả khu phố lao động sầm uất, đông vui trước kia. Tuy nhiên nén đau thương lại, quân và dân Hà Nội vẫn kiên cường chiến đấu. Nhờ đấy, ngay trong đêm 26/12/1972, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên thắng lớn. Trong không khí hồ hởi, ngay sáng hôm sau, 27/12, tại phòng giao ban của Đài tiếng nói Việt Nam, Tổng giám đốc Trần Lâm thông báo, đêm hôm qua bộ đội ta bắn rơi 8 B52, riêng Hà Nội đã bắn rơi 5 pháo đài bay, có 4 chiếc rơi tại chỗ.Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời hết lời kêu gọi: “ Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kịch. Các đơn vị hãy bắn thật nhiều B.52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội, thủ đô thân yêu của chúng ta”.
Trong không khí căng thẳng đó chữ Điện Biên Phủ quả thực có sức mạnh kì lạ. Lời của Đại tướng cùng với quyết tâm chiến đấu của quân, dân ta đã gây cho ông một niềm xúc động sâu sắc, ý nghĩ sáng tác bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ bỗng lóe lên tròn trí óc ông. Thế là trong đêm 27/12, trong một đợt báo động kéo dài, ngồi trong hầm của Đài ở phố Quán Sứ, giữa lòng Thủ đô rực lửa chiến đấu, những nốt nhạc, những lời ca hùng tráng và tuôn chảy, bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ đã ra đời. Bài hát thực sự là một hành khúc đĩnh đạc, khỏe khoắn, hào hùng vừa tha thiết, dạt dào cảm xúc. “Hà Nội đây/ Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta/ Đây chỉ vì non nước riêng này/ Phất ngọn cờ sao chính nghĩa/ Hà Nội ơi/ Trong bom đạn vẫn ngời sáng tương lai/ Ghi chiến công tuyệt vời một “Điện Biên” sáng chói…”
Bài hát Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Sáng ngày 28/12, ông hát cho mấy anh em trực cùng nghe. Mọi người ai cũng động viên ông nên đưa ngay sang báo Nhân dân để kịp đăng trong những ngày khói lửa này. Vừa dứt đợt báo động, đường phố còn vắng teo, ông đã vội vã đạp xe tới tòa soạn báo ở phố Hàng Trống. Lúc bấy giờ nhà văn Thép Mới, lúc đó là tổng biên tập của tòa soạn đã không nén nổi ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của một nghệ sĩ giữa cảnh chiến tranh bom đạn như thế này, nhưng ông còn ngạc nhiên hơn khi nghe chính người nhạc sĩ đấy trình bày ca khúc ngay dưới gốc đa ở sân tòa soạn. Chính từ cơ duyên đó, sáng ngày 29/12, ông đã không thôi cảm động khi được chứng kiến bản nhạc được in trang trọng trên báo, giữa lúc địch chưa chấm dứt cuộc chiến tranh leo thang. Nhà báo Hữu Thọ (sau này có thời kì là Tổng biên tập báo Nhân Dân) trong bài hồi kí “Mười hai ngày tầm vóc thấy cao thêm” in trong tập “ Mười hai ngày ấy” (NXB Văn học – 1973) có đoạn viết: “ Buổi sáng ngày 28, một anh nhạc sĩ đến gặp Tòa soạn. Anh mang đến một bản nháp bài nhạc mới làm đêm qua. Trên ghế đá dưới một gốc đa anh hát cho mấy người nghe. Mọi người đều biết: Bom địch ném vào khu nhà anh ở. Chiếc dương cầm của anh bị hỏng, nhưng anh muốn đóng góp tâm hồn mình vào cuộc chiến đấu chung. Bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ ra đời như thế! Hôm sau bài hát đã đăng trên một tờ báo và Đài phát thanh dựng bài hát đầu tiên về Hà Nội, mười hai ngày đêm chiến đấu của ta phát đi muôn phương… Và chính đó là sức mạnh Hà Nội”.
Ngay chiều hôm đó, để cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, các anh em trong ban văn nghệ đã quyết định làm một chương trình văn nghệ đặc sắc trên đài gồm thơ và nhạc, viết về những ngày tháng chiến đấu hào hùng của quân và dân Hà Nội. Mặc cho tiếng còi báo động rền vang, các bác Trần Thụ, Mạnh Hà, Hoàng Mạnh và ông đã quyết tâm bằng mọi giá phải thu được bài hát, kể cả khi có thể hôm nay hoặc ngay ngày mai thôi phòng thu có thể bị bom đánh sập. Chính nhờ những nỗ lực đó mà buổi phát thanh đêm 29/12 đã gây xúc động cho rất nhiều người, không chỉ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu và nhân dân Hà Nội mà âm hưởng của bài hát đã vang vọng tới cả đồng bào miền Nam. Và cũng trong ngày hôm đấy, khi chiến dịch 12 ngày đêm đang còn tiếp diễn, trong chương trình “ Tiếng hát gửi về miền Nam”, bài hát đã được phát đi trên làn sóng điện. Có một điều đặc biệt, bài hát ngân vang khắp hai miền vào đêm 29 thì ngày 30, Mỹ xuống thang ném bom. Nhiều người dân miền Nam không khỏi xúc động khi thốt lên rằng : “ Hà Nội vẫn đánh giặc, vẫn ca hát và ngâm thơ, đó là tín hiệu của một ngày chiến thắng không xa”. Để rồi những ngày tiếp theo, nó đã được tung đi muôn phương, khắp bạn bè năm châu, bốn bể.
