3 thg 9, 2013

VĂN HÓA GIAO THÔNG - ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN LÊN TIẾNG

    Ngày nay, trong xu thể hội nhập của các nước trên thế giới, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Cũng chính về xu thế đó đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức. Nhưng cần phải khẳng định rằng, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong những năm sau đổi mới là một bước ngoặt lớn của lịch sử phát triển dân tộc. Thử soi lại vị thế cũng như điều kiện của đất nước trước những năm diễn ra Đại hội lần thứ VI, khi mà chúng ta chưa tiến hành công cuộc đổi mới, chế độ tem phiếu đang chiếm phần chủ yếu trong lao động, cũng như trong kinh doanh thì phải tự nhận thấy rằng Việt Nam quá lạc hậu so với các nước trong khu vực chứ chưa kể đến các cường quốc trên thế giới. Ấy vậy mà chỉ trong một khoảng thời gian gần 30 năm sau, Việt Nam đã hoàn toàn mang một bộ mặt khác về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, chính trị đối ngoại…. Nhân dân Việt Nam tự hào vì dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cũng như sự cố gắng phấn đấu của cả một sức mạnh tổng hợp của dân tộc, đất nước ta đang ngày càng tiến lên cùng với sự phát triển của nhân loại.    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được chúng ta còn nhiều vấn đề còn hạn chế, chưa khắc phục được. Ở đây trong giới hạn của bài viết, tác giả chỉ đưa ra một hạn chế nho nhỏ đang diễn ra trong thực tế, đó là vấn đề về văn hóa giao thông.
    Quả thực khi đề cập đến vấn đề này nó không phải là vấn đề mới mẻ gì cả, tuy nhiên theo cảm quan của tác giả cũng như thực tế đang diễn ra thì vấn đề văn hóa giao thông ở Việt Nam có vẻ như đang ngày càng bị “sao nhãng”. Vì sao vậy, chúng ta sẽ cùng lạm bàn về một số nguyên do:
    Để tìm hiểu về văn hóa giao thông, trước hết chúng ta cần phải hiểu cụ thể về khái niệm của nó.
    Văn hóa giao thông đó là một biểu hiện cụ thể của văn hóa nói chung, đó là văn hóa nơi công cộng, là tập hợp cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông
    Nói một cách chung nhất, văn hóa giao thông nó bao gồm 02 yếu tố: Tính pháp lý và tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Trong hai yếu tố này có rất nhiều biểu hiện của nó: đó có thể là ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, là ý thức gương mẫu khi tham gia giao thông, ý thức bảo đảm an toàn tài sản, an toàn giao thông công cộng; hay đó đơn giản chỉ là việc xử sự, mối quan hệ giữa con nguời với con nguời khi tham gia giao thông, là việc cứu giúp người khác bị rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông…. Ngoài ra nó còn vô vàn những biểu hiện khác thể hiện về văn hóa giao thông.
    Ấy vậy mà thử nhìn lại những biểu hiện về văn hóa giao thông đó nó được thể hiện ở Việt Nam như thế nào. Hay đó là những hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm chở quá số người quy định đi ngược chiều; điều khiển phương tiện khi trong người đang nồng nặc mùi cồn…
    Tôi cũng đã từng chứng kiến cảnh tượng các cậu ấm cố chiêu sau giờ tan lớp kẹp ba, kẹp bốn dàn hang hai ba đi trên phố như đi ở chốn không người. hay có anh chị nào đấy lãng mạn vừa cầm ô, vừa nghe điện thoại di động lại vừa điều khiển xe máy. Thậm chí khi xảy ra va quệt thì thoái thác trách nhiệm, bỏ chạy hoặc văng những câu chửi tục không thể nào nghe lọt tai được.
    Đấy chỉ là một vài biểu hiện thể hiện thực trạng về văn hóa giao thông của Việt Nam đang diễn ra như thế nào. Tất nhiên đây không phải là tất cả bộ mặt của giao thông ở nước ta, nhưng có vẻ như những biểu hiện trên đây nó càng ngày càng tăng lên và dần dần nó trở thành một hiện tượng khó có thể chối bỏ của giao thông Việt Nam.


(Ách tắc giao thông ở Việt Nam đang là vấn đề nan giải)


    Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực để đạt được các mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, y tế giáo dục…. Tác giả thiết nghĩ rằng những mặt trái của vấn đề văn hóa giao thông nêu trên đây chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được với sự đồng tâm hiệp lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nếu có một hệ thống những giải pháp tốt, được sử dụng một cách đồng bộ, với nỗ lực của toàn dân chắc chắn đây sẽ không phải là mối lo ngại của đất nước Việt Nam trong một tương lai không xa.
    Khi lạm bàn về các giải pháp khắc phục những mặt trái của vấn đề văn hóa giao thông, tác giả cũng có một vài ý kiến xin nêu ra và mong được sự góp ý của mọi người. Theo tác giả, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
    - Trước hết cần phải nâng cao sự quản lý của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến giao thông như: Về quản lý việc thi, cấp giấy phép lái xe, sang tên đối chủ; Về siết chặt hệ thống luật lệ an toàn giao thông; Về thực hiện mối quan hệ với các cơ quan hữu quan khác để tăng cường quản lý giao thông…
    - Tiếp đến, cần phải nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông; tiến hành tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về vấn đề an toàn giao thông;
    Cần phải có những biện pháp để tăng cường hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống giao thông (cả đường bộ, đường thủy, đường không…)
    Tất nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả cần phải sử dụng nhiều giải pháp hơn nữa và cần phải huy động được sức mạnh của toàn dân mới hi vọng có hiệu quả.
    Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ xin trình bày một số điều xung quanh vấn đề văn hóa giao thông đang ngày càng xuống cấp như đã nêu. Xin ý kiến của đông đảo mọi người về vấn đề cấp thiết này đang diễn ra hiện nay./.


Bình Toti@

89 nhận xét:

Nhiều lúc thấy xấu hổ với dân mình. Mỗi lần trời mưa ngập thì y như rằng có những tay lái lụa chạy rẽ nước làm cho mọi người xung quanh té bẩn và ướt hết. Còn đại đa số là không bao giờ nhường nhau. Miễn sao mình đi được còn người khác thì mặc kệ. Văn hóa giao thông kiểu nông thôn, chen lẫn xô đẩy như đi xem phim chiếu lưu động.

Nói đến giao thông là nói đến sự nhức nhối. Nhiều vắn đề chứ không phải riêng gì văn hóa. Tôi nghĩ đơn giản không phải hoan toàn do ý thức của người dân mà do cơ sở hạn tầng mình manh mún, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đường nhỏ, thoát nước kém, người đông, phương tiện cũ và đa dạng. Cộng với nó là sự quản lý kém hiệu quả và khoa học của bộ GTVT nên giao thông luôn nhắc nhối.

văn hóa giao thông hiện nay đúng là một vấn đề nan giải, để khắc phục được vấn đề này cần thiết phải có một hệ thống giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để.

Văn hóa giao thông là từ dùng cho những người tham gia giao thông, nói đến ý thức của những người đi trên đường. Thực sự mà nói thì do cơ sở hạ tầng của mình còn non, không đáp ứng được sự phát triển của xã hội nên nói đến văn hóa giao thông bây giờ là quá muộn và cũng quá sớm bởi vì đường hẹp, người đông văn hóa thế nào được.

Uhm công nhận đấy, gì chứ giao thông ở nước ta thì thật sự là còn quá nhiều những bất cập, trên FB nó cũng troll việt Nam về tình hình giao thông, không chỉ dừng lại ở cơ sở vật chất hạ tầng giao thông mà còn liên quan nhiều đến ý thức giao thông nữa, đến nỗi có những phát biểu: Người Việt Nam yêu nước nhưng mà không chấp hành luật Giao thông, nghe mà chán

Nói chung là chán lắm, đi ra đường bây giờ ở thành phố thì chỉ sợ bị tắc đường, thôi, nhất là những lúc giờ cao điểm thì cứ nằm mà bấm còi cả ngày cũng chẳng nhích được tý nào, về đến nhà thì cũng nhừ cả người luôn chẳng muốn làm gi nữa cả, cũng phải thôi, nước mình còn nghèo mà, chưa có nhiều tiền để xây dựng

Cư mỗi lần thử nhìn lại những biểu hiện về văn hóa giao thông kem ý thức đó nó được thể hiện ở Việt Nam như thế nào. Hay đó là những hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm chở quá số người quy định đi ngược chiều; điều khiển phương tiện khi trong người đang nồng nặc mùi cồn… còn rất nhiều những vấn đề khác cần phải lên tiếng

Văn hóa giao thông luôn là vấn đề được quan tâm của mỗi người khi tham gia giao thông.Văn hóa giao thông của mỗi người không phải tự nhiên có được mà nó hình thành qua quá trình giáo dục lâu dài từ nhỏ trong gia đình, nhà trường và tiếp nhận có chọn lọc hành vi văn hóa giao thông trong xã hội.Để hình thành văn hóa giao thông, các cơ quan chức năng cần có chiến dịch truyền thông sâu và dài hơn về an toàn giao thông, phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng trong xã hội.

Văn hoá giao thông trước hết là biểu hiện của sự tự giác chấp hành nghiêm luật giao thông, vì đó còn thể hiện sự văn minh trong lối sống và ứng xử ở xã hội ta hiện nay vừa để góp phần lập lại trật tự ATGT, kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông.chúng ta cần có những biện pháp kiên quyết hơn để tình trạng tai nạn giao thông do văn hóa giao thông gây ra được giảm xuống

Tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang diễn biến phức tạp.nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông.Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Văn hóa giao thông nhưng chung quy lại văn hóa giao thông chính là sự hiểu biết đầy đủ và chấp hành luật giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác. Đồng thời phải biết cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường.

