7 thg 4, 2013

“Tôi nhận được lệnh giết những thường dân Việt Nam và cũng chính tay tôi bắn họ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam”


Đó là người duy nhất thừa nhận sự thật đã diễn ra khi quân đội Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam. Nhiều cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam mà tạp chí Hankyoreh21 gặp, ngụy biện rằng không có các cuộc giết chóc có hệ thống do các binh sĩ Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm cách đây 4 thập niên – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc dưới chế độ độc tài Park Chung Hee đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Một đại tá về hưu, Kim Ki Tae, kể về việc các binh lính Đại Hàn giết hại thường dân Việt Nam một cách có hệ thống trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam (Hwang Sang Cheol - phóng viên của tạp chí The Hankyoreh 21)
Những câu hỏi được đặt ra:
“Có phải quân lính Đại Hàn thật sự giết hại những thường dân vô tội Việt Nam một cách có hệ thống?”, “Có khả năng quân lính Đại Hàn bắn những người phụ nữ không vũ trang và con cái của họ không?”
Đại tá Kim Ki Tae tất cả vấn đề này với thái độ điềm tĩnh và chân thành. “Tôi nhận được lệnh giết những thường dân Việt Nam và cũng chính tay tôi bắn họ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam”.
Và sau đó là những gì đã xảy ra…
Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14 tháng Mười một năm 1966, Kim đang đứng trong cánh đồng lúa, gần một ngọn đồi phía tây Sơn Tịnh, Quãng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Vào thời điểm này, Kim Ki Tae 31 tuổi, là đại úy của Đại đội 7, Tiểu đoàn 2 của Đơn vị Rồng Xanh, gặp phải phiền phức. Một trong những người chỉ huy trung đội yêu cầu anh ta canh chừng những người Việt Nam đang bị bắt giữ. Kim thấy 29 người đàn ông Việt Nam, có lẽ vào khoảng 20-30 tuổi. Tất cả tay của họ bị trói lại với nhau bằng dây thừng. Kim cảm nhận tất cả bọn họ đều sợ chết khiếp. Những thanh niên Việt Nam bị bắt trong cuộc lùng sục các hầm hố sáng hôm đó. Dù rằng cuộc lục soát đã kỹ càng, đơn vị của Kim đã thất bại trong việc phát hiện quân lính (Việt Cộng) trong những hầm hố nơi mà họ phát hiện ra những thanh niên Việt Nam. Người của Kim đang thực hiện cuộc hành quân cuối cùng trong giai đầu của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh).
Đại đội của Kim cách  Quốc lộ 1, con đường nối liền Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khoảng 7 -8 km. Mỗi khi hoàn tất công tác , Kim dự định trước tiên là đưa những người Việt Nam bị bắt sang trại tập trung, nhưng Đại đội 7 nhận được lệnh khẩn cấp đi giải cứu Đại đội 6, Đại đội này đang bị du kích tấn công. Họ không có thời gian để đưa những người bị bắt đến trại tập trung. Kim mô tả tình huống một cách đơn giản bằng cách nói “Không có cách nào khác!”. Tất cả lính tráng của ông ta đang ở trong tình huống cam go. Cuộc hành quân truy lùng sáu ngày trong rừng nhiệt đới đã biến quân phục của họ tả tơi và làm cho họ giận dữ, Kim ra lệnh ngắn gọn “Mang những người Việt Nam đi chỗ khác”. 29 người đàn ông Việt Nam với tay bị trói, những người không có ý niệm về số phận của mình sẽ ra sao, bị tống xuống hố bom. Tiếng súng của lính Đại Hàn vang lên “bang, bang, bang”, và tiếng nổ của lựu đạn ném xé toạc không gian. Kim có thể nghe tiếng rên rĩ của những người bị thương và mùi của máu. Kim ra lệnh lần nữa “Dứt điểm toàn bộ”. Lệnh của Kim bắt lính tráng lục soát những thây người chết và bắn họ thêm lần nữa để cho chắc là không ai còn sống sót.
