(TGĐA) - Một vấn đề thú vị của việc kiểm duyệt là nó không bắt đầu từ nhà chức trách mà từ yêu cầu của khán giả Hoa Kỳ. Nguyên nhân sinh ra kiểm duyệt.
Lịch sử điện ảnh Mỹ ghi nhận, vào những năm 1920, công chúng Mỹ rất bất bình trước sự gia tăng những cảnh khiêu dâm, phi pháp và bạo lực trên màn ảnh. Vì vậy, giới sản xuất và phát hành phim Mỹ mong muốn Nhà nước phải có những quy định để hạn chế tình trạng trên. Họ đã đề cử ông Will H. Hay (1879-1954), đương chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện làm chủ tịch văn phòng này. Sau một thời gian hoạt động, ảnh hưởng của cơ quan này đối với giới làm phim lớn đến nỗi người ta phải gọi là ''Văn phòng Hays''. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, điện ảnh đã phát triển mạnh, lại bùng nổ thêm truyền hình, thì "Luật Hay'' được đưa ra từ năm 1934 đã trở nên bất cập, là rào cản đối với việc làm phim điện ảnh và truyền hình.
Bản phim Cloud Atlas bị cắt ngắn đi 40 phút khi chiếu tại Trung Quốc
Chẳng hạn, trong luật này có điều cấm không đi sâu miêu tả chi tiết một hành động trả thù, dù là cần thiết và được luật pháp bảo hộ hoặc một hành vi tội ác của một can phạm diễn ra như thế nào. Nhưng đến năm 1950, tình hình thực tế đã khiến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phải ra phán quyết ''Văn phòng Hays'' là không hợp thời. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhữn phim như
Who’s Afraid of Virginia Woolf ? (Ai sợ V. Woolf?) và phim Blow-up (Thổi tung)đã có tác động mạnh đến ngài Jack Valentino, Chủ tịch Hội điện ảnh Hoa Kỳ. Ông quyết định hủy bỏ ''Văn phòng Hays'' , như một bước đầu tiên xem xét lại hệ thống kiểm duyệt phim ở Hoa Kỳ vào năm 1967. Như vậy, chính nước Mỹ là nơi sinh ra cơ quan kiểm duyệt điện ảnh. Và trong tiến trình phát triển của điện ảnh, nước Mỹ dần dần điều chỉnh luật kiểm duyệt phim thành hệ thống phân loại phim.
Kiểm duyệt là nguyên tắc của bất cứ quốc gia nào
Chắc mọi người còn nhớ, năm ngoái, cả thế giới sôi sục vì bộ phim Sự ngây thơ của người Hồi giáo (The Innocence of Muslims) của nhà làm phim người Mỹ gốc Ai Cập Nakoula Basselay. Bộ phim chưa được phép công chiếu. Đạo diễn mới chỉ tải lên You Tube một đoạn dài khoảng 14 phút nhưng đã khiến cả thế giới Hồi giáo ở mọi quốc gia nổi giận. Những làn sóng chống Mỹ bùng lên ở Trung Đông, Bắc Phi , châu Á…Ngay lập tức, các nhà chức trách Mỹ đã phải điều tra xem ai là tác giả của bộ phim này. Khi phát hiện ra thủ phạm, ngay lập tức, nhà làm phim Nakoula bị bắt giữ. Nội dung bộ phim có gì nguy hiểm? Thực chất, Nakoula chỉ muốn miêu tả nhà tiên tri Muhammad cũng chỉ là một con người bình thường. Ông ta có quan hệ với nhiều phụ nữ, coi thường tôn giáo và đối với trẻ em, ông ta cũng chẳng tử tế gì. Đương nhiên, bộ phim cũng bị nhà chức trách Hoa Kỳ nghiêm cấm phổ biến.
Người Hồi Giáo nổi giận vì bộ phim The Innocence of Muslims
Ngay một nước như Bhutan ở vùng Himalaya cũng có những quy định riêng của mình. Khi hệ thống truyền hình cáp xâm nhập vào nước này, chính phủ Bhutan đã ra lệnh cấm không cho phép hai kênh truyền hình là TVFashion và MTV được phát ở nước mình. Họ đưa ra lý do là nội dung những kênh đó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của một đất nước theo đạo phật như Bhutan. Những ông chủ giàu có của hai kênh truyền hình này cũng tuân theo luật chơi của chủ nhà.