Hiện nay ở việt nam thì vấn đề văn hóa giao thông luôn được quan tâm.Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm.

Khi bàn về văn hóa giao thông, lâu nay chúng ta thường chủ yếu nói đến yếu tố, ý thức, tinh thần mà cũng chỉ tập trung đến những yêu cầu, chuẩn mực văn hóa đối với những người trực tiếp tham gia giao thông. Muốn hiểu đúng về VHGT cần nhận thức về văn hóa giao thông với các mặt, các đối tượng các cấp độ. Văn hóa giao thông không chỉ là văn hóa vận hành giao thông mà còn là văn hóa pháp luật giao thông, văn hóa quy hoạch giao thông, văn hóa quản lý,chúng ta cần phải hiểu đúng văn hóa giao thông để thực hiện cho tốt.

Hiện nay thì vấn đề tai nạn giao thông đang diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng,nguyên nhân một phần do ý thức của người tham gia giao thông,việc xây dựng văn hóa giao thông gắn bó trực tiếp và mật thiết với việc xây dựng văn hóa quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Không thể tách rời việc xây dựng văn hóa giao thông với sự nghiệp chung xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hoá là cái gốc của một xã hội văn minh, lành mạnh trong đó Văn hóa giao thông đóng một vai trò quan trọng. Giao thông là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia trên đà phát triển.vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa giao thông để xây dựng đất nước.

Văn hoá giao thông là một vấn đề nóng bỏng đang được đưa ra bàn luận nhiều trong thời gian gần đây.Vì vậy Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông là một việc làm mang tính cấp bách nhất là trong điều kiện đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

ý thức của người dân trong văn hóa giao thông là điều quan trọng nhất.Để nâng cao ý thức người dân thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức Văn hoá giao thông cần phải được mở rộng, thực hiện một cách đồng bộ từ cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp đến các khu dân cư, tổ dân phố, mỗi gia đình và từng thành viên trong xã hội.

Việt Nam cần có khoảng 15-20 năm để thay đổi văn hoá giao thông. Vì thế chúng ta nên đưa văn hoá giao thông vào trường học, chứ đừng nên đưa vào bài giảng đạo đức người lái xe trong môn học cấp giấy phép lái xe làm gì, cách đó chỉ chữa cháy tạm thời thôi.

Đúng là ý thức, văn hóa giao thông ở nước ta bây giờ nhiều bất cập quá. Tôi đi đường lúc đường tắc, nếu ai cũng ý thức lần lượt đi, không chen lấn xô đẩy thì làm sao tắc được. Vượt đèn đỏ thì khủng khiếp, cả một tuyến tường đang được phép đi, chỉ một chiếc ô tô, xe máy vượt đèn đỏ, làm ngăn cản quyền đi của tuyến đường cho phép di chuyển. Nếu ai cũng có ý thức tuân thủ giao thông, ý thức không chen lấn thì giao thông sẽ không phức tạp như bây giờ.

Văn hóa giao thông có thể nói là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trong những chương trình gặp nhau cuối năm, nói về những vấn đề nhức nhối trong xã hội, thì phần nói về Táo Giao thông lúc nào cũng lâu nhất và nhiều vấn đề nhất. Có quá nhiều vụ tai nạn, hay tắc đường là do ý thức người dân không tốt, phóng nhanh, vượt ẩu, đi lên cả lề đường... Nếu có ý thức hơn thì có phải mọi chuyện đều tốt đẹp hơn không?

Quả thực là ý thức, văn hóa giao thông ở nước ta bây giờ nhiều bất cập và tiêu cực thật. Ra đường thì toàn gặp những cái chuyện như vượt đèn đỏ , rồi thì phóng nhanh vượt ẩu , hay những cái lúc tắc đường thì lao lên cả vỉa hè để mà đi cho nó nhanh, ý thức giao thông của người VIệt Nam mình còn kém lắm.

Khi độc những bài này tôi cũng giật mình vì bản thân tôi nhiều lúc đã vi phạm vấn đề này. Lúc nào chúng ta cũng muốn chen lẫn lên mà quên mất chúng ta nên nhường nhau để cùng đi tới chỗ làm. Thực sự mà nói là do cơ sở hạ tầng nhiều hơn là ý thức giao thông. Đường hẹp người đông như vậy khó tìm thấy văn hóa giao thông.

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Khi nhìn vào thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận sinh viên, thanh niên có “văn hóa giao thông” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe,… Một số sinh viên còn đi xe mô tô, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy... Khi tan trường, sinh viên “tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng.Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại…

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Là một sinh viên bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông. Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”...

Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông.

Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận sinh viên, thanh niên có “văn hóa giao thông” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe,… Một số sinh viên còn đi xe mô tô, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy... Khi tan trường, sinh viên “tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng.Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… Thậm chí khi có sự va quẹt thì thoái thác trách nhiệm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi...