Trong các chiến trường của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Đại úy Đại đội trưởng nắm giữ cấp bậc cao nhất và có thể có toàn quyền ra những quyết định quan trọng. “Lời nói hay cái nhìn của tôi có thể làm cho nhiều người được tự do hay có thể giết họ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nếu tôi nói “thả những người bị bắt ra”, họ sống sót, nhưng nếu tôi nói “Này mấy ông, mấy ông giữ làm cái quái gì những người bị bắt” lính của tôi sẽ mang họ ra nơi khác để bắn bỏ”. Kim nói: “Tôi nghĩ những người bị bắt, bị giết chết trong hố bom có thể là những nông dân.”
Kim dở bàn đồ tác chiến của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) trong cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và chia sẻ chi tiết nhiều câu chuyện về những trải nghiệm của ông ta ở đó. Kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) là một “cuộc hành quân quét sạch” du kích Việt Cộng do Tiểu đoàn 1,2 và 3 của Đơn vị Rồng xanh tiến hành từ ngày 9-27 tháng Mười một năm 1966. Kim kể cho chúng tôi nghe về những trải nghiệm của ông trong giai đoạn đầu của kế hoạch ... do Tiểu đoàn 2 ( 9-14 tháng 11) thực hiện.
Bắt Đầu Quét Sạch
“Trước cuộc hành quân, Viên chỉ huy Lee Myoung Bok và tôi khảo sát địa điểm hành quân từ máy bay trực thăng. Nhìn xuống khu vực bên dưới, tôi nghĩ rằng nó có vẻ như một vùng đất bình yên nhất trên thế giới. Các ngọn núi được cây cối um tùm che phủ, và các bác nông dân đang lao động với lũ bò trên những cánh đồng lúa của họ”. Nơi đây sẽ bị chiến tranh tàn phá khủng khiếp trong 19 ngày tiếp đến. Dựa theo cuốn “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam”
Trong cả hai cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và “Lịch sử Chiến tranh của Thủy Quân Lục Chiến Ở Việt Nam” ,bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ sự đề cập nào về trận chiến của Đại đội 7. Kim cũng nói thêm rằng ông và lính của ông khó có thể gọi là bị dân làng hay du kích Việt cộng nằm trong làng bắn. Ngay cả lính của ông không bị thương ở làng An Tuyet. Kim nói, dù rằng không có giao tranh, việc “quét sạch” ngôi làng vẫn diễn ra.
“Quét sạch” là gì” Kim nói, ““quét sạch” là đốt trụi tất cả các ngôi nhà trong làng và bắn những người thoát chạy ra khỏi đám cháy. Xóa sạch hoàn toàn một ngôi làng .”
Ngôi làng kế tiếp mà Kim xâm nhập chỉ là một ngôi làng nhỏ, gồm khoảng chừng 30 – 40 căn nhà lợp tranh. Theo sau Trung đội 2 và 3, những người chỉ huy của Đại đội 7 vào làng. Kim chỉ có thể nhìn thấy những căn nhà đang bốc cháy, trẻ con, đàn bà, và những người già bị tàn sát với những cái đầu vỡ nát từng mảnh và những cánh tay bị bức rời ra khỏi cơ thể của họ. Kim cũng thấy một đống xác chết người Việt Nam. Ông đi dọc theo con đường hẹp, ra xa khỏi những ngôi nhà đang bốc cháy, và bước đi cũng chẳbg thể dễ dàng gì nếu như không phải bước qua những đống xác chết của quá nhiều xác người trên đường. Ông ta hét to với những người sĩ quan chỉ huy đang tiến tới gần trong tuyệt vọng “Đừng giết nữa, đừng giết nữa!”
Kim nói ông ta không thể đếm chính xác số xác chết, nhưng có thể khẳng định mình đã chứng kiến số lượng người chết khủng khiếp của những ngôi làng trên đường. Ông nói thêm rằng, không có cách nào khác để tiến tới trước mà không phải bước qua xác họ. Giả định rằng ông ta không thể nhớ lại chính xác ngày tháng. Kim bắt đầu kể câu chuyện về một người phụ nữ Việt Nam ở An Tuyet . Câu chuyện này về một người phụ nữ Việt Nam có thể là bằng chứng thuyết phục để củng cố thếm chứng cứ của các nạn nhân Việt Nam. Sau khi tập trung dân làng lại một chỗ ở An Tuyet, Kim phát hiện ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng 20-25, mặc quần áo tuyền đen. Một trong những người lính của Kim hỏi người phụ nữ chồng của chị ta ở đâu. Người phụ nữ trả lời rằng bà ta không biết. Ngay sau đó, người