10 thg 6, 2013

Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ theo dõi công dân của 35 quốc gia


Ngày 8/6, tức 24 tiếng đồng hồ sau khi bê bối nghe lén điện thoại của hàng triệu thuê bao tại Mỹ bị phanh phui, chính quyền Washington tiếp tục phải hứng chịu búa rìu dư luận khi nhóm hacker Anonymous tiết lộ về việc cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đang theo dõi công dân của 35 quốc gia khác nhau trên thế giới.


Rõ ràng, trong khi đi rao giảng về dân chủ, nhân quyền ở các nước khác, chính phủ Mỹ lại “lãng quên” những quyền tối thiểu nhất của người dân nước mình. Và một quốc gia luôn có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con người liệu có đủ quyền hạn để chỉ trích hay bôi xấu các quốc gia khác hay không?
Theo tuyên bố của nhóm Anonymous, họ có đầy đủ chứng cứ chứng minh việc NSA đang theo dõi hàng trăm triệu công dân của 35 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, trải dài từ châu Mỹ tới châu Âu, châu Á, châu Phi, Trung Đông và cả châu Úc… Những tài liệu này được các thành viên của Anonymous lấy được trong quá trình xâm nhập máy chủ và đánh cắp dữ liệu mật của NSA và Lầu Năm Góc.
Các hoạt động giám sát, theo dõi này được thực hiện cả trên thư điện tử như gmail, điện thoại di động, điện thoại để bàn và cả tài khoản trên trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… Anonymous cũng khẳng định, ngoài chương trình PRISM vừa bị tờ Washingtonpost đăng tải hôm 7/6, NSA và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) còn đang thực hiện một chương trình giám sát khác mang tên GiG với mục tiêu là các công ty bị nghi có tham gia hoạt động hoặc liên quan đến các hoạt động chống phá lợi ích của Mỹ.
Trong khi đó, tờ Guardian của Anh lại đưa tin, nhiều khả năng, Anh cũng tham gia vào chương trình này của NSA với tính chất liên kết giữa trụ sở thông tin chính phủ (GCHQ) và NSA. Các báo cáo mà Guardian thu thập được cho thấy, GCHQ đã hoàn thành tới 197 báo cáo tình báo dựa trên những thông tin mà NSA cung cấp trong năm 2012. Hơn nữa, hợp tác giữa GCHQ được hình thành từ cách đây gần 4 năm và người ta không loại trừ khả năng hoạt động của chương trình PRISM cũng được thực hiện vào thời điểm đó.
Cho đến chiều 8/6, chính quyền Washington vẫn bao biện rằng hành động này chỉ nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc tấn công lớn vào nước Mỹ trong vòng vài năm vừa qua. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers còn nói với phóng viên rằng, việc thu thập các cuộc điện thoại của người Mỹ là hợp pháp và đã được Quốc hội cho phép. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng mô tả hành động này là “công cụ quan trọng” giúp giới chức Mỹ giám sát các nghi phạm khủng bố. Người đứng đầu ngành tình báo Mỹ James Clapper không những mạnh mẽ biện hộ cho hành vi này mà còn cho rằng, việc tiết lộ chương trình PRISM sẽ gây tổn hại lớn cho hoạt động tình báo…
Được biết, NSA hiện đang thu thập các cuộc gọi của hàng triệu khách hàng của hãng viễn thông Verizon, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Mỹ. Văn bản chỉ thị lấy dữ liệu các cuộc gọi dựa theo Luật yêu nước (Patriot Act) được thẩm phán Roger Vinson của tòa án giám sát tình báo nước ngoài ký vào ngày 25/4 và có hiệu lực tới ngày 19/7. Chỉ thị này yêu cầu Verizon hàng ngày và liên tục cung cấp bản ghi âm tất cả các cuộc gọi cho NSA, trong đó bao gồm các cuộc gọi nội địa và cuộc gọi từ Mỹ đi các nước khác. Chưa hết, NSA và FBI còn đang tiếp cận trực tiếp các máy chủ của 9 công ty Internet hàng đầu như Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube, Apple để thu thập dữ liệu…
Phải nói rằng, không chỉ người dân Mỹ mà cả thế giới đều sững sờ trước những thông tin mà báo chí đăng tải. Bất chấp những lời biện hộ và trấn an nói trên, các tổ chức, nhà hoạt động vì quyền tự do dân sự và sự riêng tư đang trút giận dữ vào quy mô to lớn của chương trình PRISM. Nhiều quốc gia đã bày tỏ sự phản đối và yêu cầu Mỹ phải có lời giải thích cụ thể.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói: “Nói trắng ra thì hàng triệu, hàng triệu người Mỹ bị chính phủ nghe trộm điện thoại và đối với tôi đây là điều không thể biện hộ và không thể chấp nhận được”. Còn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul cho biết ông sẽ đề xuất một dự luật không cho phép các cơ quan an ninh được ghi lại các cuộc điện thoại mà không có lí do chính đáng. Hiện, Washington đã quyết định cho phép FBI và Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra để tìm ra người đã cung cấp thông tin mật về chương trình theo dõi PRISM.
Nếu bị phát hiện, nhiều khả năng những người này sẽ phải chịu những cáo buộc như phản quốc, tiết lộ thông tin mật… và chịu xét xử giống trường hợp của binh sĩ Bradley Manning cung cấp tài liệu cho trang web WikiLeaks. Theo tiết lộ của tờ Washingtonpost, người góp phần đưa những “chiến dịch bẩn” của Mỹ ra ánh sáng là một sĩ quan tình báo. Người này đã tận mắt chứng kiến hoạt động của hệ thống theo dõi lén mà NSA vận hành và “hoảng sợ với khả năng của nó”