Hoặc tại Nga, vào tháng Chín năm 2012, một kênh truyền hình Nga đã tiến hành kiểm duyệt bộ phim hoạt hình của Mỹ có tên là The Simpsons bởi bộ phim này có quá nhiều cảnh bạo lực, uống rượu và hút thuốc. Tổng Giám đốc của kênh này là Lev Makarov nói: “Chúng tôi sẽ làm lại tất cả các chương trình có những cảnh bị quy định mới điều phối. Ví dụ, chúng tôi sẽ xóa đen những cảnh phim và viết một thông điệp hài hước lên đó’’.
Ngay tại Trung Quốc, một năm họ cho nhập khoảng 35 phim nước ngoài nhưng hệ thống kiểm duyệt ở nước này làm việc rất chặt chẽ. Trong tháng Hai năm 2013 vừa qua, các rạp chiếu phim ở nước ta đã đồng loạt chiếu bộ phim Mỹ nhan đề Skyfall (Bầu trời sụp đổ). Nhưng tại Trung Quốc, bộ phim này đã bị kiểm duyệt mạnh mẽ. Những cảnh miêu tả nạn mại dâm ở Thượng Hải đã bị cắt. Hay cảnh nhân vật Bardem bị lực lượng an ninh Trung Quốc tra tấn cũng bị vứt bỏ. Tháng Tư năm 2013 vừa qua, bộ phim Cloud Atlas (Mây Atlas) cũng được chiếu rộng rãi ở nước ta. Nhưng khi chiếu ở Trung Quốc, bộ phim này đã bị cắt tới 40 phút. Những cảnh có nội dung hôn nhân đồng tính hay dị tính đều bị cắt không thương tiếc. Không những mạnh tay kiểm duyệt đối với phim nước ngoài, mà ngay cả đối với những tác giả trong nước, cơ quan kiểm duyệt phim của Trung Quốc cũng không nể nang. Nhưng bộ phim nổi tiếng của Trương Nghệ Mưu mà chúng ta đều biết khá rộng rãi như
Phải sống, Đèn lồng đỏ treo cao… vẫn không được chiếu ở nước này. Một số phim của các đạo diễn trẻ dù được giải quốc tế nhưng vẫn không được phát hành ở Trung Quốc như
Lạc lối ở Bắc Kinh, Cung điện mùa hè, Núi lạnh…
Phim Phải sống của đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị cấm chiếu tại quê hương ông
Có thể khẳng định, công việc kiểm duyệt luôn diễn ra ở bất cứ quốc gia nào. Chính trong thời đại toàn cầu hóa, công việc kiểm duyệt lại càng cần thiết. Ngay trong chương trình Sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông, các chuyên gia cũng chỉ ra mối đe dọa của xu hướng toàn cầu hóa. Tức là nó xóa nhòa những ranh giới, những khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Chính vì thế, các quốc gia càng phải có những biện pháp giữ gìn bản sắc của riêng mình. Điều này nghe bên ngoài có vẻ mâu thuẫn. Song, nếu suy nghĩ một cách thận trọng, ta sẽ thấy, nếu quốc gia không có bản sắc riêng, anh sẽ tự biến mất trong thế giới rộng lớn này.
Kiểm duyệt diễn ra trong nhiều lĩnh vực.
