7 thg 9, 2013

Cho con học chữ sớm, nên chăng?


Giáo dục cho con cái luôn là nỗi bận tâm lớn của các bậc cha mẹ. Chỉ khi trở thành những vị phụ huynh thì mới có thể hiểu được nỗi lòng của cha mẹ mong muốn cho con khôn lớn, thành đạt và hơn người. Và cũng dễ hiểu vì sao ngày nay, rất nhiều phụ huynh đã “đầu tư” cho con học chữ ngay từ khi mới 3 - 4 tuổi. Với lý lẽ cho rằng dạy chữ sớm cho trẻ vì trẻ con tiếp thu rất nhanh, nêu để đến lớp 1 mới cho học sẽ rất “phí”. Cho rằng ở độ tuổi mầm non, trẻ con chơi quá nhiều nên phải dành thời gian để dạy chúng học không làm phí thời gian. Như vậy “học thêm” không chỉ là vấn nạn diễn ra đối với học sinh mà còn là vấn nạn đã và đang diễn ra đối với những đứa trẻ mới 3 - 4 tuổi.

Không những suy nghĩ phải cho trẻ học chữ sớm ngay từ độ tuổi mầm non diễn ra trong các bậc phụ huynh mà ngay cả chính những giáo viên dạy tiểu học, những người có trách nhiệm giáo dục cho trẻ từ những bước đi đầu tiên, cũng tự mặc định cho trẻ như thế. “Đa số các trẻ khi vào lớp 1, giáo viên ở các trường đều hiển nhiên cho rằng các bé đã biết chữ và các bé chưa được học chữ ở mầm non khi vào lớp 1 bị các cô giáo chê là học chậm, học kém rồi bỏ mấy bộ " tự bơi". Vì vậy, tôi thấy cần phải xem lại cách giáo dục ở lứa tuổi lớp 1 trước đã, vì ai cũng muốn cho con cái chúng ta học tốt mà vẫn có thời gian để vui chơi. Không những vậy, các trường tiểu học (điển hình ở quận 6) trong thành phố trẻ mới vào lớp 1 đã bắt buộc học ngày 2 buổi (sáng, chiều), tôi không biết bây giờ lớp 1 chương trình nhiều lắm hay sao mà lại bắt trẻ phải học ngày 2 buổi, rồi tối phải đi học thêm không sẽ bị điểm xấu, thời gian đâu mà trẻ nhỏ được vui chơi đây”, bạn đọc có nickname diemthuy28 chia sẻ. Hay như độc giả Nguyễn Sơn bày tỏ: “Năm ngoái, con tôi vào lớp 1, nhập học được vài tuần thì họp phụ huynh học sinh và cô giáo bảo tôi rằng con anh đọc và viết chậm quá, mẫu giáo không cho nó học trước sao? Thế là từ đó đến nay tôi luôn cháu nó đi học thêm (vì gần như trẻ con giờ đều thế)”. Độc giả Xuân Hoa chia sẻ: “Ở lớp mầm non, tôi cũng chỉ cho cháu làm quen với những nét cơ bản, tôi nghĩ vào lớp 1, thể nào cô cũng rèn lại từ đầu, nhưng lại không phải thế...Mà con tôi cũng "xui xẻo", vừa vào học tuần đầu tiên đã có những lời phê như "chữ viết xấu"...Vẫn biết là cô giáo lớp 1 làm việc rất cực khổ, nhưng chuyện không dạy cách viết chữ cho học trẻ ngay từ lớp mầm là không thể chấp nhận”.
Việc cho trẻ nhỏ học trước tuổi thật sự là một điều không nên. Trẻ nhỏ ở độ tuổi đó chưa đủ phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo đưa ra như thế. Việc dạy thêm ở độ tuổi đó sẽ làm cho đầu vào các trường tiểu học không đồng đều. Các cháu được không được dạy trước sẽ bị áp lực và mặc cảm so với các cháu đã được học trước. Tâm lí dạy qua loa ở giáo viên vì cho rằng trẻ đã được học từ sớm khiến các cháu chưa được dạy trước trở nên khép kín hơn. Chưa kể trẻ vừa vào lớp 1, môi trường mới hoàn toàn so với ở mầm non sẽ khiến tạo ra rào cản trong sự thích nghi của trẻ.
Ở các nước tiên tiến, trẻ em mẫu giáo chỉ học để nhận mặt chữ chứ không học viết. Hoàn toàn không có việc dạy trước, nếu trẻ hỏi thì trả lời. Bố mẹ thường cho trẻ chơi các trò chơi xếp chữ, xếp số, ghép vần… mà hoàn toàn không cho trẻ học viết.

Vừa qua, ông Nguyễn Bá Minh, vụ trưởng Giáo dục mầm non phát biểu: "Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ để nhận được sự đồng tình từ phần lớn các bậc phụ huynh.  Bên cạnh đó, với quy định cấm dạy trẻ mầm non trước chương trình lớp 1 cũng như cấm tập tô và viết chữ, nhiều phụ huynh cho rằng cũng phải thay đổi cả phương pháp giáo dục của lớp 1. Vì nhiều ý kiến cho rằng chương trình lớp 1 quá nặng, nếu bố mẹ không cho con học trước sẽ không an tâm. Chưa kể, một số trường tổ chức thi đầu vào lớp 1 buộc bố mẹ phải cho con tập tô và học trước chương trình.