25 nhận xét:

Đúng miệng nam mô bụng bộ dao găm @@ mệt thật ! lúc nào cũng hét to nhất là nhân quyền này nọ mà đến lúc chính hắn lại làm mất nhân quyền nghiêm trọng ! thử hỏi việc mà bắt và giải tán những cuộc biểu tình ở nước ta thì nước Mỹ bảo mất nhân quyền ! còn cái việc mà âm thầm nghe lén ! mọi tin bí mật của một con người đều bị giám sát thì đó gọi là mất cái gì @@ không thể hiểu được nữa rồi ! mất 10 lần nhân quyền ý chứ @@

nếu xét trên góc độ quyền con người thì đây đúng là sự xâm phạm nghiêm trọng vào đời tư của con người rồi, tuy nhiên nếu xét trên góc độ an ninh quốc gi thì cũng chưa chắc bởi an ninh quốc gia luôn là quan trọng nhất, nhiều khi để đảm bảo an ninh quốc gia thì người ta phải làm vậy chứ biết làm sao được

để bảo vệ an ninh quốc gia thì đúng là cần phải làm nhiều biện pháp mà đôi khi có nhiều người cảm thấy không thoải mái lắm ,điều đó thì cũng đương nhiên rồi, tuy nhiên theo tôi nghĩ thì điều đó chỉ áp dụng với công dân của nước mình thôi chứ dùng nó với cả công dân của nước khác thì là điều không đúng rồi

thật vô lý, sống ở thế kỷ bao nhiêu rồi mà không hiểu được những quyền tối thiểu của con người nhỉ, ai chả biết là quyền riêng tư là một quyền tối thiểu và vô cùng cơ bản của con người ở bất cứ quốc gia nào, không thế vì bất cứ lý do gì mà có thể xâm phạm quyền riêng tư đó của con người, đó là điều không thể chấp nhận được

không thể chấp nhận được những hành động như vậy, làm gì có cái lý nào là như vậy, cuộc sống của người dân, cần phải được tôn trọng ,phải được đảm bảo quyền tự do cá nhân, làm sao các ông có thể theo dõi họ một cách vô lý như vậy mà theo dõi riêng người mỹ đã đành ,đằng này còn làm việc đó với những 35 nước

vậy là trắng mắt ra chưa, đặc biệt là mấy ông cứ ca ngợi mỹ và phương tây lên tận mây xanh bấy lâu nay, rồi, họ có tốt đẹp như mọi người vẫn tưởng không vậy, họ cứ rêu rao về tự do nhân quyền lắm vào vậy mà còn thực hiện những hành vi như vậy, làm gì có cái kiểu xâm phạm đời tư của người khác một các trắng trợn như vậy được

Luôn miệng nói đất nước nhân quyền ! rồi dựa vào lời nói sáo rỗng đó để áp đặt nhân quyền cho những đất nước mà đối nghịch với Mỹ ! sau vụ bê bối này không biết các nhà chức trách của Mỹ sẽ có lời nói gì cho toàn thể nhân quyền thế giới ! không biết sau đó thì Mỹ còn có thể bô bô nhân quyền nữa không ???

