28 thg 3, 2013

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hiến pháp là ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân (28/03/2013)


Chiều ngày 27-3, phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, cùng với 8 triệu ý kiến của nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đề nghị các đại biểu sẽ tiếp tục cùng chung tay với Chủ tịch nước, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đóng góp ý kiến tâm huyết, trí tuệ để bản Hiến pháp phản ánh được ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân. 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
lãnh đạo Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam
 cùng các đại biểu dự Hội nghị
                                                                                                        Ảnh: Hòang Long
Vai trò lãnh đạo của Đảng tất yếu phải được hiến định

Đóng góp ý kiến về Điều 4 của Hiến pháp, nguyên Chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội Phạm Xuân Hằng khẳng định, dù hiến định hay không vai  trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử nên tất yếu phải được hiến định.

"Khi cầm quyền là tất yếu thì vai trò cầm quyền phải được đảm bảo bằng pháp luật. Chỉ có pháp luật bảo đảm thì vai trò cầm quyền ấy không thể dễ dàng rơi vào trạng thái làm thay, lấn sân, đứng trên luật. Vai trò cầm quyền được pháp luật đảm bảo sẽ là cái gốc để đẩy lùi mọi sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ đang có mặt ở các cấp và sự tha hóa quyền lực chính trị mà biểu hiện là tùy tiện vô nguyên tắc như NQTƯ 4 đã nêu”, ông Hằng phát biểu.

Từ đó ông Hằng kiến nghị phải thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng là tất yếu ở vị thế cầm quyền, là minh bạch chính trị, là cội nguồn quy tụ niềm tin nơi nhân dân. 

PGS Lê Mậu Hãn – Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn cũng cho rằng, việc hiến định về Đảng vào Hiến pháp là quan trọng nhưng cần có sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân. Ông Hãn khẳng định, Đảng là của dân tộc Việt Nam, Đảng tồn tại và lịch sử ghi nhận Đảng luôn gắn với dân, người dân quyết định Đảng là của dân tộc, của nhân dân. Từ đó PGS Hãn đề nghị Điều 4 Hiến pháp cần ghi "Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của dân tộc Việt Nam”. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước những quyết định của Đảng. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 

Trao đổi thêm về Điều 4, PGS. TS Quách Sĩ Hùng khẳng định, Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy Đảng có nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý phải lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nghĩa là không được buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác các cấp ủy đảng từ trung ương đến cơ sở và mỗi đảng viên không được bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Đây là nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị
                                                                                                        Ảnh: Hoàng Long
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Đóng góp vào Điều 25, Lễ sanh Thượng Mai Thanh – Thánh thất Cao Đài Hà Nội cho rằng việc sửa đổi bổ sung Điều 70 thay thế cụm từ "mọi người” bằng cụm từ "công dân” là một bước tiến bộ vì quyền con người rộng hơn quyền công dân.  Hay như Khoản 2 Điều 25 đã đáp ứng nguyện vọng của các tôn giáo khi Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Về Khoản 3 Điều 25, Lễ sanh Thượng Mai Thanh cũng đề nghị thay cụm từ "không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tôn giáo” bằng cụm từ các cơ quan tổ chức cá nhân chủ động phòng ngừa các việc xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Cũng đóng góp vào Điều 25, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng việc quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là đầy đủ và phù hợp. Thượng tọa Thích Đức Thiện cũng kiến nghị Khoản 3 Điều 25 cần quy định rõ không một tổ chức, cá nhân nào được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, xúc phạm giáo lý niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Đến dự với Hội nghị lần này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, những ý kiến đóng góp vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong thời gian vừa qua là một "khối tài sản khổng lồ” nhưng điều Chủ tịch nước lo lắng nhất lúc này là  Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải làm sao để tổng hợp, tiếp thu, chuyển tải đầy đủ tinh thần của "khối tài sản khồng lồ” ấy.
Mặc dù hội nghị đã phải kéo dài thời gian so với dự kiến, nhưng Chủ tịch nước vẫn bày tỏ sự lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến. Chủ tịch nước khẳng định: "Việc góp ý Hiến pháp sẽ không dừng lại trong ngày hôm nay và tôi sẽ quay trở lại để tiếp tục lắng nghe ý kiến của các đại biểu”. 
Chủ tịch nước cho biết, việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân còn kéo dài đến hết tháng 9, vì vậy, Chủ tịch nước đề nghị các đại biểu sẽ tiếp tục cùng chung tay với Mặt trận, Chủ tịch nước, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đóng góp ý kiến tâm huyết, trí tuệ của mình để bản Hiến pháp phản ánh được ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân.