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác
Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Giao thông là vấn đề nan giải ở nước ta. Hiện nước ta đang tìm mọi biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng giao thông hiện nay. Ách tắc giao thông đang bị xã hội phản ánh, tuy nhiên chúng ta đừng trông chờ vào nhà nước trong khi bản thân thì thờ ơ. Việc ách tắc giao thông một phần là ý thức người dân, văn hóa giao thông chưa được mọi người quan tâm. Một số bộ phận không hề có ý thức tham gia giao thông một cách nghiêm túc. Bên cạnh những biện pháp quản lý của nhà nước thi người dân cần nâng cao ý thức của mình, cùng nhau làm đẹp Việt Nam.

Trong chúng ta không một ai không đau lòng trước những tai nạn giao thông thảm khốc mà vẫn diễn ra hàng ngày hình như chưa có điểm dừng. Trên những nẻo đường khẩu hiệu vận động an toàn giao thông khá nhiều, rồi biện pháp quyết liệt xử lý, rồi xử lý nghiêm minh, vậy mà vẫn chưa an toàn? Mọi người cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông

Nếu trong đầu những người tham gia giao thông luôn có chứ văn hóa thôi thì chắc chắn việc giảm thiểu tai nạn là không nhỏ. Văn hóa nhường nhịn, văn hóa không uống rượu, không hút thuốc, không ngủ gật, văn hóa là biết chạy đúng tốc độ cho phép thì dù đường hẹp, xe đông cũng khó mà va chạm. Tham gia giao thông với cái đầu thông minh, trái tim biết yêu thương, thì đó chính là người có trách nhiệm với xã hội, với đồng loại.

Khi chúng ta còn coi những chuyến ra đi trên đường là những cuộc đua, bứt phá tốc độ, mạo hiểm, tranh giành, lạng lách, và coi thường luật lệ, biển báo thì những cuộc ra đi ấy khó mà “trở về” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hãy chấp hành luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bạn và mọi người xung quanh

Chúng ta đều biết hạ tầng cơ sở giao thông của chúng ta còn nhiều bất cập vậy thì ngay trước mắt vấn đề ý thức của người tham gia giao thông vẫn là cốt yếu. Tôi thấy nhiều hãng xe khách quảng cáo là xe cao cấp, đấy là cao cấp về phương tiện, nhưng người lái xe, phụ xe thì ý thức vẫn thấp cấp lắm. Bằng chứng là nhiều anh lái xe vẫn uống rượu, ngủ gà, phóng nhanh giành đường. Thế thì gây ra tai nạn là khó tránh khỏi, lúc ấy xe có là loại cao cấp bọc thép thì cũng “tan chảy” trước đèo cao, dốc hiểm.

Khi tai nạn giao thông đã trở thành quốc nạn thì vấn đề xây dựng văn hóa giao thông đã trở nên cấp bách hơn bao giờ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng một thói quen tham gia giao thông văn minh, vì con người và vì cộng đồng. Để cho tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta giảm xuống mức thấp nhất.

Để giảm tai nạn giao thông một cách bền vững, không gì khác bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, cần phải xây dựng văn hóa giao thông, trong đó nhấn mạnh văn hóa người tham gia giao thông, thực thi công vụ chính sách, để mỗi người dân khi ra đường phải biết tự bảo vệ mình và người khác.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập của các nước trên thế giới, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Cũng chính về xu thế đó đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức. Nhưng cần phải khẳng định rằng, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong những năm sau đổi mới là một bước ngoặt lớn của lịch sử phát triển dân tộc. Nhưng ý thức tham gia giao thông của người Việt đã và đang ở mức báo động vì phải nói là khá kém, chúng ta cần có nhưng biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân để họ thay đổi ý thức ấy để mang lại lợi ích chung cho toàn dân tộc.

Hiện nay nước ta đang là một nước phát triển,chính vì thế chúng ta phát triển về cả các phương tiện đi lại nữa.Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng trở nên phức tạp hơn.Vì vậy chúng ta cần phải lêu cao tinh thần tự giác khi tham gia giao thông,chấp hành nghiêm chỉnh đúng luật lệ giao thông.Có như vậy mới không xảy ra các tau nạn đáng tiếc và góp phần làm cho đất nước văn minh hơn.

Có rất nhiều tai nạn đã bị xảy ra cũng là do một phần người dân chủ quan không chấp hành tốt luật lệ giao thông.Rất nhiều người đã xảy ra tai nạn khi uống rượu bia rồi lại điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng hành động để vì một Việt Nam tươi sáng hơn,văn minh hơn.Không để xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ta nữa.

Văn hóa giao thông của mỗi người không phải tự nhiên có được mà nó hình thành qua quá trình giáo dục lâu dài từ nhỏ trong gia đình, nhà trường và tiếp nhận có chọn lọc hành vi văn hóa giao thông trong xã hội.thông, phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng trong xã hội. Nó thể hiện được bản chất của mỗi người , cũng như văn hóa của từng người trong giao thông

các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ tới mọi tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó xây dựng cho mỗi người dân ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Về phần mình, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và phải biết nói lời xin lỗi khi gây ra tai nạn cho người khác. Đây là văn hóa tối thiểu khi tham gia giao thông mà mọi người cần phải có.