78 nhận xét:

Tôi thấy ở nhiều nước tiên tiến, trẻ em mẫu giáo chỉ học để nhận mặt chữ chứ không học đọc, viết. Hoàn toàn không có việc dạy trước, nếu trẻ hỏi thì trả lời. Bố mẹ thường cho trẻ chơi các trò chơi xếp chữ, xếp số, ghép vần… mà hoàn toàn không cho trẻ học viết. Nước ta nên học hỏi điều này, nên thay đổi lại nền giáo dục

Tôi thấy ở nhiều nước tiên tiến, trẻ em mẫu giáo chỉ học để nhận mặt chữ chứ không học đọc, viết. Hoàn toàn không có việc dạy trước, nếu trẻ hỏi thì trả lời. Bố mẹ thường cho trẻ chơi các trò chơi xếp chữ, xếp số, ghép vần… mà hoàn toàn không cho trẻ học viết. Nước ta nên học hỏi điều này, nên thay đổi lại nền giáo dục

Uhm, Đúng rồi, như bên Nhật Bản chẳng hạnh đây nhìn cách họ giáo dục trẻ con thì biết, trẻ đến trường không phải học chữ đầu tiên mà học cái gì cái gì khác thì phải, nói chung là không liên quan đến việc học hành, cho học sinh có thời gian để làm quen với môi trường giáo dục thôi thì phải

Học chữ sớm thiết nghĩ cũng cần thiết đấy chứ, nhưng mà ở trong một trừng mực nào nhất định đấy thôi , chứ cứ cho chúng nó học sớm quá , không cho chúng có thời gian để vui chơi , nô đùa , thì còn đâu là những đứa trẻ hồn nhiên nữa, nói cách khác chẳng khác gì là cướp đi tuổi thơ của chúng nó

CCASI NÀY THỰC SỰ CŨNG KHÔNG TỐT LẮM, THẾ NGƯỜI TA QUY ĐỊNH TUỔI BẮT ĐẦU ĐẾN LƯỚP LÀM GÌ, VÔ ÍCH AH, CÁI NÀY ĐÃ CÓ SỰ NGHIÊN CỨU KĨ, VÀ CHO THẤY RẰNG, Ở TUỔI PHÙ HỢP THÌ TRẺ SẼ PHÁT TRIỂN TỐT HƠN LÀ CÓ BẮT ÉP TRẺ HOC TRƯỚC

Người xưa có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn", điều đó không chỉ đúng đối với xã hội ngày xưa mà còn đúng cho cả ngày nay, và cả mai sau. Thiết nghĩ việc dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ mẫu giáo là không nên, mà thay vào đó chúng ta phải chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hình thành những thói quen tốt sẽ giúp ích cho trẻ sau này, không chỉ trong học tập mà còn trong rèn luyện, đạo đức, lối sống.

đánh mất cái tuổi thơ của em,cái tuổi được vui chơi chỉ tìm hiểu đơn giản về cuộc sống tiếp cận từ từ,chứ đằng này đã nhồi nhét vào toàn là chứ với các phép toán như thiên tài hết cả rồi.tìm trường cho mẫu giáo còn trực chờ như xin việc thế thì làm sao có một môi trường tốt cho các em được

Việc này cũng không nên cho lắm, vì nếu mà sớm quá cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ đâu, chỉ càng làm cho đứa bé trưởng thành quá sớm mà đánh mất đi tuổi thơ của mình, các cụ nó cấm có sai, tiên học lễ hậu học văn. đầu tiên vẫn nên dạy cho con trẻ biết cách lễ phép , đạo đức trước đã. chứ viết và các môn khác có thế sau này học.

Trẻ con thì vẫn là trẻ con thôi, đừng bắt ép nó quá làm gì, cái gì mà ép thì cũng chín sớm, mà đã chín sớm thì thường không ngon. Do đó hãy cứ để các em được vui chơi, hồn nhiên, hoàn thiện những tư duy của trẻ đi, không nên lo lắng quá làm gì

Trẻ em như búp trên cành, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Hãy để cho những đứa trẻ phát triển theo tự nhiên, khi nào đến đúng độ tuổi mới bắt nó học, còn bé thì cứ để nó vui chơi thoải mái đi. Đừng có áp đặt những suy nghĩ của người lớn cho trẻ con, nó có suy nghĩ được như thế đâu. Mà chắc gì học nhiều và học sớm thì đã giỏi đâu

Theo tôi không nên cho con học sơm, vì trước sau gì chũng cũng chỉ học chừng ấy, nhồi nhét vào đầu chúng quá nhiều sẽ làm chúng mất đi tính thơ ngay tuổi thần tiên. Đừng chạy theo trường điểm hay trường chuyên, có năng lực đến đâu cho cháu học đến đấy.

Bố mẹ thường lo lắng cho con, Sợ con mình không có bằng bạn bằng bè nên nóng lòng cho con học chữ sớm. Điều này là không cần thiết vì bản thân các em chưa có khả năng tiếp thu và nhớ những gì người lớn mang lại. Vì vậy hãy bình tĩnh, không nóng vội làm tội trẻ.

Trong cái thế giới phát triển như ngày nay, nhiều người lo ngại rằng, nếu không cho con mình đi học sớm thì sẽ không theo kịp được với những người khác. Chính những suy nghĩ ấy đã khiến các ông bố, bà mẹ bắt con mình, dù mới độ tuổi lên 3, lên 4 phải học chứ, rồi học ngày học đêm, làm mất đi cả tuổi thơ của các bé. Như thế là không công bằng, trẻ em là phải được vui chơi, phù hợp với lứa tuổi của mình, chứ không phải là học hành.

Tôi thấy hiện nay có rất nhiều phụ huynh cho con mình tiếp xúc với môi trường học đường sớm. Như ở gần nhà tôi, cháu bé mới học lớp 3 thôi mà đã bắt học hết cả tuần, kể cả ngày chủ nhật vẫn bắt con đi học, không còn thời gian cho bé chơi như đúng với như cầu của tuổi thơ nữa. Theo tôi thì đó sẽ là điều có hại rất lớn cho sự phát triển toàn diện của bé.

Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ rang cho con trẻ đi học sớm và học nhiều thì sẽ tốt. Nhưng sự thật thì không hoàn toàn như thế. Cho con trẻ đi học nhiều như thế sẽ khiến áp lực cho trẻ, từ đó trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, luôn sợ phải học, không còn thời gian để vui chơi từ đó dẫn tới trầm cảm và những kiến thức xã hội, kiến thức cuộc sống bé sẽ không được học nhiều, như thế thì bé sẽ không thể phát triển một cách toàn diện được.

Mỗi gia đình,mỗi bậc cha mẹ ai cũng mong muốn cho con cái mình học tập được giỏi giang để sau này giúp ích cho gia đình và xã hội.Chính vì thế mà mỗi người đều có cách dạy dỗ con cái khác nhau.Người thì cho rằng nên cho con đi học thật sớm để nó dễ dàng tiếp thu kiến thức,người lại cho rằng không nên cho con học chữ sớm quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận biết của các em.Mỗi người đều có lí do riêng cua mình nhưng việc cho con học chữ sớm quá sẽ gây ra cho các em sự áp lực và ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.Vì vậy mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy dỗ con cái hợp lí nhất để đạt được kết quả cao nhất.

Mong muốn được cho mỗi người con mình sinh ra đều học hành tiến bộ để sau này có tương lai tốt đẹp hơn.Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dạy con cái đúng cách.Ai cũng có một cách dạy riêng nhưng để đạt được hiệu quả cao thì không nhiều người làm được điều này.Nhiều người đã có cách cho con cái học chữ ngay từ khi còn học mầm non là một việc làm sai lầm.Nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển và cũng như làm cho các bé bị áp lực nhiều hơn dẫn đến chứng tự kỉ.Vì vậy hãy có cách hợp lí để phát triển trí tuệ của con em mình.

Hiện nay thì nhiều bậc phụ huynh cho xu hướng cho con cái học chữ từ ngay những ngày đầu học mẫu giáo.Họ cho rằng như vậy sẽ giúp con em họ có thể tiếp cận được kiến thức sớm hơn để phát triển trí tuệ.Tuy nhiên đó là sự sai lầm của họ.các em ở độ tuổi đó là độ tuổi chơi,nếu để cho các em học chữ sớm như vậy sẽ khiến các em bị thụ động,tự kĩ.sau này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học cũng như cuộc sống của các em sau này.Vì vậy các bấc phụ huynh hãy có cái nhìn đúng đắn về việc dạy con nhỏ để không đi vào con đường sai lầm.

Là bậc sinh thành thì ai cũng mong muốn cho con cái của mình được bằng bạn bằng bè.Sau này được giỏi giang để cuộc sống bớt vất vả khó khăn,tuy nhiên muốn làm được điều đó thì cần phải có cách dạy dỗ con cái làm sao cho tốt và hợp lí nhất.Ở độ tuổi mầm non thì việc làm sao cho trẻ có được cách tiếp cận tốt nhất là điều được nhiều người quan tâm.Tuy nhiên nhiều phụ huynh đã sai lầm khi cho các em học chữ ngay từ ở độ tuổi nhỏ đó.Đây là một sai lầm vì như vậy sẽ làm cho các em bị áo lực nặng nề và làm cho các em không được năng động nữa vì độ tuổi này đang là độ tuổi vui chơi.Vì vậy các bậc phụ huynh hãy tìm cách hợp lí để nuôi dạy con cái sao cho đạt được kết quả cao nhất.

Tùy vào nhận thức và tư duy của trẻ mà có những biện pháp , định hướng học tập cho chúng !
Nếu đứa trẻ nào cũng bắt đua nhau đi học sớm trước tuổi thì đâu cần đến trường lớp để đi học nữa vì chúng đã có đủ tri thức rồi , đến trường học chỉ để học lại kiến thức đã học thôi sao ?

Theo mình ngĩ thì là không nên, trẻ em còn nhỏ phải được vui chơi, phải học lễ phép, học tập hình thành một nhân cách tốt, một ý chí kiên cường, tình thần tốt... những thứ này chỉ được dạy khi còn nhỏ còn để lớn lên thay đổi điều này là rất khó, còn học tập thì chưa vội, sau này có thái độ nghiêm túc học bao giờ cũng chưa muộn.

trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan, câu thơ này thật quá chính xác, là trẻ em nên vui chơi tìm hiểu thế giới, học tập sự lễ phép, học tập thái độ nghiêm túc trong công việc, tập sự cần cù ,chăm chỉ, hiếu thảo.. Còn học tập con chữ thì sau này chưa muộn. Phải học cái gốc xâu xa trước, cái ngọn sau,

Học chữ trước sau gì mà chẳng được, học chữ sớm mà chểnh mảng trong học tập, không nghe lời bố mẹ, không có thái độ nghiêm túc thì cũng không có tác dụng tốt gì cả, ngược lại như thế sẽ rất là nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ phụ huynh phải thật sự tâm lý, thấu hiểu con cái, tạo cho con một tiền đề tốt nhất để tỏa sáng đam mê chứ không phải dập khuôn cho con, tạo sự áp lực cho con trẻ

Theo mình nghĩ là không nên, vì trẻ em còn nhỏ, việc học tập con chữ chưa đáng quan trọng, mà hãy cho trẻ vui chơi hết mình, phát huy hết khả năng , trí thông minh của bản thân, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú trong công việc, thái độ như thế nào mới là quan trọng, giai đoạn nhỏ này nên dạy trẻ học làm con người trước khi dạy văn hóa cho trẻ

Học chữ sớm muộn gì mà chẳng được, thời này chẳng có ai mù chữ đâu. Đừng nên vô hình chung tạo nên áp lực cho trẻ mà hãy dạy cho trẻ cách trở thành một người tốt, một công dân có ích cho xã hội trước đã, rồi hãy dạy học văn, như cha ông ta thời xưa đã dặn, đừng bao giờ để trẻ mất đi sự hồn nhiên, vui tươi của tuổi thơ, cho trẻ một tuổi thơ đúng nghĩa của nó

Cha ông ta có câu Tiên Học Lễ - hâu học văn cấm có sai, trẻ em thì phải vui chơi học cách làm con người trước, vì thế các bậc phụ huynh ngày nay phải nhận thức rõ điều trên, không phải cứ tạo áp lực, nhét sách vở còng lưng con là sẽ có một đứa con giỏi giang, sẽ thành như ước mơ của họ,.