Đề cao trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước

Đóng góp ý kiến vào Chương X, Thượng tọa Thích Đức Thiện cũng cho rằng cần làm rõ nội dung Hội đồng Hiến pháp theo đó cần quy định rõ Hội đồng có chức năng như tòa án có quyền độc lập ra quyết định với những văn bản pháp luật vi hiến. Nên gọi là Ủy ban Hiến pháp và Chủ tịch nước là chủ tịch Ủy ban Hiến pháp. "Cần tăng cường vai trò của Chủ tịch nước để phù hợp với thông lệ ngoại giao quốc tế cũng như để lập lại trật tự kỷ cương trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật”, Đại đức Thích Đức Thiện nói.

Bổ sung cho Điều 94 về quyền của Chủ tịch nước, ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc cho rằng, cần bổ sung Chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân. Hay Điều 95 giữa Chủ tịch nước và Chính phủ, đề nghị đề cao trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước. "Nên thay cụm từ "yêu cầu” bằng cụm từ "có quyền” để khẳng định Chủ tịch nước có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, có quyền triệu tập Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”, ông Que nói.

Đóng góp ý kiến vào chương VIII về Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, luật gia Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên HĐTV Dân chủ pháp luật cho rằng, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán là đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử của toà án. Vì hội thẩm nhân dân vừa là công cụ hỗ trợ tòa án nhưng đồng thời cũng là công cụ đấu tranh để chống sự áp đặt của tòa án trong xét xử. Và để dễ dàng làm luật, Hiến pháp nên quy định rõ cấp nào thì có hội thẩm nhân dân tham gia, cấp nào không có.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
                                                                                                                   Ảnh: Hoàng Long
Góp ý về Điều 12, Phó chủ nhiệm HĐTV Kiều bào Phạm Văn Chương kiến nghị cần bổ sung thêm cụm từ tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo ông Chương trong quan hệ với bất cứ một quốc gia nào đều phải chịu sự ràng buộc của luật pháp quốc tế. Đây là phương thức để giải quyết trong hòa bình những mâu thuẫn nảy sinh khi thực hiện đường lối đối ngoại.

Tiếp tục góp ý vào Khoản 3 Điều 18, ông Chương đề nghị Nhà nước cần có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. "Hiện nay chúng ta có nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng trong các cuộc bầu cử họ không được tham gia. Vấn đề này đề nghị ban soạn thảo cần quan tâm, xem xét”, ông Chương nói. 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, tuy chỉ có 13 ý kiến nhưng đã thấy được những tâm tư, nguyện vọng hết sức độc lập của các đại biểu từ những người trong Đảng đến người  ngoài Đảng, từ người ít tuổi đến người nhiều tuổi. Với 8 triệu ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa qua, cùng với những ý kiến đóng góp của các đại biểu ngày hôm nay cũng đã thể hiện được ý tứ, ý nguyện hết sức tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân. 