Cũng tại căn phòng nhỏ ở 58 Quán sứ nơi nhạc sĩ và gia đình tạm trú sau khi khu nhà ông ở bị sập vì bom Mỹ, ông đã khởi thảo bản tổ khúc hợp xướng 4 chương về 12 ngày đêm lịch sử với tiêu đề Vầng sáng Hà Nội, sau này được dàn dựng và phát sóng rộng rãi.
Sau này trong bài “ Tâm lý của người Việt Nam và “phép thử” của Ních – xơn” của giáo sư Phạm Hoàng Gia bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ cũng được trân trọng nhắc đến  “ những ưu việt của chế độ xã hội, những năng lực tiềm tàng của con người như được phát triển. “Gian nan nhiều thì suy nghĩ sâu” (Nguyễn Trãi), báo chí, văn nghệ chúng tôi có thêm những sinh sắc mới, ý tứ hay nẩy nở tuôn trào. Chị công nhân cũng ngạc nhiên khi thấy mình có thêm cả tài bắn pháo. Anh bạn của tôi, một nhà khảo cổ học, mất người thân, nhà đổ, lại nẩy thêm cảm hứng của nhà văn. Người nhạc sĩ quen biết, đàn vỡ và không còn chỗ ở, giữa tiếng bom rền nghe thấy Hà Nội như đội tiếng súng Điện Biên Phủ; và đối với Hà Nội, bài nhạc mới của anh cũng có sức thúc đẩy như bản giao hưởng chống phát xít Đức số 7 năm xưa… Tất cả những điều ấy sẽ giúp cho chúng tôi đứng thẳng, nếu ông chưa hiểu và vẫn tiếp tục âm mưu dùng sức mạnh…” Trong căn gác nhỏ, ngồi nghe ông kể chuyện viết nhạc dưới mưa bom lửa đạn trong trận chiến Điện Biên Phủ trên không mới hay, tinh thần lạc quan của người nhạc sĩ thật đáng nể.Bài hát như một bản hùng ca về ý chí và hào khí của người Hà Nội trong trận chiến bảo vệ Thủ đô, cũng như niềm tin chiến thắng trước chiến dịch không kích Hà Nội bằng B52 của đế quốc Mỹ.
Đọc những dòng tâm sự của một cựu chiến binh gửi cho nhạc sĩ Phạm Tuyên: “…Những ai đã sống đúng thời điểm đấy mới cảm thấy hết được sức lay động của ca khúc. Là một người lính, tôi mang ơn Phạm Tuyên vì ca khúc ấy của ông, nó đã khiến tôi yên lòng khi nghĩ về Hà Nội và những người than yêu của mình đang dưới tầm bom hủy diệt. Âm nhạc không chỉ mang đến cảm xúc mà còn giữ cho ta niềm tin và hi vọng…” chúng ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của bài hát. Được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, bài hát chính là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, lời ca hàm chứa một sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta thêm vững vàng, kiên định, tin tưởng vào chiến thắng đang đến rất gần.
Kết thúc buổi phỏng vấn, vẫn với giọng điệu trầm ấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên khiêm tốn nói: “Xin để cho công chúng và thời gian giám định tác phẩm. Riêng đối với tôi thì đó là một kỉ niệm khó phai mờ trong cuộc đời sáng tác của mình”. Đồng thời ông cũng bày tỏ đôi điều trăn trở đối với âm nhạc nước nhà. Theo ông, trong thời kì kháng chiến, âm nhạc có hai chức năng quan trọng là chức năng cổ vũ và giải trí nhưng chức năng giải trí bị hạn chế bớt đi, chủ yếu là chức năng cổ vũ, động viên quân và dân ta chiến đấu. Từ ngày hòa bình được lập lại đến nay, giai điệu, ca từ trong các bài hát có phần nhẹ nhàng hơn, phù hợp với cuộc sống yên bình hiện tại nhưng không vì thế mà chúng ta được phép quên đi chức năng cổ vũ của âm nhạc. Đáng tiếc rằng hiện nay, nhiều bài hát việt đã quá thiên về chức năng giải trí, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả mà ít đề cập đến các vấn đề lớn của đất nước, của dân tộc làm giảm đi sức mạnh lớn lao của âm nhạc dân tộc. Qua nhiều trải nghiệm trong sự nghiệp sáng tác, nhạc sĩ Phạm Tuyên cho rằng: “Tình cảm của người viết phải hòa nhịp với tình cảm nhân dân, như vậy mới có sự cộng hưởng trở lại”. Niềm vui lớn đối với nhạc sĩ chân chính không phải là ở lợi nhuận hay danh tiếng tác phẩm mang lại mà chính là ở việc các bài hát của ông có chỗ đứng trong lòng công chúng hay không.Với những đóng góp của mình, ông đã được vinh danh là công dân ưu tú Thủ đô năm 2011 và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