Gì thế này ! 35 quốc gia thì có mà chả mấy trăn triệu người ! mà không biết 35 quốc gia đó là ai nhỉ ! không biết VN có bị không, có lẽ 35 quốc gia này đều là những thế lực thù địch mà Mỹ muốn kiếm soát @@ ghê quá mà nói đi nói lại thì đây đích thị là vi phạm nhân quyền mà ! tự do cá nhân của mỗi người lại bị chính phủ kiểm soát thì còn gì là nhân quyền ! Mỹ định làm cái trò khỉ gì đây !

nếu là nói là bảo vệ cho an ninh của nước mỹ thì việc nước mỹ theo dõi những công dân của nước mỹ không có gì đáng để bàn tới, dù đúng luật hay không đúng luật thì cũng mặc, đó là chuyện của người ta, nhưng đằng này thì lại khác, họ áp dụng với cả công dân của các nước khác thì không ổn rồi

không thể được, quyền riêng tư, quyền tự do cá nhân là quyền đá được pháp luật quy định cơ mà, có nước nào mà không bảo vệ cho quyền đó của công dân đâu, kể cả mỹ cũng bảo vệ quyền tự do cá nhân cho công dân của mình mà, họ làm vậy chẳng khác nào là nói một đằng làm một nẻo cả

Miệng lúc nào cũng rao rảng nào là dân chủ, nào là nhân quyền, rồi tự do cá nhân v...v và etc nhưng cuối cùng thì mọi người trên toàn thế giới cũng thấy rõ, hóa ra Mỹ cũng chỉ bốc phét thôi. Việc đảm bảo quyền tự do, dân chủ phải dựa theo luật chứ không phải cứ lấy lòng yêu nước này nọ ra mà làm cái khiên chắn. Rồi đây xem bản báo cáo dân chủ và nhân quyền về Việt Nam họ nói thế nào

đấy đứa nào còn hô nhân quyền kiểu mỹ đi tát cho vỡ mồm luôn.đấy nhân quyền đầy ra đấy,nghe trộm 35 triệu thuê bao khắp thể giới từ âu phi á cơ đấy.thế mà tôn trọng quyền con người.ác giả ac báo hack đâu cứ xâm nhập vào phá học mọi thứ đi này thi an ninh mỹ này cũng bị xỏ mũi.ai bảo lắm người ghét quá cơ

thật đáng khinh tởm cái bọn mỹ này không ngờ nó dám thấu tóm thông tin của bao nhiêu khách hàng.lựa chọn mục tiêu lại còn nghe lén nữa.không biết bao thông tin mật bị chúng nghe được và phục vụ vào âm mưu xấu gì không,nhân quyền kiểu mỹ nhân dân việt nam nghe đến mà cười nhạt mỹ có nhân quyền thì việt nam chẳng khổ thế này.chỉ có bọn rận mới tôn sùng làm con chó của nó thôi

thật đáng sợ, không ngờ thằng mỹ này lại có nhiều trò như vậy, những cái này là không ai có thể ngờ đến được, việc nghe lén điện thoại thì có thể tin được nhưng nó chỉ diễn ra với quy mô nhỏ, còn đây thì không thể chấp nhận được, qua nhiều âm mưu thủ đoạn.

ác chiến đấy, đúng là kẻ mạnh có khác, làm gì cũng không phải nghĩ, đấy họ làm thế rồi đấy, máy ông có công dân của mình bị theo dõi thử xem làm gì được học, tôi thì tôi nghĩ chắc chỉ dừng lại ở việc lên tiếng phản đối, rồi xem chỉ thế thôi mà, bảo sao mà người ta không muốn làm bá chủ thế giới chứ

liều thật đấy, có thể việt nam bây giờ chưa có điều kiện để làm những việc này,nhưng giả dụ mà việt nam có điều kiện để làm thì tôi nghĩ chúng ta cũng không dám làm đâu, những việc động trời như thế này tôi thấy chỉ có những nước có tiềm lực và sự ảnh hưởng lớn đối với thế giới mới dám làm mà thôi