Thật buồn cho các em còn ít tuổi đã bị bắt ép nhồi nhét làm nhưng việc không phù hợp với tuổi của các em. các em là nhưng đứa trẻ ngây thơ trong sáng mà không được vui chơi. Tôi thấy ở nông thôn người ta không ép con cái đi học sớm. Chỉ có trên thành phố các bậc cha mẹ mới làm thế.

Lứa tuổi mầm non là dộ tuổi còn non nớt của các em , chúng ta không nên bắt ép các em phải học sớm như vậy. Cái gì mà gượng ép cũng đều gây ra hậu quả xấu. Bố mẹ ép con học sớm đã vô tình làm mất đi thời gian vui chơi của các bé, các em còn đang tuổi ăn tuổi chơi, còn đang bỡ ngỡ khám phá thế giơí nay đã ép các em vào khuôn mẫu với sách vở. Thử hỏi như thể sao các em có thể phat triển toàn diện được. Kính mong các bậc phụ huynh xem xét để có kế hoạch đúng đắn cho con mình.

Việc cho trẻ nhỏ học trước tuổi thật sự là một điều không nên. Trẻ nhỏ ở độ tuổi đó chưa đủ phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo đưa ra như thế. Việc dạy thêm ở độ tuổi đó sẽ làm cho đầu vào các trường tiểu học không đồng đều. Các cháu được không được dạy trước sẽ bị áp lực và mặc cảm so với các cháu đã được học trước. Tâm lí dạy qua loa ở giáo viên vì cho rằng trẻ đã được học từ sớm khiến các cháu chưa được dạy trước trở nên khép kín hơn. Chúng ta hãy trả lại đúng ý nghĩa tuổi thơ cho trẻ nhỏ như Bác Hồ đã từng nói "Trẻ em như búp trên cành".

Việc cho con trẻ học sớm dầu có biết là không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, nhưng với cái kiểu chạy theo thành tích như hiện nay, việc bội thực kiến thức là thường xuyên xảy ra đối với lớp học sinh bây giờ, nhất là đối với trẻ cấp 1 cấp 2, nhìn mà thương mấy em, người thì bé mà đem theo cái cặp nặng hơn cả người, không hiểu nhiều bậc phụ huynh mong muốn gì từ con em họ nữa

Việc cho trẻ học chữ sớm giờ đây là một phong trào có thể nói là lan rộng ra tất cả các ông bố bà mẹ, vì tâm lí cho rằng như thế trẻ sẽ giỏi hơn chúng bạn hoặc là để con mình không thua kém bạn bè mà nhiều ông bố bà mẹ bắt con học chứ sớm, đó không phải là điều quá xấu nhưng thật sự không tốt khi mà trẻ chưa đủ tuổi đến trường trí lão chưa thực sự phát triển hết mà lại nhồi nhét những kiến thức quá tải so với tuổi của nó, làm cho trẻ có một tuổi thơ bị nhồi nhét không được vui chơi, khiến cho tâm hồn trẻ không trong sáng như những gì mà đáng ra trẻ có được.

Không nên để trẻ học chữ sớm quá tại vì tuổi mầm non chủ yếu dạy cho trẻ tư duy về nhận thức cơ bản và giúp trẻ phát triển trí thông minh là chính thôi. Nhiều gia đình cứ ép con cái học chữ sớm vì thấy khi con biết chữ sớm thì khi học cấp 1 sẽ có nhiều lợi thế hơn và điểm sẽ cao hơn nhưng thực tế cho thấy cùng lúc đó thì nhiều trẻ còn chưa biết các sự vật xung quanh tên là gì và tư duy logic của trẻ kém hơn là những đứa trẻ khác.

Đây là một thói quen, một xu hướng không tốt, thiếu khoa học khi cho trẻ học chữ sớm. Nhưng khi mà gia đình bắt buộc phải cho con học chữ sớm vì đến cấp một giáo viên lại bắt các em phải học chữ sớm thì đây là một sự thiếu đồng bộ trong giáo dục. Bộ giáo dục, gia đình và nhà trường cần có những biện pháp cụ thể, cần có những sự phối hợp với nhau để đảm bảo cho trẻ được phát triển một cách toàn diện, đúng theo khoa học.

Học trước cũng tốt nhưng không phải kiểu bắt ép con em học ! kiểu như mày không học tao không mua đồ chơi hay đại loại gì đó ! có lẽ những người dậy trẻ hay ba mẹ nên tìm một phương pháp mà vừa học được chữ nhưng tính vui chơi giải trí luôn có trong nhưng buổi học "" trá hình "" đó :) nói thì hơi quá nhưng đúng là trá hình khi vẫn cho con me vui chơi thoải mái nhưng xen lẫn là những chữ cái những câu hỏi mà các bé có hứng thú trả lời và tìm hiểu. nếu là được điều đó ắt hẳn việc học chữ sớm hoàn toàn là dễ dàng và đúng cách !