Nói đến văn hoá giao thông, nhiều người nghĩ ngay đến văn hoá của người tham gia giao thông. Nghĩ thế là đúng nhưng dường như chưa đủ. Văn hoá giao thông trước hết phải là văn hoá của người xây dựng và quản lý hạ tầng giao thông nữa. Nhiều tai nạn giao thông thảm khốc là do hạ tầng giao thông có vấn đề, chẳng hạn tại những khúc rẽ khuất tầm nhìn lại thiếu dải phân cách, nếu cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách chu đáo thì đã k có những tai nạn giao thông thảm khốc này.

Bức tranh Văn hoá giao thông Việt Nam thời kỳ hội nhập rất đa dạng, phong phú, có mặt tích cực và cả mặt tiêu cực (mặt tiêu cực có phần nổi bật hơn). Tìm hiểu vấn đề Văn hoá giao thông ở Việt Nam cần phải có một cái nhìn toàn diện.Văn hoá là cái gốc của một xã hội văn minh, lành mạnh trong đó Văn hóa giao thông đóng một vai trò quan trọng. Giao thông là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia trên đà phát triển.

Văn hóa giao thông nên bắt nguồn từ những ứng xử hàng ngày, hiện vấn đề được các Quốc gia trên thế giới quan tâm giải quyết hàng đầu. Tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay được ví như căn bệnh nan y, song không phải là không có cách chữa trị dù đây là một căn bệnh không hề đơn giản. Phải xác định được con người chính là trọng tâm, từ đó đưa ra hiệu quả nhanh nhất, an toàn nhất là tuyên truyền văn hóa giao thông đến với công cộng.

theo tôi đc biết thì đến khoảng tháng 5/2013, Việt Nam đang đứng thứ 11 trong số các nước có số người chết vì tai nạn giao thông lớn nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có trên 30 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, đồng nghĩa với việc có hơn 30 gia đình phải gánh chịu nỗi đau không dễ gì nguôi ngoai.Việt Nam là nước đứng thứ 11 trên thế giới về số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm. Đó trước hết là một nỗi đau, nhưng sâu xa hơn, là hệ quả của việc tổ chức giao thông lạc hậu, của những hạn chế trong văn hóa ứng xử của con người với con người khi tham gia giao thông trên đường. Và tất nhiên, văn hóa giao thông phải được tạo lập từ chính quan điểm tôn trọng sinh mạng của con người.

văn hóa giao thông cần phải được thi hành nghiêm túc và với tinh thần trách nhiệm cao của mọi người, không cần phải nói nhiều, bất cứ ai sống ở Việt Nam cũng đều nhận ra rằng chúng ta chưa có văn hóa giao thông; hoặc nếu có ở một thời điểm nào đó, thì ngày nay cũng đã mất từ lâu rồi. Chỉ cần bạn ra đường, nhìn cảnh phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc đeo để tránh CSGT chứ k phải là bảo vệ cho tính mạng của họ, bạn sẽ thấy cần Văn hóa giao thông đến mức độ nào. Mỗi người trong chúng ta chỉ cần có ý thức một chút thôi cũng đã phần nào giảm thiểu được các vụ tai nạt xảy ra mỗi ngày rồi.

không phải ngẫu nhiên chủ đề an toàn giao thông được mang ra bình luận nhiều như vậy, Đơn giản vì đằng sau mỗi vụ tai nạn giao thông, đằng sau những vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, ai cũng hiểu có phần lỗi của người tham gia giao thông. Nói cách khác là văn hóa ứng xử của nhiều người tham gia giao thông đang có vấn đề. Thật đau lòng khi hàng năm có hàng vạn người chết vì tai nạn giao thông. Chúng ta chỉ có một nền văn hóa giao thông bền vững khi luật giao thông phải được thực thi thật nghiêm minh.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ “hỗn chiến” gây hậu quả đáng tiếc chỉ vì va quệt nhẹ trên đường; những vụ ùn tắc giao thông do đi không đúng phần đường. Những vụ việc tương tự liên tiếp xảy ra thời gian qua đã phần nào đánh giá được nguy cơ, mức độ cũng như diễn biến nguy hiểm trong hành vi, thái độ ứng xử của người tham gia giao thông. Đặc biệt, khi phần lớn những tình huống xung đột xảy ra bởi lý do va chạm phương tiện trên đường đều tập trung vào đối tượng thanh, thiếu niên, người trẻ tuổi. Hiện tượng này cho thấy công tác giáo dục, đấu tranh phòng ngừa, nêu cao ý thức sống, ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông còn rất hạn chế.