Phim hoạt hình The Simpsons bị kiểm duyệt gắt gao khi ở Nga
Không chỉ có kiểm duyệt trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình mà việc kiểm duyệt còn có mặt ở nhiều lĩnh vực khác. Kiểm duyệt chính trị. Chẳng hạn, các ứng cử viên, các đảng phái chỉ có thể tuyên truyền, vận động bầu cử trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu vi phạm, anh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Kiểm duyệt tôn giáo. Như chúng ta đã thấy ở trên. Xin bổ sung thêm. Vào năm 2005, chính phủ Bangladesh đã cấm chiếu 59 bộ phim và đóng cửa 39 rạp chiếu bóng. Hãng AFP dẫn lời ông Abu Abdullah, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim Bangdalesh như sau: “Việc cấm chiếu số lượng phim nhiều nhất từ xưa đến nay là kết quả của chiến dịch chống phim khiêu dâm được bắt đầu từ năm ngoái. Những phim có cảnh tắm, hãm hiếp, tình dục…hay cả những điệu nhảy có tính khiêu dâm đều bị cấm’’. Kiểm duyệt văn hóa. Trong cuốn sách Nghịch lý Ấn Độ -Bất chấp thần thánh, Ấn Độ trỗi dậy (In Spite of the Gods the Rise of Modern India – NXB Tri thức 2013), tác giả Edward Luce cho biết, ở Ấn Độ, kiểm duyệt là việc hết sức bình thường. Mỗi tháng ở đất nước này đều có một cuốn sách hay một bộ phim bị cấm phát hành. Bởi đây là một quốc gia đa tôn giáo, nhiều đẳng cấp, nhiều đảng phái, nhiều ngôn ngữ. Và mọi người đều tuân theo phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Hay như kiểm duyệt báo chí. Ở Anh, tháng Ba năm 2013, chính phủ của Thủ tướng David Cameron vừa ban hành bộ quy định mới về việc “đặt các cơ quan báo chí, truyền thông Anh vào vòng giám sát của hệ thống luật pháp’’. Bởi trong một thời gian dài trước đó, báo chí Anh đã có nhiều hành vi phi đạo đức, không thể chấp nhận. Như vào năm 2011, các nhà chức trách đã phát hiện vụ bê bối nghe lén điện thoại của các nhân vật quan trọng của tờ báo nổi tiếng New of the World của ông trùm truyền thông người Mỹ Rupert Murdoch. Nhà chức trách Anh đã ra lệnh đóng cửa tờ báo này. Khi công bố quy định mới này, Thủ tướng Anh đã khẳng định: “Nó (bộ quy định mới) hỗ trợ tuyệt vời cho lĩnh vực báo chí điều tra truyền thống và vẫn đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nó bảo vệ những người vô tội và những người dễ bị tổn thương trước sự tấn công của báo chí’’.
Kiểm duyệt có làm thụi chột tài năng?
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc kiểm duyệt đã gây phiền hà cho tự do sáng tạo. Phim không hay đổ cho kiểm duyệt. Phim bán không ai mua cũng đổ cho kiểm duyệt. Như vậy có công bằng không? Điều này không chỉ diễn ra trong lĩnh vực điện ảnh mà trong nhiều lĩnh vực khác như văn học, âm nhạc…cũng tương tự. Xin dẫn ra đây ý kiến của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Phạm Vĩnh Cư. Mới đây, trong bài Văn chương và hội họa Việt Nam, ông viết: “Giải thích tình trạng này (những yếu kém trong văn chương và hội họa), không ít người bất bình hay buồn rầu chỉ ra những nguyên nhân bên ngoài: sự chưa đủ tự do sáng tác, quyền lực chưa được bãi bỏ của các lý thuyết giáo điều, vai trò của kiểm duyệt của nhà nước v.v…
Những giải thích như vậy không sai, song lịch sử cho thấy cũng trong những điều kiện bên ngoài tương tự, thậm chí còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, những nền văn hóa giàu sức mạnh nội tại vẫn phát triển thăng hoa. Dưới chính thể toàn trị ở nước Nga sau năm 1917, vẫn nảy nở những tài năng siêu đẳng, làm gương cho nhiều thế hệ đồng nghiệp noi theo, như Akhmatova, Pasternak, Mandelstam, Tvardovsky, Zablowski (thơ), Platonov, Bungacov, Sholokhov (với Sông Đông êm đềm), Solzhenitsyn, Bitov (văn xuôi), Malevich, Filonov, Sedur, Neizvestnyi (hội họa và điêu khắc).
Ở Ba Lan, Tiệp khắc (cũ), Hungary cũng không thiếu những hiện tượng tương tự, chúng nói lên sức phản ứng sáng tạo chiến thắng cường quyền của những nền văn nghệ dồi dào nội lực.
Iosif Brrodski, một thi hào Nga nửa sau thế kỷ XX, đã nếm trải đầy đủ mọi sự o bế, thậm chí bức hại, của nhà đương cục nước ông, rồi sau đó được hưởng mọi tự do của một công dân Hoa Kỳ cộng với vinh quang của giải thưởng Nobel và nhiều giải thưởng quốc gia Mỹ, đã buông một câu có cánh chứa đựng một phần quan trọng của chân lý: “Các đế chế sản sinh ra thơ ca, các nền dân chủ đại chúng sản sinh ra giấy lộn’’.