Ngày nay, các bậc phụ huynh đang hướng cho con em mình vào đường học từ rất sớm, đi học ngày 2 buổi vất vả trên vai cắp theo thật sự là quá nhiều sách vở, chương trình học như vậy là quá tải đối với các em, vì các em còn quá nhỏ. Học nhiều như vậy sẽ gây cho các em nhiều áp lực, ảnh hưởng đến sự phát triển của các em, không phải cứ học nhiều là tốt, mà cần chú trọng đến chất lượng, các em vẫn đang ở tuổi chơi, tuổi ngủ, cần để các em có thời gian phát triển đúng theo độ tuổi, không nên quá gượng ép theo cách nhìn của người lớn.

Bác Hồ đã dạy: "trẻ em là búp trên cành, biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan", người lớn hiện nay chỉ chú trọng đến việc dạy con cái kiến thức, cái mà họ nghĩ là quan trọng nhất mà quên đi các thứ khác cũng quan trọng không kém như đạo đức, lối sống tốt. Dù có kiến thức cao đến đâu, nhưng thiếu sót những thứ đó, cũng là sự thiệt thòi đối với các em. Các bậc phụ huynh cần xem xét kỹ, để có hướng dạy dỗ phù hợp với con mình.

Đúng là cần phải xem xét lại cách thức giảng dạy của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay. Khi mà chương trình học của các em học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp 1 quá nặng, ở cái tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi vui, tuổi chơi, đây là tuổi thơ nơi nuôi dưỡng tâm hồn các em mà các em lại phải ngày cắp sách tới trường 2 buổi, tối về đi học thêm tiếng anh, tiếng pháp, học xong về thì làm bài tập về nhà, làm xong thì cũng đủ mệt để đi vào giấc ngủ thì làm gì có thời gian cho các em vui chơi, cho tâm hồn của các em phát triển. Dù việc tập cho các em cách học sớm là có lợi nhưng cũng cần để xem học như thế nào là đủ là tốt nhất chứ không cứ phải học thật nhiều, học cả ngày mới là thượng sách. Hãy để các em học tập, vui chơi phù hợp với lứa tuổi.

Con cái luôn là niềm tự hào, niềm hy vọng, niềm vui của cha mẹ, vì vậy những người làm cha làm mẹ luôn cố gắng hết sức cho con mình có điều kiện tốt nhất để phát triển, và mong muốn con mình giỏi giang, bằng bạn, bằng bè. Theo phong trào hiện nay, các bậc phụ huynh cho con mình đi học thêm rất nhiều môn từ khi còn rất nhỏ, mới chỉ chập chững bước vào lớp một, hay còn nhỏ hơn. Như vậy là đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em, ở tuổi các em không nên học quá nhiều như vậy, những kiến thức ấy vẫn còn quá sức của trẻ. Chúng ta nên cho các em học theo chương trình hợp với độ tuổi không nên ép các em học trước, như thế sẽ không chỉ không mang đến hiệu quả mà còn có thể làm hại đến các em.

Ở nước ta hiện nay, việc học thêm của các em học sinh cấp 1 hay mới chuẩn bị vào lớp một đã không còn xa lạ. Các bậc phụ huynh không tiếc tiền, công sức đầu tư cho con em mình đi học để con có kiến thức, không thua kém bạn bè, đó cũng là một điều tốt nhưng cũng cần cân nhắc đến mức độ kiến thức, cường độ học tập mà các bậc phụ huynh đang ép các em phải theo khi các em còn quá nhỏ. Với thời lượng và cường độ học tập lớn như vậy, các em đâu còn thời gian tâm trí cho những trò chơi vui tươi, trong sáng giúp nuôi dưỡng tâm hồn. Học sớm có cái lợi nhưng chỉ lợi nếu vừa đủ, chứ quá mức thì sẽ làm phản tác dụng.

-5 tuổi là giai đoạn trẻ có nhu cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh… Trẻ chưa đủ trưởng thành để ngồi yên một chỗ quá lâu, tay trẻ chưa đủ khéo để uốn cây bút viết chữ theo ý muốn. Không phải ngẫu nhiên mà có quy định 6 tuổi mới cho trẻ đi học. 6 tuổi là mốc tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất, tinh thần, độ khéo léo… thích hợp nhất cho việc học theo một chương trình đào tạo. Với trẻ dưới 6 tuổi, học trước sẽ gây hại cho trẻ về nhiều mặt: trẻ mất cơ hội vui chơi để rèn luyện cơ thể, rèn luyện kỹ năng sống, độ khéo léo của bàn tay, sự tập trung của tư duy

Cho con học thêm từ khi còn nhỏ là việc làm của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Phụ huynh nghĩ rằng cứ học thêm là con mình sẽ học giỏi, muốn con mình thông minh, thành đạt sau này. Nhưng cũng rất nhiều phụ huynh cho con học thêm để bằng bạn bằng bè, thấy người ta học thì mình cho con học, học theo xu hướng. Nhưng họ không nghĩ rằng học có hiệu quả mới nên cho con học, không nên bức ép trẻ khi tư duy của trẻ chưa hình thành để học tập khi còn quá trẻ, trẻ cần có thời gian để phát triển tư duy của mình đã. Nếu con bạn sinh ra đã mang sẵn gen của một người giỏi thì sau này làm gì nó cũng giỏi, không cần phải ép chúng học khi còn quá nhỏ.

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Câu nói này quả là vẫn không trái với các quan điểm khoa học ngày hôm nay. Việc dạy chữ cho con trẻ sớm quá có lẽ là không nên, vì ở mỗi độ tuổi đều có những đặc điểm sinh lý riêng, trẻ con mà bắt chúng học sớm quá thì lợi bất cập hại, và việc học chữ sớm sẽ làm mất đi phần nào sự phát triển còn mang tính ngây thơ của trẻ.