Bàn về giao thông ở Việt Nam ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa giao thông ở nước ta là thứ “văn hóa từ làng ra phố”. Sự bùng nổ dân số “nóng” ở các đô thị đang khiến cho văn hóa giao thông bị xâm hại nghiêm trọng: trên đường phố tình trạng vượt ẩu, lạng lách đánh võng, giành nhau từng centimet trên đường không còn là hiếm. Nhìn nhận vấn đề này, các chuyên gia văn hóa cho rằng, nguyên nhân sâu xa là cách con người với con người đối xử với nhau trên đường đã không được coi trọng đúng mức.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ ràng rằng cái đầu chỉ huy tất cả, từ bản thân mỗi người cho tới toàn xã hội. Do đó, để thực hiện được văn hóa giao thông thì tư duy là cái chúng ta phải thay đổi đầu tiên, và thay đổi ngay. Phải bắt đầu ngay tại mỗi gia đình, khi các em còn bé, thay đổi các thoi quen cho các thế hệ trẻ, để có thể có 1 tương lai về văn hóa giao thông tốt hơn.

Sẽ không thật đầy đủ nếu bàn về văn hóa giao thông mà không nói về văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, hay nói đúng hơn là văn hóa tổ chức giao thông ở các đô thị hiện nay. Một con đường hôm nay là đường một chiều ngày mai đã thành đường hai chiều, lúc thì cấm lúc lại không cấm ô tô.Và khi người tham gia giao thông phải “học” làm quen với những thay đổi chóng mặt kiểu như vậy thì văn hóa giao thông đã phần nào bị xâm phạm.Như thế thì bảo sao người dân không phạm phải sai lầm khi tham gia giao thông, nhất là với đường phố chẳng chịt ở Việt Nam và mật độ lưu thông luôn luôn ở mức độ cao.

Nhắc đến tham gia giao thông không thể không thể không nhắc đến sự tham gia không ít của giới trẻ, nhìn lại các vụ tai nạn có thể thấy đối tượng gây tai nạn và nạn nhân phần lớn là giới trẻ, bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.

Văn hoá giao thông chính là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta đã lên đến mức báo động, đã gây ra hiệu quả nặng nề về mặt kinh tế xã hội. Mật độ xe lưu thông cao, nhiều công trình đang triển khai thi công, bố trí giao thông không hợp lý, xe buýt lạm dụng quyền ưu tiên, tình trạng “đại công trường” là những nguyên nhân khiến cho bức tranh giao thông thành phố xấu hơn.

Nhìn dưới góc độ người tham gia giao thông, vấn đề nhân sinh quan cũng nên đc để tâm đến. Đây là “ưu thế mặt tiền” đang tác động nhiều mặt đến cuộc sống của người Việt đương đại, trong đó có văn hoá giao thông.Cứ quan sát cảnh người tham gia giao thông chờ tàu hoả đi qua các giao lộ đường sắt và đường bộ ở nội thành thì đủ thấy “ưu thế mặt tiền” đang tác động tiêu cực thế nào tới văn hoá giao thông: khi hai rào chắn được kéo ngang, người tham gia giao thông đường bộ đồng loạt dừng xe.

Ở nước ta hiện còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hoá của người tham gia điều hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng người tham gia giao thông; không mạnh dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong nội dung công việc do mình quản lý gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.

Thật ra bên cạnh các mặt tiêu cực thì văn hóa giao thông việt nam cũng có khá nhiều mặt tích cực. Trên thực tế, Đảng và nhà nước ta cũng như các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể... và nhiều cá nhân đã có những hành động, việc làm tích cực làm cho bức tranh Văn hoá giao thông Việt Nam sáng đẹp hơn. Bên cạnh đó, trên cả nước đã có các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông; phê phán , lên án những hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông là một việc làm mang tính cấp bách nhất là trong điều kiện đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Nhìn vào bức tranh giao thông sẽ thấy được một phần rất quan trọng hình ảnh của con người và đất nước Việt Nam. nâng cao ý thức của người dân, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, nhanh chóng rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, những người người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên. Họ là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông. Ngoài nhiều đợt ra quân, diễu hành xây dựng Văn hoá giao thông, có rất nhiều hình thức tuyên truyền mà lực lượng thannh niên đã và đang tham gia như: tổ chức tuyên truyền qua hệ thống bảng tin, website; biên tập, in ấn và phát tờ rơi, panô, áp phích và băng, đĩa, cờ, khẩu hiệu, các tài liệu tuyên truyền về Văn hoá giao thông; tổ chức các diễn đàn, toạ đàm trao đổi về Văn hoá giao thông.

Cái văn hóa giao thông ở Việt Nam là kiểu lấp vào chỗ trống, trên đường cứ thấy chỗ nào trống là lướt xe lên bất chấp đấy là đường cho xe bus hay đường cho người đi bộ. Đi xe máy thì không đội mũ hoặc chỉ đội cho có để đổi phó, kẹp 3 kẹp 4 lạng lách đánh võng như ăn cướp ngoài đường, lấy việc vi phạm luật giao thông làm thú vui, làm chiến tích .Lúc bị công an bắt thì lại mở miệng xin xỏ, đưa tiền mãi lộ...sau đó thì chột hạ 1 câu " chó vàng " .Chính mấy loại ấy mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta như hiện nay.