Rời căn nhà nhỏ đơn sơ nằm gọn trên tầng ba của một khu chung cư tương đối yên tĩnh, kín đáo ở khu phố Vạn Bảo, âm hưởng hào hùng nhưng cũng không kém phần tha thiết của ca khúc Hà Nội – Điện Biên Phủ dường như vẫn còn vang vọng trong tâm trí của mỗi cá nhân, gợi nhắc thế hệ trẻ chúng tôi không được phép quên đi những khoảnh khắc hào hùng của lịch sử. Để chúng tôi ý thức được thêm sâu sắc sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình là phải cố gắng giữ gìn chủ quyền thiêng liêng, nền độc lập, tự do của dân tộc mà bao thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ.
Thực hiện Nhóm SV


3 thg 5, 2013

“Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù


(ANTG)Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.

“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.

Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.

Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. "Bên thắng cuộc", được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề "Giải phóng" và "Quyền bính".
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị "Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử". Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc "Bên thắng cuộc" cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử,  nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc "Việt Nam Sử lược", "Đại Việt Sử Ký toàn thư"… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam - Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức "đã trả lại sự thật cho lịch sử", thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào "một sự thật". Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt"… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà mình hướng đến".

2. "Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này, “Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách "nhục mạ rất nhiều người" trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên "Hãy nói hết sự thật với chúng tôi". Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi "Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ" là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của "kẻ bảo trợ" tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều "phi nghĩa"… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể "khoét sâu vào sai lầm của một thời", những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều "vô nghĩa" trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy "Cây có cội, người có tông". Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế.



 3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện "một nửa sự thật" mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.
"…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào", lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.
Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: "Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim". Anh Lưu Đình Triều có trả lời: "Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm".
Tôi có nói: "Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ". Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: "Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ".
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: "Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi".
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!

Theo   Ngô Kinh Luân - An ninh thế giới

2 thg 5, 2013

Quay về tuổi thơ.............

By hoang Vincy
Thèm chút hồn nhiên vô tư của tuổi thơ
Thèm lắm cơn mưa rào mùa hạ ngày xưa........

Hải quân Việt Nam đã mua thiết bị tập luyện của Nga


(Vietnam+)Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin Hải quân Việt Nam đã mua của hãng Aqua-Servis ở Saint-Peterburg (Nga) thiết bị "Gefest" mô phỏng các tình huống bất thường khẩn cấp trên tàu biển. 

Theo dự kiến, tổ hợp thiết bị này sẽ được bàn giao trước năm 2014.

Tổ hợp "Gefest" có khả năng mô phỏng các tình huống tai nạn bất thường khẩn cấp tiềm ẩn trên tàu. Trong các khoang mô phỏng, thủy thủ có thể luyện tập và thực hành phương thức đối phó với nước, lửa cháy và khói mạnh.

Được biết, Bộ Quốc phòng Nga cũng dự định mua hệ thống huấn luyện "Gefest". Năm 2011, tổ hợp "Gefest" đã được cung cấp cho Cơ quan Bảo vệ biên giới đường biển của Nga. 

Thiết bị mô phỏng này được lắp đặt tại thành phố Anapa thuộc khu vực Krasnodar Krai./.

Theo Vietnam+

Người hâm mộ

 
Chia sẻ