Ở nước ta hiện nay tình trạng cho trẻ em học chữ sớm đang rất phổ biến.Đây là một sai lầm vì như vậy sẽ làm cho các em bị áo lực nặng nề và làm cho các em không được năng động nữa vì độ tuổi này đang là độ tuổi vui chơi.Chỉ nên cho trẻ phát triển tư duy bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tìm tòi và phát triển tốt

Học sớm thì biết sớm nhưng mà nên ở trong một trừng mực nào nhất định đấy thôi , học chứ sớm quá thì chúng nó làm gì có thời gian để vui chơi , nô đùa , thì còn đâu là những đứa trẻ hồn nhiên nữa, nói cách khác chẳng khác gì là cướp đi tuổi thơ của chúng nó cả. Làm thê thì không nên

Bây giờ trẻ con học chứ sớm quá , ngày xưa mình đi học mẫu giáo đâu có biết chữ đâu cơ chứ , sau này đi học cấp 1 thì bắt đầu mới học chữ , học văn hóa chứ , giờ đứa em gái đi học mẫu giáo mà cũng đã tập tọe học chữ rồi , học sớm quá thì không nên một chút nào cả

Hồi nhỏ cứ trách sao bố mẹ bắt mình học nhiều thế , nhưng giờ lớn mới thấy cũng là do bố mẹ thương mình nên bắt đi học nhiều thôi , bố mẹ nào chẳng thế , chẳng muốn con minh tài giỏi , học giỏi , hiểu biết nhiều , nhưng cũng phải cho con mình có những khoảng thời gian , không gian riêng cho chúng phát triển một cách tự do , vui chơi với bạn bè chứ , đừng nên cướp mất tuổi thơ của chúng nó

Có câu tiên học lễ , hậu học văn mà , phải dạy cho trẻ con lễ nghĩa trước rồi mới cho chúng học văn hóa , học chữ , với cả việc học tập phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như các nhiều hình thức giáo dục xã hội thì mới phát huy tối đa hiệu quả của việc giáo dục cho trẻ con , điều này cũng cần phải được xem xét lại , có nên thay đổi hay không?

trẻ nhỏ đến tuổi thì học không thể bắt trẻ trở thành thiên tài được, sự phát triển của trẻ phải tự nhiên dần dần một cách hợp lý, phù hợp với lứa tuổi của trẻ vui chơi các hoạt động của trẻ là vô cùng cần thiết cho trẻ cái thế giới quan của chính mình ước mơ của chính mình

Hiện nay, các ông bố bà mẹ nào cũng muốn con cái mình được sống trong hoàn cảnh, môi trường tốt nhất. Ai ai cũng muốn cho con vào trường điểm, rồi ai ai cũng cho con tiếp xúc với giáo dục từ rất sớm. Điều này nếu tác động vừa phải thì sẽ đem lại công dụng hiệu quả đến nền tảng học tập của con cái, nhưng nếu như quá coi trọng vấn đề này thì chính những ông bố bà mẹ lại là những người cướp đi tuổi thơ của con cái họ

Nhắc đến trẻ con bây giờ người ta ít thấy được sự hồn nhiên vô tư trong ánh mắt lũ trẻ như ngày xưa nữa. Đến trường mẫu giáo thì phải đối mặt với sự bạo hành rình rập, học chữ quá nhiều không vừa sức với lũ trẻ cộng với tác động từ môi trường sống, xã hội khiến cho tuổi thơ trẻ con không được hoàn thiện. Các bậc làm cha, làm mẹ hãy nuôi dưỡng cho con em mình một tuổi thơ hồn nhiên để làm nền tảng cho các bé bước vào đời chứ không phải đặt kỳ vọng quá sớm, gây áp lực lên tâm lý đứa trẻ, như thế có thể gây ra phản tác dụng

Nhìn trẻ con bây giờ học chữ từ khi học mẫu giáo thật khiến cho người ta đáng ngại về nền giáo dục ở nước ta. Nếu như ở các nước trên thế giới trẻ con được vui đùa, học hành vừa sức đối với tuổi thì ở Việt Nam lại đi ngược lại xu thế này khi mà các ông bố bà mẹ cứ cho rằng cho con học hành từ sớm thì sẽ đem lại khả năng học tập tốt cho lũ trẻ sau này. Nhưng nếu như học hành quá sớm và quá sức sẽ khiến cho trẻ con mất đi tuổi thơ hồn nhiên

Con cái là niềm hy vọng của cha mẹ, điều này đúng. Lúc nào cha mẹ cũng muốn cho con mình được sống trong một môi trường tốt nhất, được học tập trong lớp học tốt nhất. Tình hình phụ huynh cho con học chữ từ sớm và cho con học thêm nhiều như hiện nay đã khiến cho những đứa trẻ không còn thời gian rảnh rỗi để vui chơi, nô đùa. Tiếp xúc với việc học tập từ sớm sẽ tạo ra áp lực tâm lý lên trẻ con, như thế thật không tốt chút nào

Trẻ em là mầm non của xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, từ sự dạy dỗ cho trẻ em từ những ngày đầu tiên là vô cùng quan trọng. Cần phải cân nhắc phương pháp dạy thật kĩ khi dạy dỗ trẻ em từ những ngày đầu thế này

mình nghĩ là ko nên, mình nghe nói ở nhật, trẻ em đến lớp 3, 4 mới học chữ,còn trước đó chủ yếu là học các kỉ năng sống cần thiết trong xã hội. Ko biết có đúng hay ko nữa