Ở nước ta hiện nay thì văn hóa giao thông đúng là một vấn đề nan giải trong xã hội, không khó khăn để chúng ta nhận ra được điều đó, để khắc phục được vấn đề này cần thiết phải có một hệ thống giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam mình

Cũng phải công nhận một điều cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước chúng ta còn nhiều bất cập vậy, hạn chế vì ngân sách nhà nước đầu tư ít hoặc chưa hiệu quả như vậy ý thức của người tham gia giao thông vẫn là cốt yếu và có vai trò lớn hơn. Mỗi người khi ra đường cần nâng cao ý thức của mình hơn trong việc tham gia giao thông , đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như của cộng đồng

Văn hóa giao thông đã trở thành một vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay. Xã hội càng phát triển, thì xe cộ càng nhiều, điều đó dẫn đến ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm, và đặc biệt ở các thành phố lớn. Đường thì ùn tắc, không ai chịu nhường ai đi trước, dẫn đến chen lấn nhau, gây mất an toàn giao thông. Cũng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lái xe đánh võng, lạng lách, uống rượu bia vào say rồi mà vẫn tham gia giao thông, không những gây nguy hiểm cho mình mà còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. Hy vọng điều này sẽ sớm được giảm thiếu ở nước ta.

Ngày nay khi đất nước chúng ta phát triển thì kéo theo đó là giao thông cũng phát triển.Nhưng gần như văn hóa giao thông củ chúng ta thì chắc hản ai củng hiểu rõ rồi.Mọi người đi xe theo nguyên tắc điền vào ô trống,chán lắm.Đất nước phát triển thì chúng ta cũng nên nhìn nhận cho rõ vấn đề mới sớm khắc phục được

Chúng ta có thể thấy hiện nay văn hóa giao thông của chúng ta chưa được tốt.Chúng ta hãy cùng nâng cao ý thức tham gia giao thông Bên cạnh đó, trên cả nước đã có các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức .của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông; phê phán , lên án những hành vi thiếu đạo đức của một số người không có ý thức tốt.Hy vọng rồi văn hóa giao thông của chúng ta sẽ sớm được thay đổi theo hướng tích cực

Thế kỉ bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi, thế kỷ của sự văn minh và phát triển. Hiện nay, cả thế giới là một khối có những mối quan hệ phức tạp. Tuy nhiên dù phức tạp đến đâu thì thế giới cũng có những mục đích nhất định. Một trong số đó chính là văn hoá. Xét đến văn hoá của Việt Nam, xét nhỏ hơn nữa là văn hoá giao thông, hiện nay giao thông được coi là một trong những quốc nạn, gây cho nhà hước ta rất nhiều thiệt hai về người và của mỗi năm, thiết nghĩ, không muộn cho những cứu vãn.

văn hóa giao thông là vấn đề cần phải chú ý và giáo dục người dân cần phải tuân thủ một cách nghiêm nghặt, hiện tướng phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm là hiện tượng xảy ra phổ biến ở giới trẻ , gây mất an toàn giao thông. Cũng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lái xe đánh võng, lạng lách, uống rượu bia gây nên những hậu quả thực sự nghiêm trọng, vì vậy cần quản lý chặt chẽ hơn

nước ta có lượng xảy ta tai nạn giao thông chắc cũng phải xếp nhất nhì trên thế giới thì phải, năm nào số lượng người chết vì tai nạn giao thông của nước ta cũng rất cao, ngang bằng với lượng bom đạn gây ra mà nguyên nhân chủ yêu là không chấp hành luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu , vậy chăng nên chậm một phút còn hơn nhanh 1 giây nhưng chậm cả đời

văn hóa giao thông vẫn con nhiều vấn nạn chưa được giải quyết một cách triệt để như , việc phạt và xử lý các trương hợp vi phạm chưa được nghiêm ngặt, và đôi khi còn lỏng lẻo, kiêng nể, mong răng trước hết chính những người dân hay chấp hành nghiêm luật giao thông để không gián tiếp làm xấu đi bộ mặt giao thông nước nhà và sự an toàn của từng người dân nói riêng

Tham gia giao thông Việt Nam như kiểu đi đánh trận. Mạnh ai người ấy tiến. Chỗ nào chống thì lấp cho đầy. Đó là bức tranh phản ảnh các quốc gia đang phát triển không mỗi mình Việt Nam. Hi vọng trong tương lai vấn đề này được cải thiện.

