Lý luận là một
phạm trù khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển cùng với
sự phát triển của trí tuệ loài người trên mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Theo
Từ điển Triết học: “Lý luận là sự tổng
hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy được trong quá trình lịch sử”;
là “Hệ thống tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức”[1].
Lý luận là sự
tổng hợp về những tri thức tự nhiên và xã hội được tích lũy trong quá trình lịch
sử nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng : “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm
của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại
trong quá trình lịch sử”[2].
Mọi lĩnh vực đời
sống tự nhiên, xã hội, tư duy khi đã trở thành đối tượng nghiên cứu của con người
thì kết quả của quá trình nghiên cứu ấy đều được thể hiện dưới hình thức tri thức
lý luận với trình độ khái quát hóa nhất định. “Lý luận hiểu theo nghĩa chung nhất
là các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ nghiên cứu khoa học và
hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của
con người về những hiện tượng
khách quan trong tự nhiên, xã hội
và tư duy”[3].
Lý luận xuất
phát từ thực tiễn và có vai trò định hướng, soi đường cho hoạt động thực tiễn
có hiệu quả hơn. Theo Từ điển tiếng Việt:
“Lý luận là tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của loài người phát sinh từ
thực tiễn để chi phối và cải tạo thực tiễn”[4].
Như vậy, lý luận
được hiểu là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn khách quan trong tự
nhiên, xã hội và tư duy của con người, được biểu đạt đưới dạng các khái niệm,
phạm trù, quy luật, tư tưởng, quan điểm,...nhằm giúp con người chi phối và cải
tạo thực tiễn.
luận chính
trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong
lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và
giữ chính quyền. Nói cách khác, lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh
vực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với quyền lực nhà nước
trong xã hội có giai cấp, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực
tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.
Về nguồn gốc, Lý luận chính trị là sản
phẩm của hoạt động nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chính trị của giai cấp
trong việc đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước.
Về bản chất, lý luận chính trị phản ánh
tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội, thể hiện
lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
Về mục đích, lý luận chính trị nhằm
trang bị thế giới quan và thúc đẩy hành vi thực hiện mục tiêu, lý tưởng chính
trị của giai cấp.
Lý luận chính trị của giai cấp vô
sản là sự khái quát tri thức nhân loại và tổng kết kinh nghiệm của phong trào
công nhân thế giới làm công cụ đắc lực cho việc giành và giữ chính quyền của
giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia, dân tộc. Theo Lênin, lý luận có vai trò hết
sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng: “Không có lý luận cách mạng thì cũng
không thể có phong trào cách mạng” và “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong
hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”[5].
Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí
khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[6].
Lý luận chính
trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những nguyên lý của chủ ngĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại. Nó phản
ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi
ích và thái độ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác
– Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận không thể tách rời,
khẳng định bản chất cách mạng và khoa học trong quá trình cách mạng Việt Nam,
nhất là trong quá trình đổi mới vừa qua. Đại hội lần thứ VII của Đảng ta lần đầu
tiên đã chính thức khẳng định sự song hành gắn kết giữa chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh tạo thành nền tảng tư tưởng vững chắc: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động”[7].
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khóa VII) tiếp tục khẳng định: “Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
Đảng ta và cho cách mạng Việt Nam”. Bởi vì, Đảng ta là đại diện cho lợi ích quốc
gia, dân tộc và có vai trò lãnh đạo cách mạng bảo vệ lợi ích thiêng liêng đó. Đại
hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định nước ta kiên trì đi lên con đường
xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con
đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh” . Có thể nói, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam. Thực tế cách mạng Việt
Nam cũng chứng minh rằng, khi nào chúng ta vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo hệ
thống lý luận này thì gặt hái được nhiều thành quả, và ngược lại. Trong cách mạng
dân tộc, dân chủ nhờ vận dụng sáng tạo lý luận này mà chúng ta đã đánh bại các
thế lục thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai; từ một nước thuộc đại bị xâm chiếm,
chia cắt trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất đang trên đà phát triển.
Trong thời kì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã có lúc
chúng ta vận dụng chưa đúng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên đã
có giai đoạn rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài (1975 – 1985). Sau đó cũng chính nhờ nhận thức đúng đắn về
vai trò nền tảng của lý luận này và vận dụng sáng tạo nó trong thực tiễn mà
chúng ta đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển vững chắc.
Lý luận chính trị bao gồm những
tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời
có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Điều này khẳng
định vai trò và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của
từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung, đồng thời
cho thấy sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý
luận chính trị.
[1] Từ điển Triết học,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.526.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.8, tr.497.
[3] Ban Tuyên giáo Trung ương: Tập bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, huyện năm 2009,
tr.183.
[4] Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr.496.
[5] V.I. Lênin: Toàn
tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, t6, tr.30-32.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Sđd, t.2, tr.268.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1991, tr.127.
Thím Quyết
Thím Quyết
6 nhận xét:
chúng ta cần phải nắm được lý luận chính trị là như thế nào, như vậy mới có thể bảo vệ được Đảng và nhà nước ta
Chủ nghĩa Mac-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là cốt lõi, là căn bản của Chủ nghĩa Xã hội.
Nhận thức được quan điểm chỉ đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam giúp chúng ta có một lập trường vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
mọi người cho e hỏi với ạ. thế nào là loại hình lý luận chính trị tập trung và không tập trung ??
mọi người cho e hỏi với ạ. thế nào là loại hình lý luận chính trị tập trung và không tập trung ??
không biết là bị tẩy não hay là vì miếng ăn
Đăng nhận xét