20 thg 6, 2013

Điện ảnh Mỹ!

Thế giới điện ảnh và ngành sản xuất phim của Mỹ là một chủ đề lớn tới mức nó xứng đáng và được viết thành những tuyển tập lớn. Tất nhiên, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hollywood cũng nhugw nhiều đạo diễn và diễn viên lớn đang tiếp tục được thu hút về đây và thành danh từ đây. Nhưng sau đó, người ta còn nghĩ đến nhiều xưởng phim độc lập trên cả nước, nghĩ đến những chuỗi phim tài liệu, giáo dục và những bộ phim truyện, nghĩ đến truyền thống phù hợp về mặt xã hội trong điện ảnh và khoa điện ảnh tại các trường đại học như Đại học Nam California (USC), đại học California tại Los Angeles (UCLA) hay đại học New York nơi đào tạo ra các đạo diễn như Francis Ford Copppola, George Lucas, Steven Spielberg, và Spike Lee. Tuy nhiên, chỉ nói tới “nền điện ảnh Mỹ” không thôi thì sẽ tạo ấn tượng sai lệch.  


Trong hơn 70 năm qua, điện ảnh Mỹ ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Các thệ hệ lớn lên cùng với phim Mỹ và qua đó để nhìn nhận về nước Mỹ. Vô tuyến truyền hình và video chỉ càng làm tằng thêm sự phổ biến của phim Mỹ. Hầu hết các hệ thống truyền hình quốc gia trên thế giới đều có một điểm chung, đó là số lượng lớn phim Mỹ được chọn để chiếu trên màn ảnh nhỏ.

Những quả bom tấn của ngành giải trí điển ảnh từ “Cuốn theo chiều gió” tới “Công viên kỉ Jura” thu hút nhiều sự chú ý nhất. Nhìn vào những giải thưởng thường được trao tại các liên hoan phim quốc tế hàng đầu cũng cho thấy điện ảnh Mỹ - với tư cách một ngành nghệ thuật - tiếp tục có được uy tín đáng kể. Ngay cả khi nội dung phim là nghiêm túc, hay như họ nói là “có ý nghĩa”, phim Mỹ vẫn được ưa chuộng. Phải thừa nhận rằng, những bộ phim với chủ đề về tác hại rượu, tình trạng ly hôn, sự nguy hiểm của năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân, tình trạng tồi tàn ở khu ổ chuôt, ảnh hưởng của chế độ nô lệ, sự nghèo đói, tình trạng nhập cư hay vấn đề đồng tính luyến ái, đều khá thu hút người xem và được quốc tế thừa nhận.


Ảnh 1 Khán giả xếp hàng mua vé xem phim tại Anh 

Vào cuối những năm 1980 , đặc biệt là đầu những năm 1990, người ta quan tâm nhiều tới một thực tế là ngay cả khi điện ảnh châu Âu cũng đang phát triển thì những phim sản xuất tại Mỹ được trình chiếu ở châu Âu vốn đã áp đảo nay lại càng áp đảo hơn. Liên minh châu Âu EU đã ký những hiệp định không chính thức nhằm hạn chế số lượng phim Mỹ chiến trên truyền hình hình châu Âu. Và một số nước đã ban hành luật nhằm hạn chế chiếu phim Mỹ tại rạp. Giữa những cuộc tranh luận về tính văn hóa và mục đích thương mại thì có lẽ đánh giá của nhà phê bình điện ảnh người Anh Philip French là rõ ràng nhất “Ở đâu không có hàng rào của sự ngăn cản truyền bá phim ảnh thì ở đó khán giả đổ xô đến rạp để xem phim Mỹ” 




Ảnh 2: Khán giả Việt Nam cũng không ngoại lệ

5 nhận xét:

ngành công nghiệp điện ảnh mỹ làm một ngành công nghiệp vô cùng phát triển, có thể nói không có một quốc gia nào trên thế giới lại có một ngành công nghiệp điện ảnh phát triển như nước mỹ ,bản thân tôi cũng rất thích xem những bộ phim của mỹ chiếu, tôi cảm thấy đây là những bộ phim rất thú vị

Thì vốn dĩ phim Mỹ xem rất hay mà, từ diễn viên, diễn xuất cho đến hình ảnh đều gọi là bậc thầy về điện ảnh. Thử hỏi trên thế giới có ai là không biết đến Hollywood, và có diễn viên nào mà lại không muốn bước chân vào đó. Điện ảnh Mỹ là cả một nền công nghiệp quá phát triển và thu hút vô vàn người xem trên thế giới không từ quốc gia nào. Bản thân tôi cũng rất hay xem phim Mỹ, đặc biệt là đi xem rạp những bộ phim bom tấn

Điện ảnh Mỹ thì nổi tiếng nhất thế giới rồi, phim Mỹ giờ thì có quốc gia nào không xem. Bên cạnh điện ảnh Mỹ thì Ấn Độ cũng có một nền điện ảnh phát triển không kém, va thực tế phim Ấn Độ xem rất là hay. Mình thích xem phim Ấn Độ hơn phim Mỹ nhưng thực tế là không được xem nhiều vì ở Việt Nam phim Ấn Độ không hiện hành như phim Mỹ

Nói về phim ảnh thì không biết bao giờ nước ta mới đọ lại được phim nước ngoài , đặc biệt là Mỹ về độ hoành tráng về đầu tư và công phu trong sản xuất. Những bộ phim của họ được đầu tư những nguồn kinh phí không lồ với cả tỷ đô cho mỗi phim, làm sao có thể so sánh được. Nhưng bên cạnh đó chúng ta nên tập trung vào nội dung phim để thu hút người xem hơn là quá đặt nặng về kinh phí. Thực chất vẫn có nhiều bộ phim Việt có nội dung hay thu hút được khán giả mà kinh phí đầu tư thì lại không quá cao.

Phim Mỹ luôn kịch tính đến phút cuối cùng, rất cuốn hút. tôi rất thích...

In áo 3d tại Hà Nội

In phông bì tại Hà Nội

In hộp đựng Giày

In hộp đựng rượu

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