Truyền thông hiện nay, bên cạnh những lợi ích thiết thực không thể phủ nhận của nó thì cũng mang lại những hậu quả khôn lường mà tác hại của nó cực kỳ tinh vi và nguy hiểm.
Còn nhớ vào tháng 9 năm 2011 ở Mỹ đã xảy ra một phong trào với tên gọi là phong trào “chiếm phố Wall” do một nhóm người khởi xướng thông qua tuyên truyền trên các kênh mạng xã hội đã nhanh chóng lan rộng như virus thu hút hàng nghìn người gây nên các cuộc biểu tình thậm chí biến thành bạo loạn.
Trước đó cũng đã xảy ra nhiều vụ việc bạo loạn khác ở Anh và Ai Cập với những tên gọi như “cách mạng hoa nhài”, “mùa xuân Ả rập”.. mà tác nhân rất lớn chính là truyền thông trên internet.
Người Việt Nam vốn có tính “bầy đàn” thích adua, hùa theo số đông và một phần lớn những bạn trẻ hiện nay thiếu đi chính kiến, khả năng phân tích thông tin nên dễ bị lôi kéo sa vào bẫy của những kẻ lợi dụng truyền thông để tuyên truyền những luận điệu chống phá nhà nước.
Hiện nay tồn tại không ít các trang mạng, blog đưa những nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, chống phá nhà nước. Những thể hiện của nó rất tinh vi nhiều khi rất khó nhận biết. Nếu không tiếp nhận một cách cẩn thận kỹ lưỡng thì rất dễ bị cuốn theo cái bẫy của những kẻ lợi dụng internet để trục lợi.
Các bạn ạ, các bạn đang sống trong một thời đại mà thông tin là một bãi rác và được sử dụng như một công cụ của giới truyền thông phục vụ cho lợi ích của họ. Hãy tiếp cận thông tin một cách có chọn lọc, đừng để bị lừa phỉnh theo những thủ đoạn của những kẻ vụ lợi.
20 nhận xét:
Đúng là việc chọn lọc để có thể nhận được những thông tin hữu ích rất khó. Internet phát triển quá nhanh, các hình thức đưa tin trên các trang truyền thông quá nhiều, thông tin nào là thật, là giả quá khó để nhận biết. Lợi dụng điều đó, những kẻ xấu liên tục truyền bá những thông tin sai lệch sự thật, xuyên tạc trắng trợn, và nếu không được trang bị sẵn sàng tư tưởng và nhận thức thì người đọc, người nghe, người xem sẽ rất dễ rơi vào cạm bẫy của chúng đã giăng sẵn và có những hành động sai lầm.
Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển ở Việt Nam chúng ta và các nước trên thế giới. Đây đang dần trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Nhưng thông tin càng ngày càng nhiều, với nhiều loại thông tin khác nhau. Vì vậy việc chọn lọc thông tin khi chúng ta tiếp nhận trên mạng là rất quan trọng để không bị nhận những thông tin sai trái.
Văn hóa đọc trên mạng đang nảy sinh một mâu thuẫn ngày càng trở nên trầm trọng. Các bạn trẻ chạy theo phong trào sáng tác trên mạng, đang ngày càng sa vào loại hình sáng tác theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Những tác phẩm của Hà Kin (Chuyện tình New York), Giao Chi (Tuyết đen), Keng (Dị bản)… đều không hề được đánh giá cao về mặt văn học nếu không muốn nói là bị giới văn chương lạnh nhạt do các nhà văn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sáng tác.
Lướt web, đọc tin trên mạng trở thành thói quen của nhiều người, trong đó có giới trẻ. Chi phí đọc báo rẻ, thông tin đa dạng, trình bày bắt mắt, hình ảnh sinh động là những lợi thế của báo mạng so với báo giấy. Với số tiền tương đương để mua tờ báo giấy hoặc một cuốn tạp chí chỉ để đọc vài bài viết hoặc chuyên mục thì có thể đọc được hàng giờ các báo mạng khác nhau. Chỉ cần một cú nhấp chuột, các trang báo cần đọc hiện ra. Và thông tin tìm kiếm cũng thuận lợi, nhanh hơn nhiều so với tìm thông tin trên báo giấy.
Chỉ buồn một nỗi, thời gian qua, dường như cuộc cạnh tranh này vẫn nghiêng về văn hóa đọc trên mạng. Sách xuất bản tràn ngập thị trường đôi khi cũng ăn theo trào lưu văn học mạng để thu hút trí tò mò của bạn đọc. Hành động đối kháng với văn hóa đọc 'đen' lâm vào tình trạng 'mềm nắn, rắn buông'. Phải sử dụng biện pháp rắn hơn để đối phó cùng với xuất bản sách hay mới hy vọng bạn đọc dần trở lại với văn hóa đọc truyền thống như mong muốn...
