Giám đốc tình báo đối ngoại Mỹ và Nhà Trắng cuối cùng đã xác nhận sự thật: chính quyền Barack Obama đang giám sát toàn bộ thế giới. Làm thế nào mà Mỹ có thể xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ như vậy?
Ở phía nam hồ Muối lớn tại bang Utah, đơn vị tình báo đối ngoại của Mỹ tên là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đang giữ một trong những bí mật đắt giá nhất.
Lưu dữ liệu cả thế giới trong 100 năm tới
Ở phía nam hồ, trên diện tích 100.000 m2 gần doanh trại quân đội William, NSA đang xây khu nhà rộng lớn để chứa hàng loạt máy tính siêu nhanh.
Trong dự án trị giá khoảng 2 tỷ USD này, hệ thống máy tính ở đây có khả năng lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, tối thiểu là 5 tỷ gigabyte. Chỉ riêng lượng điện dùng để chạy hệ thống làm mát các máy chủ cũng tiêu tốn 40 triệu USD mỗi năm.
“Một xã hội càng giám sát, kiểm soát, theo dõi công dân của mình thì xã hội đó càng ít tự do”.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Sabine Leutheusser-Schnarrenberge
Hai cựu nhân viên NSA là Thomas Drake và Bill Binney hồi tháng 3 nói với báo Spiegel (Đức) rằng, cơ sở của NSA sẽ sớm thu thập dữ liệu cá nhân khắp nơi trên thế giới và lưu trữ trong vài thập kỷ. Những dữ liệu điện tử này bao gồm địa chỉ email, hội thoại trên Skype, tìm kiếm trên Google, video trên YouTube, chia sẻ trên Facebook, giao dịch điện tử qua ngân hàng…
Theo một chuyên gia từng làm cho NSA, các máy chủ đặt ở Utah đủ lớn để có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu điện tử của loài người trong vòng 100 năm tới.
Giám đốc NSA James Clapper cuối tuần qua thừa nhận sự tồn tại của chương trình giám sát quy mô lớn mà Washington đang thực hiện. Tổng thống Barack Obama còn giải thích rằng, Quốc hội Mỹ cho phép thực hiện chương trình này, nhưng người dân Mỹ không nằm trong diện bị giám sát.
Theo tài liệu tuyệt mật do cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ, giới tình báo Mỹ bắt đầu tiếp cận máy chủ của các hãng dịch vụ internet lớn từ năm 2007.
Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, YouTube, Skype, AOL… đều nằm trong diện này. Gần đây nhất, Apple cho biết, sẵn sàng hợp tác từ tháng 10/2012. Các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook… cuối tuần qua nói rằng, họ không tiết lộ thông tin của người dùng mà không có lệnh của tòa án.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng, NSA lấy dữ liệu từ hệ thống máy chủ của các hãng công nghệ. Nếu những điều trong tài liệu bị rò rỉ là có thật, thì điều đó nghĩa là NSA biết mọi hành động của tất cả người sử dụng dịch vụ của các công ty trên. Washington Post dẫn lời một sĩ quan tình báo giấu tên nói rằng, NSA có thể “xem các ý tưởng của bạn hình thành khi bạn gõ trên bàn phím”.
Tuyển 1.600 chuyên gia ngôn ngữ
Utah là nơi sinh sống của cộng đồng người Mormon lớn nhất thế giới. Cộng đồng dân cư sùng đạo và ái quốc này đang cử các nhà truyền giáo trẻ đi khắp thế giới, rất nhiều trong số đó được Lực lượng Vệ binh quốc gia bang Utah tuyển dụng.
Lữ đoàn Tình báo Quân đội thứ 300 của lực lượng này đang tuyển dụng 1.600 nhà ngôn ngữ học. NSA có thể tiếp cận những chuyên gia ngôn ngữ này bất kỳ lúc nào. Một người trong cuộc (xin giấu tên) nói rằng, các nhà ngôn ngữ học được sử dụng để “phân tích thông tin liên lạc quốc tế”.
Trong tài liệu mật bị rò rỉ nói trên, chương trình giám sát khổng lồ của NSA được gọi là “Prism”. Tài liệu cho thấy dòng dữ liệu di chuyển từ châu Âu sang châu Á, từ khu vực Thái Bình Dương sang Nam Mỹ hay bất kỳ đâu đều đi qua các máy chủ đặt tại Mỹ.