Keywords: dong co dien xoay chieu khong dong bo 3 pha


học sớm hay không cũng chẳng giải quyết được gì đâu , chẳng qua chỉ làm mất đi thời gian của con trẻ mà thôi, không hiểu rằng mai đây khi mà khối lượng kiến thức ngày một tăng luôn như thế này nếu các bậc cha mẹ muốn con em mình bắt kịp nhân loại thì phải cho con học từ năm mẫu giáo mất :)))

con chữ là một thành tựu của nhân loại, việc giáo dục con trẻ là điều đáng hoan nghênh tuy nhiên nếu với kiểu giáo dục phản khoa học như thế này thì chẳng mấy chốc mà chúng ta mất đi hết các nhân tài, vì trẻ em cần được vui chơi, thể dục thể thao để nâng cao thể chất trí lực một cách toàn diện chứ học ở đây không phải cứ ôm một đống sách nhồi vào có thể thành giáo sư tiến sĩ được đâu hơi những người cha mẹ ngốc nghếch ạ

đấy cứ nhồi nhét con trẻ học cho lắm rồi thì đến cận thì, lòi tĩ ra, rồi thì trầm cảm, tự kỉ, các bênh về thần kinh và dạ dày hiện nay chủ yêu là phần lớn ở độ tuổi học sinh ở nước ta cao hơn hẳn các nước khác trong khu vực, tại sao lại nhiều như vậy ư, cứ xem cách giáo dục ở các bậc phụ huynh hiện nay thì chúng ta biết, vậy cần phải cải cách lại lối suy nghĩ giáo dục con chữ con em đến từng bậc cha mẹ

Tôi thực sự không nên gò bó các em như vậy học chữ quá sớm sẽ làm mất đi sự hồn nhiên ngây thơ của các em, khoa học đã chứng minh độ tuổi để bắ đầu học chữ có các bé, các phụ huynh nghĩ sao học trước thì giỏi hơn các bạn khác có lợi hơn so với các bạn khác sao hoàn toàn sai lầm, khi các bé đến tuổi đến trường học lại những cái j mình đã học các bé sẽ thấy nhàm chán và không tập chung học vậy hiệu quả là đâu đây

Theo mình việc này cũng không nên cho lắm, vì nếu mà sớm quá cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ đâu, chỉ càng làm cho đứa bé trưởng thành quá sớm mà đánh mất đi tuổi thơ của mình, các cụ nó cấm có sai, tiên học lễ hậu học văn. đầu tiên vẫn nên dạy cho con trẻ biết cách lễ phép , đạo đức trước đã. chứ viết và các môn khác có thế sau này học.

Học chữ trước sau gì mà chẳng được, học chữ sớm mà chểnh mảng trong học tập, không nghe lời bố mẹ, không có thái độ nghiêm túc thì cũng không có tác dụng tốt gì cả, ngược lại như thế sẽ rất là nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ phụ huynh phải thật sự tâm lý, thấu hiểu con cái, tạo cho con một tiền đề tốt nhất để tỏa sáng đam mê chứ không phải dập khuôn cho con, tạo sự áp lực cho con trẻ

Ngày nay, các bậc phụ huynh đang hướng cho con em mình vào đường học từ rất sớm, đi học ngày 2 buổi vất vả trên vai cắp theo thật sự là quá nhiều sách vở, chương trình học như vậy là quá tải đối với các em, vì các em còn quá nhỏ. Học nhiều như vậy sẽ gây cho các em nhiều áp lực, ảnh hưởng đến sự phát triển của các em, không phải cứ học nhiều là tốt, mà cần chú trọng đến chất lượng, các em vẫn đang ở tuổi chơi, tuổi ngủ, cần để các em có thời gian phát triển đúng theo độ tuổi, không nên quá gượng ép theo cách nhìn của người lớn.

Học sớm thì biết sớm nhưng mà nên ở trong một trừng mực nào nhất định đấy thôi , học chứ sớm quá thì chúng nó làm gì có thời gian để vui chơi , nô đùa , thì còn đâu là những đứa trẻ hồn nhiên nữa, nói cách khác chẳng khác gì là cướp đi tuổi thơ của chúng nó cả. Làm thê thì không nên

ngày xưa con nít vô tư chơi đùa hết cái tuổi ngây thơ rồi mới tập tẹ lớp một tập đọc.luôn có ánh mắt ngây ngô nhìn đời.thế mà bây giờ thay vì con mắt đó là những cặp kính dày cộm và sau lưng là những balo đầy sách vở.đầu óc không đơn giãn là vua đùa ăn chơi mà cõng thêm tiếng anh học toàn văn trước chương trình,bố mẹ đi làm nhốt con ở trong nhà,đầu biết ánh mắt trẻ thơ đang nhìn qua khung cửa nhà

Đứa bé như tờ giấy trắng. Người lớn tô mau gì sẽ lên màu đó. Nguyên vẹn và rõ ràng. Khi còn nhỏ cần hay làm người, dạy cách sống và ngoài ra dạy đọc dạy viết. Vì đọc sớm, viết sớm giúp trẻ đọc những tri thức sớm.

bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình vừa khỏe mạnh, thông minh lại thành đạt về sau. Nhưng như Bác Hồ từng dạy " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" hay" Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan". Dù chúng ta không thể để những đứa trẻ phát triển một cách hoang dã nhưng cũng nên khuyến khích chúng tự phát triển bản thân theo những chuẩn mực và những khả năng của chúng.

Học chữ sớm là cái tốt, mà cũng tùy từng người mà thôi, nếu trẻ không thích và thực sự không có hiệu quả hoặc phản tác dụng thì ngay lập tức cần dừng ngay những phương pháp giáo dục ấy lại chuyển sang một hình thức giáo dục nhẹ nhàng phù hợp hơn, theo tôi cứ dạy từ dễ tới khó trước để phù hợp vs khả năng của trẻ

Bắt trẻ học chữ ngay từ khi mẫu giáo, đối với đa số trẻ em là phản khoa học. Lứa tuổi đó đang là lúc chập chững hình thành nhân cách con người, nên dạy trẻ những thứ khác, chơi là chính. Ngành giáo dục hiện đại của nước ta và thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này và thực tiễn đã chứng minh những điều đó.