Nói đến giao thông ở Việt Nam chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán. Thực sự vì công việc, vì cuộc sống mưu sinh hàng ngày nó bắt bạn phải ra đường chứ nói thật đi ra đường đến khi về rồi mới biết là mình còn sống. Không hiểu rằng nhà thầu Trung quốc đang diễn cái gì trên đầu chúng ta nữa, biết bao vụ tai nạn do sắt thép rơi từ trên xuống đầu người đi đường, mặt đường bị băm vằm, cản trở quá trình lưu thông của mọi người. Đây là những yêu tố khách quan mang lại. Nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến yếu tố chủ quan đó là ý thức của người tham gia giao thông, phải nói là quá tồi. Chỉ cần một chiếc xe taxi thôi nó có thể làm ách tắc mấy tiếng đồng hồ. Và mạnh ai nấy đi đó cũng là văn hóa tham gia giao thông của người Việt Nam.

Nhiều người cứ cho rằng lỗi ùn tắc rồi bao vấn nạn giao thông hiện nay cứ xảy ra là đổ lên đầu nhà cầm quyền và các nhà chức trách nhưng nhiều khi bản thân họ thấy được rằng họ có làm tốt cái văn hóa giao thông mà khi họ tham gia. Nói thật, bản thân tôi thấy người việt mình có lẽ giao thông không thể cải thiện dù cơ sở hạ tầng có nâng cao nếu ý thức tham gia giao thông của họ vẫn cứ tồi tệ như hiện nay. Chỉ khi nào văn hóa giao thông được thực hiện thì vấn nạn giao thông tiên quyết bị diệt trừ.

câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.

tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông?

Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội đồng thời thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông?

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, chúc các bạn sinh viên khi tham gia giao thông đều an toàn.

thái Lan cực văn minh Ý thức người dân họ cao lắm,và họ luôn có ý thức nhường ng khác,còn Vn thì luôn hơn người khác. Đi vệ sing cũng xếp hàng. Người nào xồng xộc chạy vào len lên trước y rằng người VN. Đường VN đến cả óc mấy ô lái ô tô cũng cố len vào caia ngóc ngách mà con xe máy ko thể chen vào được. Vậy là tịt đường đi thôi. Ở Thái xe đang chạy cực nhanh. Nhưng có ng dơ tay xin đường họ sẵn sàng phanh gấp và dừng hẳn lại cho ng đi bộ qua.

Văn hóa Việt nam là chen lấn xô đẩy. Từ trong nhà đến trường và ra đường đi đâu cũng gặp cảnh chen lấn xô đẩy, lái xe chen ngang, lấn làn, tranh cướp từng xăng ti mét đường như một lũ dòi ko hơn ko kém,Còn các bố ô tô cứ hay lấn làn nữa cơ, mấy hôm đi làm trời mưa các bố thi nhau đi ô tô để r tắc đường rồi lấn làn rồi chửi, đánh nhau làm đường tắc càng tắc hơn.

Nhưng cũng tuỳ bác tài! Có bác thấy e đi xe máy đang cần sang đường mà xe hơi nối đuôi nhau liên hồi ko thể nào qua được nên chủ động dừng xe cho e lách! Có ng thì đường đã đông ko sang nổi đường nhưng vẫn cố đi sát lên đít xe khác làm cho xe máy ko qua đường nổi dù có làn đi bộ, ghét lắm! Nói chung do ý thức tuỳ ng!

Em sang Thái 10 ngày đi từ Bangkok xuống tận Krabi và ra cả PhiPhi mà cả 10 ngày đó em không hề thấy tiếng còi xe nào. Đi bộ không biết qua thế nào họ dừng lại nhường cho qua. Xe quay đầu hay rẽ trái phải thì xe sau họ dừng chờ luôn dù đường vắng hay đông. Ở mình thì cứ bóp còi như điên xong lách lên cho bằng được.Ý thức như nhau cả thì phải cùng chửi cùng nhắc nhau chứ ko phải kiểu đổ hết lỗi cho ng khác và ko nhìn lại mình

Riêng e thấy văn hoá giao thông trong SG và HN đã có điểm khác biệt. Ấn tượng với mấy bác tài taxi trong SG, nhường đường cho bác ý, bác ý quay ra cười và vẫy tay cảm ơn. Không phải chỉ là một người như vậy mà e gặp thấy mấy trường hợp liền. Đấy, nói gì ss VN vs TL. TL văn hoá họ vượt bậc hơn mình mấy mươi năm rồi .E thấy đa số các xe nhỏ hay len lỏi nhất là xe taxi.xe khách xe buýt.các bố toàn nhân tài lái xe

Nói thẳng ra nước nào còn để tràn lan xe 2 bánh (trừ xe đạp) thì mãi mãi nếp sống văn hóa ko bao giờ đi lên đc. Xe 2 bánh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bám mặt phố làm ăn, buôn bán vỉa hè, giao thông chen lấn ko hàng lối, chửi nhau như hàng tôm hàng cá, GPMB cao su kinh khủng, bệnh đổ lỗi... Mấy ô lái ô tô ở VN cũng là từ xe máy đi lên, nên cái cách lái xe xấu xí cũng bị ảnh hưởng.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