24 thg 3, 2013

VĂN HOÁ TỪ CHỨC


Nắng ấm
Từ chức tức là tự mình tự nguyện xin từ bỏ chức vụ của mình. Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ta ở những người có chức, có quyền. Đó là biểu hiện của sự dũng cảm và lòng tự trọng. Từ chức là một nét đẹp văn hoá và cần thiết trong đời sống xã hội, là một trong những cơ chế xã hội tự điều chỉnh mình.

Từ chức cũng có vô vàn lý do khác nhau. Chu Văn An từ quan về ở ẩn sau khi “Thất trảm tấu” không được Nhà Vua chấp nhận. Ông Nguyễn Kế Hào xin từ chức Vụ trưởng Vụ cấp I vì không chấp nhận kiểu cách O - E và một số trường hợp khác… Cũng có thể xin thôi việc vì gia cảnh khó khăn hoặc không chịu nổi áp lực bè phái, quan liêu, kèn cựa lẫn nhau… Những trường hợp này thật đáng tiếc khi xã hội không dùng được những người có tài thực sự. Nhưng cũng có trường hợp từ chức do bất lực hoặc yếu sức không cáng đáng được công việc. Họ là những người có lương tâm, có lòng tự trọng và rất đáng được hoan nghênh.
Ở các nước phát triển, việc từ chức khá dễ dàng, vì văn hoá từ chức đã trở thành một phần của đời sống công. Văn hoá này lại được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan thì người ta có thể làm rất nhiều việc khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton khi còn đương chức lương bình quân chỉ khoảng 200.000 USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có thể kiếm tới 300.000 USD/giờ bằng cách làm diễn giả. Đó là văn hoá từ chức tại các nước phát triển, còn ở nước ta thì sao. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thậm chí có không ít sự việc nghiêm trọng xảy ra nhưng lại chẳng mấy ai chịu từ chức. Vì sao vậy? Trước tiên đó là vấn đề về tư tưởng cá nhân chủ nghĩa. Những người có quyền thường không muốn từ bỏ quyền lợi của mình. Thậm chí, người có quyền lực thường có xu hướng sử dụng tối da quyền của mình, kể cả những nhân viên, công chức nhỏ, tuy quyền lực họ có không nhiều nhưng cũng luôn muốn sử dụng quyền đó một cách tối đa. Ngoài ra, ở một nước có nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá thì hầu như không tạo ra nhiều cơ hội. Dó đó khi bạn từ chức, sẽ rất khó tìm được công việc thích hợp.  Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là thủ tục. Nhiều khi anh cũng muốn từ chức nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp đến độ anh không còn muốn từ chức nữa. Một bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn, có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm,… Như vậy quá nặng nề và mất thời gian. Thêm vào đó, chúng ta cũng chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu có sở để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát
Như vậy để có nét văn hoá từ chức đẹp theo tôi cần:
- Trước tiên cần phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là phát triển khu vực kinh tế tư nhân để tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân.
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời cần có dư luận đúng đắn của xã hội, nhận xét đúng và công bằng của số đông, đó là phương tiện hết sức quan trọng tạo nên sức ép buộc người ta tự điều chỉnh hành vi sai trái của mình.
- Việc lựa chọn cán bộ cũng cần xem xét về cả mặt phẩm chất, lương tâm, có lòng tự trọng, biết tôn trọng dư luận xã hội đúng đắn.
Nhưng quan trọng hơn cả, bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh. Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có. Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ ch333333333333333333                                                                      
ức cũng từ đó mà hình thành và phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