Skyfall phải cắt rất nhiều đoạn mới được phép chiếu ở Trung Quốc
Người viết bài này có thể dẫn chứng thêm nhiều ví dụ cũng như các ý kiến khác về vấn đề tự do sáng tạo và kiểm duyệt. Song tựu chung lại vẫn là tài năng còn kém và thói kiêu ngạo là thói tật xấu chung của những nghệ sỹ thôi chứ chẳng có nguyên nhân nào khác khiến phim của anh ta (hay cô ta) không hay.
Thử tham khảo hệ thống phân loại phim ở một số nước.
Một hệ thống phân loại phim có vai trò sắp xếp những phim sao cho phù hợp từng đối tượng khán giả dựa trên những yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, ngôn từ và hành động tục tĩu, sử dụng chất gây nghiện và một số nội dung người lớn khác.
Hệ thống này giúp cho cha mẹ quyết định xem bộ phim nào phù hợp cho con cái họ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hệ thống còn áp buộc lên những rạp chiếu phim một nghĩa vụ pháp lý là từ chối cho trẻ nhỏ vào xem những phim không phù hợp lứa tuổi. Hệ thống thường được sử dụng thay thế cho những cơ quan kiểm duyệt ở nhiều nước.
Người ta thường tranh cãi về tính hiệu quả, tính bắt buộc của những hệ thống này. Nhiều người lại ưa thích những nội dung được kiểm duyệt cao, trong đó những đứa trẻ có thể thích xem những bộ phim được cho là không phù hợp với lứa tuổi của chúng (hiện tượng quả cấm). Những bản DVD mà "chưa phân loại", "không cắt", "không kiểm duyệt" càng lúc càng trở nên phổ biến.
Ở những nước như Úc, một cơ quan chính phủ sẽ quyết định việc phân loại, trong khi đó ở Hoa Kỳ và một số nước khác, việc đánh giá sẽ thực hiện bởi một tổ chức không thuộc chính quyền (ví dụ MPAA). Ở hầu hết các nước, những phim được coi là xâm phạm đạo đức sẽ có thể bị kiểm duyệt, hạn chế hay ngăn cấm.
Ảnh hưởng của các nhân tố lên việc đánh giá ở mỗi nước là khác nhau. Ví dụ, ở những nước như Mỹ, ngay cả những phim có chứa nội dung tình dục nhẹ nhàng cũng có thể bị hạn chế chỉ dành cho người lớn tuổi, thì ở Pháp hay Đức, nội dung tình dục được đánh giá thoáng hơn. Ngược lại, yếu tố bạo lực khiến những phim bạo lực bị xếp loại cao và kiểm duyệt ở Phần Lan hay Đức, còn ở Mỹ lại xếp loại nhẹ hơn cho những bộ phim loại này.
Một bộ phim có thể được sản xuất với mức phân loại chủ định. Nó có thể được tái bản nếu xếp hạng không được như mong muốn, đặc biệt là để chống việc xếp loại cao hơn dự định. Nó cũng có thể được tái bản thành những phiên bản thay thế tùy thuộc vào hệ thống xếp loại của từng nước.
Argentina
Viện Phim ảnh và Nghệ thuật Nghe nhìn (Instituto de Cine y Artes Audiovisuales, INCAA) thông qua Hội đồng Tư vấn Biểu diễn Điện ảnh (Comisión Asesora de Exhibición Cinematográfica) đã sử dụng hệ thống phân loại dưới đây:
ATP: phù hợp với mọi độ tuổi, ATP viết tắt từ "Apta (para) Todo Público", có nghĩa là "cho tất cả công chúng”
13: chỉ phù hợp với 13 tuổi trở lên
16: chỉ phù hợp với 16 tuổi trở lên
18: chỉ phù hợp với 18 tuổi trở lên
X: Tình dục rõ ràng
E: Miễn phân loại. Dành cho những bộ phim về thể thao, âm nhạc...
Úc
Phòng Phân loại Phim và Văn học (Office of Film and Literature Classification, OFLC) là tổ chức do chính phủ Úc tài trợ có vai trò phân loại tất cả các phim phát hành trước công chúng.
