7 thg 3, 2013

VAI TRÒ CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

    Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình. Họ vẫn phải làm các công việc như nam giới như làm ruộng, buôn bán, làm dịch vụ nhưng không được công nhận là tham gia công việc xã hội. Đặc biệt phụ nữ bị hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ.
     Phụ nữ chỉ được học để phục vụ chồng, con và những người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội. Hiện tượng “Gà mái gáy thay gà trống”, “Gái goá lo việc triều đình” là tối kỵ. Những phụ nữ là vợ vua chúa khi chồng chết trẻ, được phụ tá cho con trai là vua trẻ con nhưng chỉ được phép “buông rèm chấp chính” nghĩa là ngồi ở đằng sau chiếc rèm để phán quyết việc công mà không công khai trước mặt bá quan. Hiện tượng này không chỉ hàm ý khinh miệt sâu sắc nhân cách và trí tuệ của phụ nữ mà còn kìm hãm năng lực của họ trên cương vị lãnh đạo để phục vụ đất nước. Lịch sử Việt Nam chỉ ghi lại rất ít những nhân vật nữ tài năng lãnh đạo đất nước là bà Dương Vân Nga thời nhà Đinh; Bà Ỷ Lan trong hai giai đoạn là vợ vua và mẹ vua đã quản lý đất nước để chồng yên tâm đi đánh giặc, đã đề các chính sách đúng đắn để bảo vệ trâu cày và giải phóng cho các cung nữ; bà Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung đã chỉ đạo sơ tán cả tôn thất triều đình ra khỏi thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất thực hiện chiến lược “Vườn không, nhà trống” của triều Trần; nữ tuớng tài ba và bất khuất Bùi Thị Xuân trong đội ngũ nghĩa quân Tây Sơn; Bà Nguyễn Thị Duệ, nữ trí thức thời Lê đã phải giả trai đi thi để đoạt bằng tiến sỹ. Những tấm guơng trên đã chứng tỏ rằng khi được có cơ hội thì phụ nữ cũng thể hiện tài năng không thua nam giới và mặc dù bị chịu sự bất công, phân biệt nhưng sự đóng góp của phụ nữ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là vô cùng to lớn.


     Tuy nhiên, xã hội Việt Nam thời trước Cách mạng tháng 8/1945 là một xã hội nghèo đói, chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân của nó là tình trạng bất bình đẳng giới phổ biến. Một nửa dân số đất nước là phụ nữ bị kìm hãm, sống trong nghèo đói và thất học, bị hạn chế không được đóng góp trực tiếp vào sự phát triển. Họ không phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao và sự tồn tại của họ gắn với các nhãn mác: ngu dốt và rẻ mạt. Không có nhà khoa học nổi tiếng nào là phụ nữ. Nữ trí thức nếu có chỉ dừng ở mức là học sinh trung học và hầu như không có sinh viên đại học.


     Muốn phát triển bền vững thì phải quan tâm phát triển hài hòa cả 3 mặt phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó vấn đề bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng của phát triển xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta đều biết rằng trong tiến trình phát triển, con người hay nói cụ thể hơn là nam giới và nữ giới vừa là chủ thể vừa là đối tượng phát triển.


     Đảm bảo bình đẳng giới là một trong những mục tiêu cơ bản của việc bảo đảm công bằng xã hội, cùng với đó đấu tranh cho giải phóng phụ nữ - một nửa của xã hội loài người luôn đặt chúng ta trong việc xem xét và giải quyết một loạt các mối quan hệ. Quan hệ giữa phụ nữ với nam giới, giữa gia đình và xã hội, giữa cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa... khi mà cơ hội và điều kiện phát triển của phụ nữ còn thấp hơn nam giới; khi mà phụ nữ còn chịu những thiệt thòi ngay từ trong gia đình của mình thì “đối xử đặc biệt” với phụ nữ là hết sức cần thiết, để họ đạt tới sự bình đẳng với nam giới. Để thực hiện được điều này cần có một cơ chế, chính sách từ phía xã hội, từ các nhà lãnh đạo quản lý, với cách nhìn tiến bộ, thái độ ủng hộ thật sự đối với phụ nữ; cũng cần có sự nhận thức đúng đắn và thái độ ủng hộ tích cực của chính những người nam giới trong mỗi gia đình.
                                                                                           Vincy Hoẵng

11 nhận xét:

bình đẵng giới luôn là một việc được các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt, Để thực hiện được điều này cần có một cơ chế, chính sách từ phía xã hội, từ các nhà lãnh đạo quản lý, với cách nhìn tiến bộ, thái độ ủng hộ thật sự đối với phụ nữ; cũng cần có sự nhận thức đúng đắn và thái độ ủng hộ tích cực của chính những người nam giới trong mỗi gia đình.

Còn rất nhiều vùng quê vẫn quan niệm trọng nam khinh nữ! để thay đổi điều này cần rất nhiều công sức!

Muốn phát triển bền vững thì phải quan tâm phát triển hài hòa cả 3 mặt phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó vấn đề bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng của phát triển xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta đều biết rằng trong tiến trình phát triển, con người hay nói cụ thể hơn là nam giới và nữ giới vừa là chủ thể vừa là đối tượng phát triển

Bình đẳng giới là đẳm bỏa một xã hội công bằng, phụ nữ được tham nhiều hơn vào các lĩnh vực lãnh đạo và trí tuệ. Đã có rất nhiều người phụ nữ có tài và khi đảm nhiệm chức vụ hoàn đều hoàn thành tốt.

phụ nữ việt nam tự tin, trung hậu đảm đang.Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người bà, người chị,........ Hi vọng mọi người tiếp tục góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, luôn xứng đáng với lòng tin yêu của mọi người.

phụ nữ hay nam giới luôn có quyền bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống! đây cũng là một yếu tố giúp thúc đẩy đất nước phát triển đi lên

Lịch sử Việt Nam có nhân vật nữ tài năng lãnh đạo đất nước là bà Dương Vân Nga thời nhà Đinh; Bà Ỷ Lan... Khi có điều kiện thì vai trò của người phụ nữ cũng không thua kém nam giới

Bình đẳng giới thì gia đình mới bình yên hạnh phúc, xã hội mới phát triển được

Bình đẳng giới sẽ thúc đẩy sự phát triển của Xã hội, Và Việt Nam đang cố gắng thực hiện điều này.

Đảm bảo bình đẳng giới là một trong những mục tiêu cơ bản của việc bảo đảm công bằng xã hội, cùng với đó đấu tranh cho giải phóng phụ nữ - một nửa của xã hội loài người luôn đặt chúng ta trong việc xem xét và giải quyết một loạt các mối quan hệ. Quan hệ giữa phụ nữ với nam giới, giữa gia đình và xã hội, giữa cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa...

Quyền bình đẳng giới của nước ta hiện đã có những tiến bộ vượt bậc, nhất là khi Luật Bình đẳng giới được đưa vào đời sống.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