Khá nhiều bạn trẻ cho rằng việc đọc sách là lạc hậu khi thời buổi công nghệ lên ngôi thì đó là quan niệm sai lầm. Phần lớn việc đọc của giới trẻ trên mạng theo kiểu ăn sổi là chính, vừa chát Facebook vừa đọc sách thì những con chữ đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Vậy nên chất lượng văn hóa đọc có được cải thiện hay không phần lớn phụ thuộc vào cách ứng xử của mọi người với “sự đọc” của mình. Mặt khác, cũng cần có sự ăn ý giữa NXB với độc giả của mình. Những cuốn sách hay, có giá trị nghệ thuật cao nên được quảng bá rộng rãi giúp độc giả đọc một cách có hệ thống, có chọn lọc với tiêu chí hàng đầu là nâng cao chất lượng đọc chứ không vì thỏa mãn thị dục tầm thường.
Điều quan trọng nhất để nâng cao chất lượng văn hóa đọc hiện nay là cần có sự quan tâm đặc biệt với thế hệ tương lai của đất nước. Nhà trường và gia đình phải tạo cho con em mình có thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ. Đọc đúng theo độ tuổi, mặt bằng tiếp nhận tri thức chứ không nên quá lạm dụng vào máy vi tính. Hệ thống thư viện trong nhà trường cũng phải có không gian đọc yên tĩnh, những đầu sách hay thu hút sự quan tâm của học sinh. Một thế hệ đọc mới chất lượng thì chắc chắn những bất cập của văn hóa đọc sẽ sớm được cải thiện.
Văn hoá đọc trong thời gian gần đây được báo chí trên giấy và trên mạng bàn luận khá nhiều. Mỗi người có cách nhìn khác nhau, tầm nhìn không đồng nhất, góc nhìn không giống nhau, điểm nhìn cách biệt nhau, thậm chí còn có ý kiến cho rằng khái niệm văn hóa đọc chưa hình thành. Nên nhận định không trùng nhau, lệch nhau, trái ngược nhau cũng là điều bình thường, không khó hiểu, sự đa dạng này cũng có ý nghĩa tích cực, giúp cho nhìn nhận về văn hoá đọc được cởi mở hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn và cũng hướng tới đúng đối tượng hơn, một điểm không nhỏ để dẫn tới đồng thuận
Trong khi việc tìm sách tốt trên những trang web sạch khá hiếm hoi và mất thời gian, thì trong những ngày lướt web trên mạng, chúng tôi lại rất dễ dàng bắt gặp nhiều trang web độc hại, xuất hiện nhan nhản. Loại sách độc hại, vô bổ mà người ta thường gặp nhất là sách tử vi, truyện ma. Loại thứ hai là truyện tình nhảm nhí, do các tác giả vô danh quăng lên mạng. Những câu chuyện không đầu, không cuối, lửng lửng, lơ lơ… kiểu như miêu tả về 8 kiểu hôn đầu đời được viết rất ngô nghê.
Thời đại này đọc cái gì, xem cái gì cũng tin đó là thật thì chỉ có thiệt vào thân thôi, bởi vì thời đại công nghệ thông tin, có rất nhiều thủ đoạn không những lừa đảo mà còn lửa đảo đến mức tinh vi xuất hiện trên mạng, thế nên dân mạng cần phải cảnh giác.
Thời đại bây giờ mà ai nói gì cũng nghe thì có mà chết yểu, mà cư dân mạng Việt Nam cũng hay thật, có những chuyện chẳng đâu ra đâu mà vẫn cứ sốt lên xình xịch ấy, như vụ bà Tưng hay Quân Kun vừa rồi đấy.
Internet là môi trường cực kỳ màu mỡ cho các hoạt động xấu của bọn tội phạm, internet là thế giới "ảo", khó truy tìm người thật, lại khắc phục được vấn đề khoảng cách, vấn đề dấu mặt...
DO đó chính bạn đọc, người sử dụng internet nếu không biết sử dụng đúng đắn công nghệ này thì lại sẽ trở thàn nạn nhân của bọn tội phạm công nghệ cao.
Một trng những hình thức hoạt động của tội phạm chính trị hiện nay đấy là xuyên tạc, kích động, tập hợp lực lượng qua mạng để từ đó tổ chức thực hiện những hoạt động chống chính quyền. Như các điển hình trên thế giới (Anh, Ai Cập,...) hậu quả của hoạt động này là vô cùng lớn. Do đó chúng ta hãy tự trang bị cho mình sức "đề kháng" khi tham gia cộng đồng mạng xã hội để có thể bảo vệ được bản thân, gia đình và xã hội này
Internet tồn tại một bãi rác khổng lồ mà không công ty nào có thể giải quyết được, do đó khi tìm kiếm thông tin trên mạng, người sử dụng cần biết phân biệt đâu là những bãi rác thông tin, những môi trường nguy hiểm đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân.
Nên chọn đọc thông tin từ đâu là chính xác, từ đâu là đáng tin cậy để không hiểu sai, hiểu nhầm vấn đề, đó chính là những trang báo mạng chính thống, được sự tín nhiệm của bạn đọc cả nước.