lính của Kim hét lên, “Đồ chó cái! Đại úy, mụ này phải là vợ của Việt Cộng” .Cô ta mặc bộ đồ bên trong màu trắng, được sản xuất ở Pháp. Bởi vì bộ quần áo trong đắt tiền ấy, lính của Kim viện dẫn rằng cô ta là vợ của một cán bộ chỉ huy Việt Cộng. Sau đó, người lính lấy súng dộng vào trán người phụ nữ. Kim hồi tưởng lại tình huống, “Máu chảy dầm dề từ trán của bà ta. Tôi cảm thấy xót xa cho bà ấy. Tôi ra lệnh lính cứu thương chăm sóc cho bà ấy.” Vì do không có thuốc gây tê, người lính cứu thương bắt đầu khâu vết thương chỉ bằng kim và chỉ thông thường. Trong thời gian chăm sóc vết thương, người phụ nữ không hề rên rĩ, mà chỉ đứng với đôi môi cắn chặt lại vào nhau. “Quan sát người phụ nữ, tôi nghĩ “người phụ nữ oán hận chúng tôi đến mức nào, ngay cả không hề than van” Người phụ nữ gây ấn tượng cho tôi đến mức tôi vẫn còn nhớ việc xảy ra này”.
Kim kể thêm một câu chuyện. Ông ta nhớ lại đại đội của mình tấn công một ngôi làng khác ở mạn phía tây trước cuộc hành quân đánh chặn. Khi đại đội của Kim tiến tới một ngôi làng nào đó không rõ, ông đã thấy một nhóm người Việt Nam ngồi dưới đất, bị lính của ông ta vây quanh. Bởi vì theo lệnh trước đó của Kim, cấm không được giết người thêm nữa, những người lính không giết họ và chỉ tập trung dân làng ngay tại con đường dẫn vào làng. Những người lính đang đợi Kim. Có vẻ như có khoảng 40-50 người bị gom lại. Một số lính của Kim hỏi dân làng tên của họ và cho họ một ít kẹo và thuốc lá. Hầu hết những người này là phụ nữ, trẻ con, và người già. Trước khi rời khỏi làng, Kim ra lệnh cho trung đội võ trang đi theo không được giết họ. Khi ông ta đang đi qua làng, ông ta nghe một tràng súng nổ vang. Kim hét với trung đội “Các anh làm cái quái gì vậy?”. Ngay đó, những người lính nói “Thưa ngài, chẳng có gì đặc biệt cả”. Sau đó có tiếng lựu đạn nổ xoáy vào màng nhĩ . Kim lại hỏi “cái quái gì nữa vậy?”. “Chẳng có gì cả, thưa ngài.” Kim nghe tiếng rên rĩ và kêu khóc của người bị thương, Kim nghĩ rằng sự việc đã quá muộn rồi. Kim thay đổi lệnh. “Làm cho gọn sạch vào!”
Ông ta chứng kiến một người Việt Nam chạy trốn vào ruộng mía, và người của ông ta rượt theo để bắn người chạy trốn. “Một khi đã bắn một thường dân vô tội, chúng tôi không thể không giết tất cả bọn họ. Bởi vì một người còn sống sót có thể làm nhân chứng về những việc làm sai quấy của chúng tôi, tôi phải ra lệnh như vậy với tư cách là một đại úy “Dứt điểm toàn bộ””. Điều đó có nghĩa là bắn tất cả bọn họ thêm lần nữa để bảo đảm rằng không ai còn sống sót. Bởi vì tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ bằng chứng hay báo cáo nào về những cuộc giết chóc của chúng tôi. Tôi đoán rằng tất cả dân trong làng đã bị giết hết cả.
“Bất cứ khi nào chúng tôi vào thám sát các làng mạc, chúng tôi luôn luôn tập trung dân làng lại một chỗ. Sự quyết định giết họ hay không hoàn toàn tùy thuộc vào viên đại úy. Bất cứ khi nào binh lính của chúng tôi bị thương hay bị chết, để trả thù, chúng tôi phải giết số dân làng bị tập trung lại. Không phải chỉ có lệnh trực tiếp của viên đại úy, mà cũng còn của binh sĩ nếu họ nghĩ rằng viên đại úy không thể xử lý dân làng, binh lính bắn dân làng. Họ cũng không bao giờ quên bắn thêm lần nữa để cho chắc ăn.” 
Sau khi cậu ta cho những đứa trẻ con Việt Nam 5 -6 tuổi kẹo và thuốc lá, hắn bắn bọn trẻ vào giữa ngực, và sau đó đá chúng ra xa. Tôi ngạc nhiên với hắn và hỏi tại sao hắn lại giết bọn trẻ con vô tội như thế. Cậu ta trả lời “À, bởi vì chúng có thể là trẻ con của Việt Cộng, tôi phải ngăn ngừa sự trả thù trong tương lai của chúng!” Một khi lính tráng giết người và chôn những xác chết, mọi người bắt đầu nghĩ rằng giết người trong chiến tranh là điều tự nhiên.”