mỹ đúng là lông hành thật, họ tưởng rằng họ là nước lớn ,là nước giàu có , là nước có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới mà họ muốn làm gì cũng được sao, hết có cái trò chỉ trích ,can dự vào công việc nội bộ của nước khác bây giờ lại làm cái trò này, ai cho phép họ theo dõi công dân của nước khác một cách bất hợp pháp

vậy mà suốt ngày mỹ cứ đi chỉ trích người khác là sao, trong khi là họ cũng thường xuyên có những hành động sai trái, thậm chí là sai trái vô cùng nghiêm trọng và hết sức trắng trợn, phải chăng họ tự cho phép mình được ngoại lệ, được đứng ngoài các quy định của quốc tế đây

liều thật ,muốn làm gì thì làm sao, các ông có coi luật quốc tế, có coi những quyền tự do, riêng tư của người ta ra gì không a, thê mà các ông vẫn thản nhiên chỉ trích người khác rất ác, đúng là trong cuộc sống này không thể biết được đâu là trắng đâu là đen nữa rồi

đúng là cơ quan an ninh có thể được thực hiện một số biện pháp đặc thù mà nhiều khi các cơ quan khác cũng như các người khác trong xã hội không được làm nhưng nó cũng có giới hạn của nó chứ, đâu phải muốn làm gì thì cũng được cả đâu, những hành động như thế này có lẽ đã đi quá xa rồi

Cái bọn Mỹ thì không biết xấu hổ là gì.luôn mạnh miệng tự nhận mình là những nhà dân chủ nhân quyền,đi can thiệp vào nội bộ của nước khác để giúp đỡ nhân dân.Vậy mà giờ đây bọn chúng lại bị lộ rõ cái bộ mặt thật xấu xa đó ra.Cả thế giới thì biết được bộ mặt đó từ lâu rồi nhưng giờ đây khi sự việc nghe lén điện thoại của công dân nước khác bị phanh phui thì có lẽ bọn chúng sẽ không còn mặt mũi nào mà dám nói chuyện nhân quyền ở đây nữa.Đúng là một lũ xấu xa mà.

Giờ thì có còn dám nói dân chủ nhân quyền nữa không bọn Mỹ.Chắc là sau khi vụ việc nghe lén điện thoại trên bị bại lộ thì chúng tìm cách để biện minh cho hành động của mình mà thôi.Nhưng chúng nên nghĩ rằng sẽ chẳng có ai còn có thể tin bọn chúng nữa đâu.Bọn Mỹ thật là xấu xa và thâm độc.

Giờ thì ngồi đấy mà nói dân chủ,nhân quyền nữa đi nước Mỹ, tại sao mà một nước có những âm mưu thâm độc như vậy mà suốt ngày cứ đi nói rằng mình thay mặt cho những nhà dân chủ nhân quyền để có những hành động đến nước khác chứ.Bọn này không biết xấu hổ..Hành động nghe lén thông tin của bọn Mỹ kia làm đối với 35 quốc gia kia là một hành động không thể chấp nhận được.nó đáng lên án và nước Mỹ cần phải dừng ngay cái hành động đó lại.

Đó chính là bằng chứng cho thấy tội ác của nước Mỹ.họ bất chấp những phản đối của thế giới để làm những việc trái với luật pháp quốc tế.Hành động nghe lén thông tin này là dân chủ nhân quyền đây sao nước Mỹ.giờ thì các người nói biện minh thế nào được nữa đây.Liệu họ có chấm dứt cái hành động mà lấy danh nghĩa là những nhà dân chủ nhân quyền để can thiệp vào nước khác không.Chúng ta hãy chờ xem họ làm gì tiếp theo.

Vấn đề nhân quyền luôn được rất nhiều nước quan tâm,tuy nhiên nó được nhìn nhận như thế nào thì ở mỗi quốc gia đều khác.Nước Mỹ luôn cho rằng họ là những nhà dân chủ,nhân quyền để rồi thay mặt cho những người đó để đòi lại quyền lợi cho người dân.nhưng có lẽ trước đây ít người biết rằng họ lại đang vi phạm dân chủ nhân quyền nghiêm trọng.giờ đây họ sẽ không còn hống hách và tự cao nữa khi mà những âm mưu và thủ đoạn của họ đã bị chính người của họ lật tẩy.thật đáng buồn cho họ.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