Có lẽ trước hết Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền cho những bậc cha mẹ hiểu được khoa học trong giáo dục con cái họ trước đã. Họ là những người quyết định mà. Đi kèm với đó là những quy định, cơ chế đối với ngành giáo dục các cấp cho phù hợp. Còn cầu thì còn cung, hết cầu hết cung mà.

Họ cứ nghĩ cho con mình học nhanh hơn một chút, sớm hơn một chút là tốt, đâu ngờ tác dụng lại ngược lại. Có lẽ rằng kỹ năng nuôi, dạy con cái là điều hết sức cần thiết, cấp thiết khi mỗi cặp vợ/chồng có ý muốn sinh con. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai mà.

Với con người Việt Nam, con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Họ quan tâm tới tương lai của con cái như vậy là đương nhiên rồi. Nhưng có lẽ hơi quá lời khi nói câu: "Nhiệt tình + ngu dốt = Đại phá hoại". Đời con người mỗi giai đoạn chỉ trải qua một lần, trẻ em cũng vậy, tuổi thơ của chúng không thể quay trở lại được. Mỗi bậc cha mẹ hãy ý thức hơn điều đó.

Muốn đổi mới nền giáo dục Việt Nam thì việc đổi mới tư duy, trang bị kiến thức cho mỗi bậc làm cha, làm mẹ có lẽ là một khâu hết sức quan trọng. Họ là người có ảnh hưởng rất lớn, là một trong 3 trụ cột của môi trường giáo dục "Gia đình - nhà trường - xã hôi".

Khổ một nỗi rằng nếu như không cho các con đi học từ mẫu giáo thì sợ con không theo kịp các bạn viết các bạn cũng được bố mẹ cho đi học, hon nữa khi nhận các em vào lớp 1 các cô đòi hỏi các em phải đọc thông viết thạo bảng chữ cái, ghép chữ và thậm chí phải viết được đầy đủ họ tên của mình. Liệu chăng nó có quá sức với các em hay không? "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ học hành là ngoan". Tại sao người lớn đòi hỏi ở các em quá cao như vậy, nó có quá sức với con em của mình không?

Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình phát triển bình thường, khỏe mạnh, ngoan ngoãn và học hành giỏi giang. Chính vì cái tâm lý đấy của bậc làm cha làm mẹ nên bây giờ họ nhồi nhét con cái họ ghê quá, nào là ăn uống, học hành, chiếm hết cả thời gian vui chơi của các con. Khiến cho các con trở thành những con gà công nghiệp, kiến thức sách vở có thể các con giỏi giang đấy nhưng những kỹ năng mềm thì các con chả biết gì? Ngày xưa thời các bố các mẹ có học hành gì mấy đâu, chỉ học có nửa ngày còn nửa ngày ở nhà chơi, vậy mà các bố các mẹ vẫn là kỹ sư, bác sĩ. Vậy thì tại sao không để cho các con chơi và học mà bắt các con học nhiều như vậy làm gì? Nếu học nhiều mà giỏi mà ngoan thì có lẽ các phụ huynh đã nhận thức sai mất rồi.

Các bố các mẹ muốn con mình trở thành nhân tài hết rồi. Các con ngoài nhiệm vụ ăn và học ra thì các con không phải làm gì, đi học về các con chỉ biết làm bạn với máy tính bảng, xem phim hoạt hình bảo sao các con không bạo lực, bảo sao các con không cầm dao giết bố giết mẹ. các con còn bé bắt các con đi học thì các con phải đi, nhưng các con lớn cứ bắt các con mãi sao được. Bố mẹ cứ thấy các con xách cặp đi về là yên tâm, nhưng biết rằng các con đến trường các con có học hay không. Nếu cứ còn tồn tại những suy nghĩ như ngày nay thì chính bố mẹ là người làm hỏng các con.

Việc này tưởng chừng như là tốt ai nhìn vào cũng khen là con họ giỏi nhưng thực sự về khoa học mà nói thì họ đã sai lầm vô cùng lớn..thật ra mà nói thì để học cái chữ và kiến thức cơ bản thì nó rất là dễ không cần phải ép như vậy chúng cũng có thể học được, điều quan trọng là những cái khác cần có độ thông minh...mà theo khoa học thì ở lứa tưổi trẻ em là lứa tuổi cần được chơi nhiều học ít để cho não bộ thả sức phát triển..họ là vậy khiến não bộ của trẻ haọt động quá mức khiến khó có thể phát triển được và có thể là hại đến sự phát triển sau này

Việc cho con trẻ học chữ sớm hay muộn thì không thể bàn luận nhiều được, vì bản chất tùy thuộc vào sự phát triển của những đứa trẻ. Có những đứa trẻ phát triển sớm thì chúng ta nên cho nó học sớm, có những đứa thì lại học muộn. Tốt nhất chúng ta cần nhìn nhận vào thực tiễn và nhu caafiu của con trẻ để có cách thức giáo dục tốt nhất.

Không nên cho con trẻ vượt sức của nó quá lớn bởi đó là điều nên tránh không nó sẽ bị tổn thương về tư duy. Nhiều cha mẹ mong muốn con mình sau này giỏi giang nên đã thúc ép con trẻ của mình học chữ và làm toán sớm. Chính điều này nhiều khi có tác dụng ngược làm hại đén tư duy và tâm lí của những đứa trẻ. hãy để thuận theo tự nhiên, không nên thúc ép nó.

Bài toán đặt ra cho các nhà chức tránh là phải làm thế nào việc học của trẻ nhỏ không quá nặng nề, đạt mục tiêu là được vui chơi khám phá thế giới xung quanh nhưng việc học tập vẫn được đảm bảo. Còn ý kiến không cho trẻ tập viết tập vẽ ở lớp 1 thì đến lớp mấy mới được tập bây giờ.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