Trong thời gian chiến tranh, giá trị của cuộc sống con người là gì? Người ta nói rằng những người chưa từng trải nghiệm qua một cuộc chiến, không thể tưởng tượng ra sự thật của chiến tranh. Điều này có cho phép chúng ta biện minh cho những hành vi sai trái của binh lính Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhân danh chiến tranh? Hay chỉ vì nó là quá khứ, chúng ta có thể che giấu tất cả các việc làm sai trái đầy hổ thẹn dưới cái tên lịch sử?

16 nhận xét:

tội ác đó vẫn còn in đậm sâu trong lòng dân tộc,chúng ta làm sao quên được, tội ác đó người Việt Nam vẫn mãi khắc ghi. nhưng mà cớ sao có một cơ số đối tượng lại theo Mỹ tiếp tục tội ác, tiếp tục diễn những trò lố lắng để bán Việt Nam cho Mỹ, muốn Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ. chúng tôi không thể chấp nhận hành động của các Mỹ, thế nên mãi mãi hành động của các vị chúng tôi khắc cốt ghi tâm. Mãi mãi vấn là kẻ thù của Việt Nam. thế nên phỉ nhỏ vào mấy tên phản động việt kiều lưu vong ở Mỹ hay mấy cái tên phản động viết blog ủng hộ mỹ, cần để cho bọn này thức tình trước bộ mặt cáo giá của mỸ

chiến tranh không ai muốn cả, ngay cả những người lính của hàn quốc chiến đấu, gây tội ác tại việt nam, họ thừa hiểu những nỗi đau mà họ gây ra cho dân tộc việt nam, nhưng là một người lính thì họ phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đáng trách là những người lãnh đạo của các nước đế quốc đó mới là kẻ thù chính gây ra sự đau khổ cho người việt nam

Thật là qua bài viết những con người sống ở trong thời binh như chúng ta mới thấy được hết tội ác của giặc mỹ, và hàn quốc gây ra cho dân tộc việt nam, chúng ta gác lại quá khứ đau thương để hơp tác phát triển đất nước không có nghĩa là chúng ta quên đi những gì mà chúng đã đem lại cho dân tộc việt nam, một nước tự cho mình là dân chủ, là nhân quyền được tôn trọng được đảm bảo, mà sự dân chủ, nhân quyền đó là như thế này đây.

Lực lượng quân Nam Hàn hay Hàn Quốc bây giờ tham chiến ở Việt Nam chính là những thành phần gieo nhiều đau khổ nhất cho người dân ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Lính Park chung Hye càn quét làng mạc giết người vô tội vạ, khi chúng đi gần 1 làng nào mà gặp phục kích chỉ cần 1 lính của nó bị thương nó giết cả làng. Còn tù binh đã rơi vào tay chúng nó xem như còn đau khổ hơn cái chết, đến giờ trong kí ức của những người dân miền Trung còn khắc sâu những đau thương và mối thù sâu sắc này.

Đau lòng nhất bây giờ là những thanh niên trẻ tuổi suốt ngày Oppa, K-Pop. Thậm chí chửi mắng cha mẹ, người thân bỏ nhà ra đi chỉ để được nghe thần tượng biểu diễn....khóc lóc khi gặp thần tượng hoặc quỳ xuống xin lỗi thần tượng....Các bạn xem các bạn đã làm được điều gì tốt đẹp cho cha mẹ hay người thân chưa mà lại có những hành động như vậy với con cháu của những kẻ đã giết hại đồng bào bạn?

Quả thật ngày xưa Việt Nam chúng ta đã hy sinh mất mát quá lớn trong việc giải phóng đất nước khỏi sự xâm chiếm của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp. Tuổi trẻ bây giờ đâu có hiểu những gì mà họ đang được hưởng trong hào bình đã phải đánh đổi bằng biết bao sương máu của cha ông ta, vì vậy hãy suy nghĩ lại, hãy làm những việc có ích cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Bạn gì đó nhận xét không đúng rồi lịch sử Việt Nam chúng ta có rất nhiều người đã hy sinh mình để bảo vệ Tổ Quốc , tuy thế hệ trẻ giờ cũng có người không hiểu gì về điều đó nhưng cũng không phải tất cả mình đã gặp rất nhiều bạn trẻ họ mang trong mình lòng yêu nước không kém gì thế hệ đi trước nhưng vì đất nước chúng ta đang trong một nền hòa bình không giống như thời kì trước , họ mang trong mình một niềm tin vào đất nước niềm tin vào sự lãnh đảo của Đảng còn những người không hiểu biết gì bởi vì họ chưa được dạy dỗ cho đúng đắn thôi .