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cũng nhấn mạnh, buổi góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam với Chủ tịch nước. Với trách nhiệm của mình, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe để Hiến pháp lần này vừa đúng ý Đảng vừa hợp lòng dân. Để góp phần thực hiện thành công ý nguyện này, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cũng mong mỏi, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và Chủ tịch nước sẽ có cuộc hội ngộ tiếp theo để Chủ tịch nước được lắng nghe  thêm nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của đông đảo nhân dân.  
Điều 4 của Hiến pháp -
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để lấy ý kiến toàn dân, một số người đã đưa ra những luận điểm xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu tại Hội nghị đề cập đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Điều 4 của Hiến pháp.
Ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam:
Cần tôn thêm vai trò lãnh đạo của Đảng
Là người ngoài Đảng, gia đình tôi cũng từng có người tham gia chính quyền cũ, tôi cũng đã từng tiếp xúc với những người đồng ý và không đồng ý về việc giữ lại Điều 4 trong Hiến pháp. Nhưng với những gì tôi biết, tôi hiểu, tôi phải khẳng định rằng: Hiến pháp lần này phải giữ lại Điều 4 và khẳng định Đảng là người lãnh đạo Nhà nước. Tuy nhiên, trong phần câu chữ cần phải làm sao để tôn thêm vai trò lãnh đạo của Đảng
Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó tổng thư kýHội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Đảng cần đổi mới
Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh cũng như không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thật lịch sử ấy cần phải được tôn trọng. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tách rời khỏi quần chúng nhân dân, vì vậy Đảng cần đổi mới để khẳng định niềm tin với nhân dân.

Thượng tọa Danh Lung - Ủy viên Hội đồng tư vấn Dân tộc:

Chưa có đảng nào làm được nhiều việc như Đảng Cộng sản Việt Nam
Người Khơ-me có câu: Một con rắn, nhiều cái đầu, nhiều cái đuôi thì chui ở đâu cũng không lọt, còn một con rắn một cái đầu và nhiều cái đuôi thì chui ở đâu cũng lọt. Nếu đa đảng chúng tôi sẽ không biết theo đảng nào cả. Tôi thấy, ở một số nước, việc đa đảng chỉ gây đau khổ, mất ổn định mà thôi. Do vậy, người Khơ-me tha thiết  mong mỏi Hiến pháp sửa đổi lần này cần khẳng định và giữ lại Điều 4 vì chưa có đảng nào làm được nhiều việc cho nhân dân như Đảng Cộng sản Việt Nam.
                                                               H. Yến- V. Mạnh- V. Thắng- N. Phượng - Báo Đại Đoàn kết





23 nhận xét:

có rất nhiều ý kiến đóng góp trong đó đều nói lên vai trò của Đảng là không thể thay thế thế nhưng Đảng cần đổi mới để tạo dựng một sức mạnh thực sự vững chắc.

hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ý nguyện của cả dân tộc Việt Nam chứ không phải của bất kỳ cá nhân nào cả. Các thế lực thù địch đã thực sự thất bại trong việc tấn công giảm bớt vai trò lãnh đạo của Đảng điều đó cho thấy Đảng ta luôn giữ vị trí số 1 trong lòng nhân dân.

những ý kiến bổ sung vào hiến pháp cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của toàn dân và thực sự các đại biểu đại diện đã nói nên những nguyện vọng thực sự của người dân. Đó là dấu hiệu khá tốt!

người Khơ-me tha thiết mong mỏi Hiến pháp sửa đổi lần này cần khẳng định và giữ lại Điều 4 vì chưa có đảng nào làm được nhiều việc cho nhân dân như Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nời nói tâm huyết đai diện cho những người Khơ-me đây các bác ạ

như vậy là toàn Đảng toàn dân đã tích cực xây dựng một bản hiến pháp hoàn thiện hơn. Việt Nam sẽ từng bước tiến gần hơn xã hội chủ nghĩa

Toàn thể nhân loại, trong đó có dân tộc VN, sẽ phải đối mặt với những vấn nạn sau mà không có liều thuốc nào chữa được:
Suy thoái môi trường, bệnh dịch hoành hành, tài nguyên cạn kiệt.
Thiên tai nhiều hơn, mạnh hơn, tàn khốc hơn.
Văn hóa, đạo đức ngày càng tàn lụi. Con người trở nên phi nhân tính hơn, hiếu chiến và tàn bạo hơn. Phần "con" lấn ât tính "người".
Làm sao xây dựng được một xã hội tốt đẹp, Chân Thiện Mỹ trên nền tảng như vậy. Nhất là với VN,vốn chịu ảnh hưởng ngày càng khốc hại của các vấn đề trên.
Cuộc sống là một tổng thể đa diện, nhiều chiều. Nền tảng Tuyệt Đối là Văn hóa Tuyền thống, Đạo Lý Làm Người. Làm sao thể chế Nhất nguyên, độc đảng "lấy râu ông Tây cắm sừng mẹ ta", tầm nhìn thấp bé. tâm tầm "Hạnh phúc là đấu tranh" lại có thể chèo lái con thuyền dân tộc vươn lên, vượt qua những bức tường thành trên được?