Trước đây, chính quyền George Bush hợp pháp hóa việc nghe lén của chính phủ. Tuy nhiên, chính quyền Barack Obama đã đổi mới luật gây tranh cãi này vào tháng 12/2012 để cho phép mở rộng chương trình giám sát, ví dụ tất cả người sử dụng Google ở ngoài lãnh thổ Mỹ hay giao tiếp giữa công dân Mỹ với người ở nước ngoài đều bị theo dõi.
Cuối tuần qua, trước sự chỉ trích của các nhà hoạt động và người dân về chương trình giám sát bí mật vừa bị tiết lộ, Tổng thống Obama lý luận rằng, không thể đảm bảo an ninh 100%, không thể có sự riêng tư 100% và không thể không có sự bất tiện.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Đức, bà Sabine Leutheusser-Schnarrenberge
“Một xã hội càng giám sát, kiểm soát, theo dõi công dân của mình thì xã hội đó càng ít tự do. Trong một nhà nước dân chủ, an ninh bản thân nó không phải là mục đích, mà là phụng sự để đảm bảo quyền tự do”,bà Sabine nói.
Ngày 11/6, các quan chức Liên minh châu Âu và chính khách Đức yêu cầu phía Mỹ làm rõ về chương trình bí mật thu thập dữ liệu về người nước ngoài.
Do thám qua internet và vệ tinh
Đến nay, điều các chuyên gia nghi ngờ nhiều năm đã trở nên rõ ràng, rằng NSA đang theo dõi tất cả các dạng trao đổi, liên lạc điện tử trên toàn thế giới. Điều này làm dấy lên câu hỏi quan trọng: Làm sao mà một cơ quan tình báo với 40.000 nhân viên có thể xử lý khối dữ liệu đồ sộ đến thế?Không chỉ giám sát người dùng internet, NSA còn do thám trên quy mô toàn cầu qua nhiều phương tiện khác, như vệ tinh. Mỹ đã lắp đặt hàng loạt ăng-ten hiệu suất cao ở nhiều nước để thu tín hiệu điện thoại di động.
Câu trả lời nằm trong khái niệm “dữ liệu lớn” (big data) được nói đến nhiều gần đây. Nhờ công nghệ lưu trữ dữ liệu kiểu mới, người ta có thể kết nối những dạng dữ liệu hoàn toàn khác nhau và phân tích chúng bằng phương pháp hoàn toàn tự động.
Theo Tiền phong
16 nhận xét:
ông mỹ thì nói ông trung quốc đang do thám thế giới, ông trung quốc tức lắm không làm gì được vì dù sao cũng nói trúng tim đen, nay mỹ lại bị phui ra là cũng như vậy ông trung quốc được phen cười bù vì dù sao giờ hai ông không ai nói được ai và thế là chỉ khổ mấy nước bé hơn bị hai ông lớn thi nhau làm gì thì làm không ai kiềm ai! nghĩ cũng chán cho hai ông đầu to mà ích kỉ!
Tự do dân chủ của Mỹ là như vậy. Tự do trong chiếc lồng khổng lồ của Chính phủ và họ có thể theo dõi bạn, nhìn thấy bạn ngay cả trong những phút giây riêng tư nhất.
Đối với Chính phủ Mỹ, bất kỳ hành vi nào của họ cũng đều có thể chấp nhận được, chỉ có các quốc gia khác là vi phạm, mặc dù hành vi tương tự, thậm chí giống y như nhau.
chương trình giám sát của NSA làm tổn hại đến lòng tin vào Internet – được coi là một phần của cuộc sống con người trong suốt hai thập kỷ qua. Theo ông, mỗi dấu vết hoạt động trên Internet cũng có thể tiết lộ những điều bí mật riêng tư, do đó việc lưu trữ thông tin này là một trách nhiệm to lớn để cho người dùng có thể đặt niềm tin khi truy cập vào Internet.