Ủy ban phân loại chủ yếu bao gồm các thành viên tự do. Trên nhãn của OFLC thường có dòng chữ "Informing your Choices" (Thông báo lựa chọn của bạn) và sẽ có những biểu tượng viền màu cho mỗi mức phân loại. Nó sẽ đi kèm những khuyến cáo cho người tiêu dùng như nhẹ, trung bình, mạnh hay mức độ cao các yếu tố ngôn ngữ thô tục, khỏa thân, tình dục, chủ đề... Chỉ có các phim loại MA15+, R18+ và X18+ là sẽ bị giới hạn theo pháp lý.
Loại E được sử dụng cho những phim không cần phải phân loại, như phim tài liệu giáo dục. Tuy nhiên những phim tài liệu hay hòa nhạc nếu mà vượt quá ngưỡng loại PG thì cũng sẽ được đưa ra để xếp loại. Những bậc phân loại là:
E - Miễn phân loại. Những phim này không chứa những nội dung gây ra bất đồng (thường những nội dung này có thể xếp loại M hoặc cao hơn).
G - Phổ biến. Dành cho phim loại nhẹ.
PG - Khuyến cáo nên có hướng dẫn của cha mẹ. Dành cho phim loại nhẹ.
M - Khuyến cáo chỉ nên cho khán giả trưởng thành. Dành cho phim loại trung bình.
MA15+ - Không phù hợp với độ tuổi dưới 15. Những người dưới 15 chỉ được xem khi đi cùng cha mẹ hay người bảo hộ. Dành cho phim loại nặng.
R18+ - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Dành cho phim có nội dung nhạy cảm ở mức độ cao.
X18+ - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Mức phân loại này dành cho nội dung khiêu dâm (chỉ bán tại ACT và NT, nhưng cũng có thể được đưa tới các bang khác qua đường bưu điện).
RC - Loại từ chối. Những phim này bị cấm bán hay thuê ở Úc.
(Dẫn theo nguồn wikipedia)
Phụng Công
nguồn thegioidienanh.vn
16 nhận xét:
Để cung cấp được những thông tin lành mạnh cho công chúng thì cần có quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi cho phát hành bất kỳ một loại văn hóa nào từ phim ảnh, băng hình, báo đài... Đó cần phải được xem như là một nguyên tắc bắt buộc đối với mọi loại văn hóa phẩm hiện nay.
Rõ ràng là phải như vậy, mọi bộ phim trước khi công chiếu là phải kiểm duyệt nội dung như nào thì mới công chiếu. Bộ phim phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam, phù hợp với văn hóa, lối sống Việt Nam, nếu không kiểm duyệt thì rất có thể những bộ phim có thể gây ra những bức xúc lớn.
kiểm duyệt phim là hoàn toàn đúng đắn phản biện rõ ràng nhất là cái hố phim có tiếng hô ly gút của mỹ đấy mỹ chả kiểm đầy ra ý à,không lỡ bộ phim nào nói đến tôn giáo hay nói cái gì mà gây bạo động khủng bố thêm có mà mỹ chết.và bộ phim chợ búa gì của việt am bị cấm chiếu đâu phải là chèn ép gì chắc là vi phạm cái gì đó nên người ta không cho chiếu thôi
mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia có những quy tắc riêng, góc nhìn riêng về một vấn đề. Như ở phương Tây, sự khoe hình thể đẹp là điều người ta coi trọng nhưng văn hóa phương Đông lại đề cao sự kín kẽ, truyền thống. Chính vì thế, để giữ những nét văn hóa của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, tuân theo thuần phong mỹ tục, việc kiểm duyệt các tác phẩm văn hóa là vô cùng cần thiết. việc này cũng góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ những luồng văn hóa ngoại lai vào đất nước trước tình trạng giới trẻ chạy theo xu thế quốc tế mà quên mất phong tục của cha ông đang diễn ra với tốc độ đáng báo động
nói cứ như đùa ấy nhỉ, đương nhiên là phải kiểm duyệt rồi, không kiểm duyệt sao mà được, điện ảnh là lĩnh vực rất có ảnh hưởng tới công chúng, do đó khi một bộ phim có được chiếu hay không thì phải qua bước kiểm duyệt nội dung, điều đó mới đảm bảo được những bộ phim có nội dung không tốt không được trình chiếu
cái gì cũng vậy, không chỉ riêng về điện ảnh mà bất cứ sản phẩm văn hóa nào cũng phải được kiểm duyệt, không muốn nói tới là tất cả sản phẩm nào cũng phải cần được kiểm duyệt, điều đó là đương nhiên, và ai cũng hiểu được là việc kiểm duyệt đó là nhằm mục đích gì rồi chứ ạ?