Rõ ràng hiến pháp sửa đổi lấy ý kiến toàn dân thì nó sẽ thể hiện được ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân, Vai trò lãnh đạo của đảng tiếp tục được khảng định thể hiện lòng tin của nhân dân ta vào đảng.

Vai trò lãnh đạo của đảng cần phải được tiếp tục khảng định trong hiến pháp sửa đổi, đó là điều kiện tiên quyết để giữ vững sự ổn định về chính trị, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, phát triển đất nước ta.

Hiến pháp sửa đổi được Đảng và nhà nước lấy ý kiến sâu rộng của nhân dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân để xây dựng hiến pháp, qua đó càng thể hiện được vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng

Chắc chắn lần lấy ý kiến toàn dân trong việc đóng góp cho dự thảo hiến pháp sẽ đạt được những thành công tốt đẹp, nó sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của đảng, phát triển của đất nước và nguyện vọng của toàn thể nhân dân việt nam.

Đảng phải là người lãnh đạo nhà nước và xã hội, lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt của xã hội là điều không thể thay thế được. điều đó được khảng định trong hiến pháp, và trong thực tế đảng đã chứng minh được vai trò lãnh đạo to lớn của mình, đó chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của đất nước, của dân tộc .

Sao lại một Đảng ko thể lãnh đạo được đất nước. Quá khứ đã chứng minh rồi và hiện tại cũng đã khẳng định: Đảng Cộng sản là phù hợp nhất với cách mạng Việt nam, dân tộc Việt nam. Khó khăn hiện tại là tình trạng ko chỉ riêng của Việt Nam mà còn của nhiều nước khác, ko thể đổ lỗi cho chế độ Nhất nguyên và độc đảng được

rõ ràng lần sửa đổi Hiến pháp này đã nhận được nhiều đóng góp tích cực từ tất cả mọi tần lớp nhân dân, điều này thể hiện được tính dân chủ của nhà nước ta

Khó khăn lần này là khó khăn chung của nhiều nước, chúng ta cần phải đoàn kết lại cùng vượt qua chứ ko phải là lúc để lợi dụng nói xấu Đảng hay Nhà nước

chắc chắn là với sự đóng góp tích cực của nhiều tầng lớp nhân dân, từ công nhân, nông dân, cho tới công giáo, phật giáo, Hiến pháp sẽ được sửa đổi thành công

Sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thời đại là điều cần thiết, tuy nhiên cũng cần cảnh giác trước việc 1 số cá nhân lợi dụng việc này, núp bóng góp ý sửa đổi hiến pháp để chống phá Đảng

Quả vậy, Hiến pháp nó phải thể hiện được ý nguyện của nhân dân, được người dân đồng tình ủng hộ.

vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử nên tất yếu phải được hiến định.
là một tất yếu lịch sử thì chẳng có chứng minh tính đúng của nó. anh hãy xem hiện thục bây giờ như thế nào? Đảng bây giờ có xứng đáng không? hay là nắm quyền lực qu1a lâu nên bị tha hóa rồi! toàn là những người nói theo và nói leo

Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử, sự thật là Đảng đã lãnh đạo đất nước với rất nhiều thành công từ xưa đến nay, điều đó không thể phủ nhận được, hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và hãy ủng hộ đảng CSVN

Đảng luôn là nguồn sáng để đưa đất nước ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc, hãy tin vào điều đó.

Hiến pháp thực sự là ý nguyện của toàn đảng toàn quân, toàn dân, không vì vậy mà chúng ta lơ là việc phòng tránh các bài viết của các thế lực mà các cơ quan tổ chức cá nhân chủ động phòng ngừa các việc xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước những quyết định của Đảng. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. đó là điều mà chúng ta đang thực hiện và sẽ thực hiện đk.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