Còn với những bãi rác như Dan oan và một số blog khác thì hãy xem xét lại trước khi đọc bài
Chúng ta phải chấp nhận một sự thật đấy là hiện tượng adua trong xã hội chúng ta tồn tại quả không ít, nhất là adua về các sự kiện trong giới trẻ, một câu nói, một hình ảnh có thể là do vô tình của những người nổi tiếng dễ dàng thành chủ đề bàn tán, chỉ trích của không ít đối tượng trên mạng xã hội, trước kia là youtube, nay có thêm blog, facebook... đó trở thành trò vui và cũng là điều kiện kiếm ăn của không ít kẻ cơ hội.
Với facebook. youtube,... đó là một cách câu like
Với blog thì đó là một cách để cố ý hạ uy thế của chính quyền, các nhân vật lãnh đạo,...
Không phải ai cũng dễ dàng nhận ra điều đó, nhưng mong rằng không sớm thì muộn mọi người tự biết nên dừng ở đâu.
vói truyền thông đa kênh như hiện nay thì làm sao mà biết được nên đọc cái nào, không nên cái nào. Biết được kênh nào tốt, kênh nào xấu để biết mà tránh?
Thời đại thông tin bùng nổ đã biến internet hiện nay trở thành một bãi rác theo đúng nghĩa của nó. Người ta đưa đủ thứ từ những bài viết chia sẻ cá nhân lên blog, clip video lên youtube những dòng status vô bổ cho đến những bài viết comment đả phá chửi bới lẫn nhau. Dĩ nhiên cũng có rất nhiều những tài liệu bổ ích quý giá khác nhưng thật không dễ dàng để tìm ra chúng giữa một rừng những thứ nhảm nhí như vậy. giữa một rừng thông tin như vậy, thì việc tiếp nhận thông tin có chọn lọc để đọc, để hiểu là một việc làm hết sức quan trọng. trước hết, nó đem lại cho chúng ta một tri thức đúng đắn. thứ hai, việc tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc sẽ giúp chúng ta có những nắm bắt thông tin chính xác về tình hình chính trị trong và ngoài nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá nhà nước.
chúng ta có thể thấy rằng, hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng vấn đề truyền thông, tự do báo chí và lợi dụng cơ chế quản lý chưa hiệu quả trên internet. Bọn chúng thực hiện hàng loạt những âm mưu, chống phá và đả kích, xuyên tạc nhà nước ta dựa trên con đường truyền thông và mạng internet. trước hết, đó là nơi mà thông tin được lan truyền một cách rất rất nhanh. thứ hai, đó là môi trường mà bọn chúng có thể thực hiện hành vi chống phá một cách công khai mà không bị lộ danh tính. Nên hơn ai hết, những người đọc, người tiếp nhận thông tin phải thực sự tỉnh táo và biết chọn lọc thông tin, không để các thế lực thù địch lợi dụng.
trước hết, phải nói rằng, thông tin trên mạng internet ngày càng nhiều, rất nhiều. bên cạnh các thông tin chính xác, đáng tin cậy thì cũng có rất nhiều thông tin không chính xác không đáng tin cậy. Đó là điều tất nhiên, khi mà các chế tài kiểm soát hoạt động trên mạng là một vấn đề rất nhạy cảm và chưa được quản lý cụ thể. thì việc các thế lực thù địch tung tin sai sự thật, xuyên tạc nhà nước ta là một điều hết sức dễ hiểu. Chính những người đọc phải thực sự biết chọn lọc các thông tin một cách chính xác nhất.
Việc chọn lọc thông tin là thực sự cần thiết. Xen kỹ các thông tin đúng đắn trên các báo ra hàng ngày không ít là các thông tin rác, sai sự thật. Nếu không tỉnh táo trong việc tiếp cận các thông tin mới rất có thể chúng ta sẽ hiểu sai vấn đề dẫn đến nhưng suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến hành động trực tiếp của mỗi người. Cần phải hết sức tỉnh táo, và tốt nhất không nên tin mấy tờ báo lá cải làm gì, cứ báo chính thống mà đọc cho nó lành.
Nói là internet là một đống rác cũng có lý . Nhưng quan trọng là chúng ta tìm được những gì ở đống rác đó mà thôi. Dĩ nhiên cũng có rất nhiều những tài liệu bổ ích quý giá khác nhưng thật không dễ dàng để tìm ra chúng giữa một rừng những thứ nhảm nhí như vậy. giữa một rừng thông tin như vậy, thì việc tiếp nhận thông tin có chọn lọc để đọc, để hiểu là một việc làm hết sức quan trọng. trước hết, nó đem lại cho chúng ta một tri thức đúng đắn. thứ hai, việc tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc sẽ giúp chúng ta có những nắm bắt thông tin chính xác về tình hình chính trị trong và ngoài nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá nhà nước.
Đăng nhận xét