có một quốc gia nào trên thế giới mà không kiểm duyệt điện ảnh chứ, có riềng gì việt nam đâu, việc kiểm duyệt này là vô cùng cần thiết, đương nhiên là như vậy rồi, trong xã hội hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nếu không có những hành động như vậy thì rất dễ xảy ra tình trạng những vấn đề xấu sẽ ảnh hưởng tới văn hóa cũng như người dân của đất nước
không kiểm duyệt không được đâu, hiện nay công nghệ phát triển ,việc sản xuất một bộ phim cũng đơn giản hơn trước rất nhiều, nội dung các bộ phim cũng vô cùng đa dạng, có rất nhiều bộ phim có nội dung không lành mạnh hoặc không phù hợp với văn hóa của một số nước, nhất định phải kiểm duyệt thì mới đảm bảo được
nếu không có bước kiểm duyệt nội dung thì những bộ phim có chất lượng không lành mạnh sẽ được công chiếu một cách tự do à, điều này thì không được rồi, phim ảnh có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức và đạo đức xã hội của mọi người, phải kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt chứ
Mỗi nước có một quy định của pháp luật cũng như các văn bản khác liên quan đến việc kiểm duyệt nội dung nên không phải cứ thích là hội đồng kiểm duyệt không cho phép một bộ phim nào đó không được công chiếu. Không phải như vậy, họ làm đều có nguyên tắc của họ và mục đích cuối cùng là đem đến người xem những nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước ta mà tôi. Thân
ok, đồng ý cả hai tay, nhất định là phải kiểm duyệt, mặc dù bây giờ người ta nói đến cụm từ công nghiệp điện ảnh, có nghĩa phim ảnh cũng là một hàng hóa, nhưng nên nhớ đây là một sản phẩm văn hóa ,đây là một hàng hóa hết sức đặc biệt, nhất định phải kiểm duyệt một cách hết sức cẩn thận
phim ảnh thì phải kiểm duyệt chứ, không nước nào là không kiểm duyệt phim ảnh cả, việt nam thì lại càng phải kiểm duyệt phim ảnh, để cho phim ảnh được phép chiếu tràn lan, vô tội vạ thì có mà loại, lúc đó chắc chắn văn hóa và đạo đức xã hội sẽ xuống dốc một cách không phanh
có lẽ vấn để này thì mọi người đã cơ bản là nhận thức ra từ lầu rồi tuy nhiên đến bây giờ nó mới rộ lên sau cái vụ phim bụi đời chợ lớn không được phép cho công chiếu chứ gì, việc đó cũng bình thường thôi, nội dung mà không đáp ứng được những tiêu chí nhất định thì không cho chiếu là phải rồi
nếu không có kiểm duyệt thì những bộ phim bạo lực, những bộ phim đồi trụy có nội dung không lành mạnh mà trình chiếu tràn lan thì hậu quả sẽ ra sao ạ, nên nhớ phim ảnh có tác động rất lớn tới nhận thức của con ngươi, đặc biệt là trẻ em, lúc đó thì hậu quả sẽ ra sao ạ, mọi người có thể tưởng tượng được rồi đó
điện ảnh vừa là một hàng hóa đơn thuần vừa là một sản phẩm văn hóa, có thể nói đây là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt, ngay cả hàng hóa bình thường thì người ta cũng phải kiểm duyệt hết sức nghiêm ngặt rồi thì sản phẩm đặc biệt như phim ảnh đương nhiên phải kiểm duyệt chứ
tôi thì cũng có đồng quan điểm như vậy, xã hội bất kỳ nước nào muốn ổn định và phát triển thì phải có sự kiểm soát chặt chẽ, cho dù có hơi bất tiện nhưng mà lợi bất cập hại mà, phòng bao giờ cũng tốt hơn chống, có sự kiểm soát chặt chẽ mới hạn chế tối đa được những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra
Đăng nhận xét