Tội ác của những kẻ xâm lược lòng tham lam của chúng đã cướp đi biết bao nhiều sinh mạng của người dân Việt Nam , tội ác đó đến muôn đời cũng không thể quên được trong long người dân Việt Nam nhưng chúng ta không bao giờ vì điều đó mà đánh mất đi chính bản thân mình , chúng ta vẫn mong ước nền hòa bình mãi mãi . Con người Việt Nam luôn luôn có lòng yêu nước nồng cháy ở bên trong mỗi người chính vì thế hãy vững tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng chúng ta sẽ thành công trên con đường hòa bình dân chủ


Khi có những chuyện đau thương xảy ra trong chiến tranh, họ lại nói "Đó Là Chiến Tranh mà", nhưng họ đâu có biết rằng những chuyện như thế có thể sẽ không xảy ra nêu họ thắt chặt kỉ luật và đó là 1 cuộc chiến chính nghĩa. " Bất cứ khi nào binh lính của chúng tôi bị thương hay bị chết, để trả thù, chúng tôi phải giết số dân làng bị tập trung lại". Những cái chết vô nghĩa, những đứa trẻ đang ở tuổi mới lớn “À, bởi vì chúng có thể là trẻ con của Việt Cộng, tôi phải ngăn ngừa sự trả thù trong tương lai của chúng!”. Đau lòng quá.

Trong thời gian chiến tranh, giá trị của cuộc sống con người là gì? Người ta nói rằng những người chưa từng trải nghiệm qua một cuộc chiến, không thể tưởng tượng ra sự thật của chiến tranh. Điều này có cho phép chúng ta biện minh cho những hành vi sai trái của binh lính Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhân danh chiến tranh? Hay chỉ vì nó là quá khứ, chúng ta có thể che giấu tất cả các việc làm sai trái đầy hổ thẹn dưới cái tên His

chiến tranh đã qua đi,sự thật phải là để lịch sử minh giám,ko ai có thể chối cãi lịch sử, mọi tổn thất chiến tranh trên đất nước việt nam thì phải trả hết lại cho nhân dân việt nam,hàn quốc cũng vậy,do thời bình mà chúng ta chưa lên án Hàn quốc để giữ mối quan hệ ngoại giao,nếu mà Hàn quốc có 1 động thái gì gây tổn hại đến VN thì hãy nhớ ngày chiến tranh đó

thật là một tội ác dã man của chiến để lại, chiến tranh đã qua đi nhưng để lại trong lòng chúng ta những vết cắt không thể xóa nhòa. Tội ác đó không thể được tha thứ rất rất nhiều sinh mạng vô tội của nhân dân Việt Nam đã phải chết thảm mà không kể xiết. Chúng ta cần lên án những hành động phi nhân đạo đó và ngăn chặn không để chiến tranh xảy ra một lần nữa

Chiến tranh chính là nói sản sinh ra cái ác, là điều mà không một ai mong muốn. Những tội ác diễn ra trong quá khứ nó sẽ không bao giờ phai nhòa trong mỗi người dân Việt Nam nhưng nó cũng là động lực để chúng ta tiếp tục sống và đấu tranh để giữ vừng nên hòa bình của đất nước. Vậy mà tại sao lại có một số kẻ không nhìn nhận ra điều đó mà bán rẻ cả lương tâm để làm tay sai, chó săn cho giặc tìm mọi cách để phá hoại nền độc lập và sự hòa bình này, dùng hai tay dâng nước cho địch cơ chứ. Đây là một lỗi sỉ nhục các người có hiểu không.

Chiến tranh quả thật đã lấy đi của ta quá nhiều lấy đi của đất nuốc chúng ta biết bao năm thay vì phát triển mà phải gồng mình lên đấu tranh chiến đấu với giặc ngoại xâm ,rồi thì những gì mà những kẻ xâm lược cũng như tay sai của chúng đã làm với nhân dân Việt Nam tính mạng con người không được coi trọng họ bắn giết bằng những cách giã man nhất tài nguyên thiên nhiên bị cướp con người bị bóc lột,...Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác.

Quá dã man khi đối xử với con người, dù là lịch sử nhưng tôi vẫn đồng ý cần có sự trừng trị thích đáng cho những kẻ độc ác này, tất nhiên với những người buộc phải thi hành lệnh và có ý thức nhận lỗi thì có thể có khoan hồng

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