Mỹ làm như vậy là vi phạm nhân quyền rồi còn gì, giám sát người dân mà chưa được sự đồng ý của họ là vi phạm quá rõ ràng rồi, thêm cả vụ thâm nhập vào thông tin của các nước, đúng là giờ thấy ở đâu cũng mất an toàn cả rồi
động trời à, tôi thì tôi thấy chẳng có gì là ghê gớm lắm, hay là do tôi xem phim nhiều nó thế, chứ còn trong mấy bộ phim có bọn fbi và cia thì chúng nó muốn theo dõi ai, muốn tìm hiểu một người hay một địa điểm ở một quốc gia nào dễ ợt, chắc là ngoài đời cũng vậy mà thôi
động trời cơ à, với khoa học bây giờ thì không có bầu trời nào cả đâu, mỹ và nhiều nước nó đã vượt qua bầu trời rồi, và cũng chính vì nó vượt qua được cái gọi là "bầu trời" đó nên nó mới có thể làm được cái việc "động trời" đó đấy, có thể lời nói của tôi khá mâu thuẫn nhưng chắc chắn sẽ có người hiểu tôi đang nói gì. :)
bây giờ mọi người mới biết cơ à công nhận là cái người công bố cái tin này cũng thật là dũng cảm, đũng là không biết sợ là gì cả, xã hội cần phải có những người như vậy chứ, bây bây giờ thì mấy ông mỹ sẽ giải thích ra sao, nói một đằng làm một nẻo người ta khinh cho đấy có biết không
vậy là đã trắng mắt ra chưa, hỡi mấy ông suốt ngày ca ngợi mỹ tuyệt vời nọ tuyệt vời kia, bây giờ thì sao ạ? toàn là giả dối mà thôi, đời không như mơ đâu các bé ạ. thực tế đi, mỹ không có gì tốt đẹp đừng mù quáng nữa ,thôi ngay cái kiểu đứng núi này trông núi nọ đi nhé
ghê chưa, theo dõi toàn thế giới cơ à, vậy thì hỏng rồi, các ông bên mỹ này cứ suốt ngày ra rả nào là nhân quyền nào là quyền tự do của con người, vậy thử hỏi rằng quyền được riêng tư và giũ bí mật cá nhân của một người có không ạ, vậy thì tại sao các vị lại xâm phạm một cách trắng trợn như vậy
trời, ghê vậy à, 35 nước hay là hơn, không biết người dân việt nam có bị theo dõi không nhỉ, thế thì mấy công việc buôn rau của tôi họ phát hiện mất rồi :)) nói thế chứ mấy ông này làm thế là không được rồi, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của người ta rồi, vậy mà các ông lúc nào cũng hô hào là bảo vệ nọ kia
Đã bảo là toàn thế giới thì tất nhiên là phải có Việt Nam trong đó rồi, bọn chúng giàu mạnh thì chúng làm được như thế, nếu 1 nước nào đó đủ giàu, đủ mạnh thì chắc chắn cũng làm như thế thooim lợi ích quốc gia là trên hết mà.
Nói chung thằng my nó mạnh có tiểm lục kinh tế, có trình độ khoa học, kỹ thuật, nó muốn làm đéo gì thì làm, ai cản được nó chứ, mạnh vì gạo, bạo vì tiền khi chỉ nghèo rớt mông tơi ra thì chỉ nhìn nó xâm phạm lợi ích của mình cũng không làm gì được cả, chỉ biết kêu trời mà thôi, nhưng ai thấu cho bởi khi đó, nó chính là chúa trời.
Ohh thế là việt nam mình cũng bị nó giám sát hết ah, phải nói mỹ nó giỏi, trước mỹ nó tố cáo trung quốc mấy vụ tấn công, ăn cắp dữ liệu của mỹ nhưng thưc tế thì ngược lại, mỹ nó xoay trung quốc như chong chóng, còn việt nam và vô vàn nước khác nói chuyên ăn cắp dữ liệu thì đúng là cái chuyện bắt cua trong rọ, quá dễ đối với mỹ mà thôi.
Cũng chả có gì động trời cho lắm, mỹ nó có khả năng, nhiều cái còn động trời, còn kinh điển hơn có điều chúng ta không biêt mà thôi, nay công bố bí mật này, mai công bố bí mật kia đó là chuyện bình thường, chả có gì mà phải sốc trước mỹ. Mà nói thật ngay cả việt nam nhiều chuyện tày đình có điều chúng ta không biêt và không thể biêt đươc mà thôi.
Đúng là vụ này mỹ hời đau rồi đây, suốt ngày giảng giaỉ về nhân quyền, quyền tự do cá nhân, nhân đạo, nhưng thwucj chất chỉ là sự lừa đảo mà thôi, cái dân quyền, cái nhân quyền của mỹ là đây sao là giám sát hoạt động của người dân toàn thế giới, mỹ nói không giám sat người dân mỹ, thử hỏi trẻ con xem đứa nào nó tin được hay không, định lừa ai chứ, công cụ có trong tay tại sao chúng lại không giám sát người dân nước mình chứ, đúng là trò đùa
Việt Nam mà giàu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc xem có làm thế hay không, mục tiêu cao cả nhất của tất cả các nước là vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình mà.
Đăng nhận xét