22 thg 3, 2013

Cùng bàn chuyện quốc gia (22/03/2013)

Gần 3 tháng triển khai thực hiện tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho thấy một cảm nhận chung: Đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này đã thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân; từ đó góp phần phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân trên cả nước. Tổng hợp báo cáo của các đoàn do Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lập ra và đi kiểm tra ở nhiều tỉnh thành phố trong thời gian cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua cho thấy, không khí của đợt sinh hoạt chính trị này khá sôi nổi. Có tỉnh trong một thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn lượt ý kiến đóng góp cho Hiến pháp sửa đổi như Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Tĩnh. 
Bà con người Mông Pả Vi (Sa Pa, Lào Cai) trao đổi  ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
                                             Ảnh: Lan Hương
Có lẽ, từ những kết quả bước đầu của đợt sinh hoạt chính trị nêu trên; từ thực tiễn yêu cầu của việc lấy ý kiến nhân dân để làm sao có được một bản Hiến pháp hoàn chỉnh, dài lâu mà Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã ban hành công văn số 250 ngày 6-3 đề nghị tiếp tục triển khai Nghị quyết của QH về lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Uỷ ban Dự thảo cũng đã đặc biệt lưu ý đến việc, các BCĐ tại địa phương cần  có nhiều hình thức phong phú, thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Đặc biệt, Uỷ ban đã yêu cầu các địa phương "cần  in, gửi Bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo Bản thuyết minh và Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình để từng người dân có điều kiện tham gia đóng góp ý kiến.”- điều đó cũng có nghĩa, Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp muốn phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, trong nhân dân. Cách làm này, sẽ giúp Uỷ ban lắng nghe được nhiều hơn những ý kiến của nhân dân, từ trong nhân dân- những người chủ thực sự của đất nước và họ đồng thời sẽ là những người thực thi Hiến pháp khi nó được QH thông qua và đi vào thực tiễn đời sống một cách "sâu rễ bền gốc”. Điều này, hơn thế, cũng cho thấy sự cầu thị của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp khi không chỉ yêu cầu đưa Hiến pháp tới từng hộ gia đình; mà còn gia hạn thời gian góp ý Hiến pháp cho đến trước khi QH thông qua. 

Trên thực tế, ngay từ trước khi Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ban hành công văn kể trên, tại nhiều địa phương, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổi cũng đã đến với từng xã phường. Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Chỉ tính riêng 7 quận, huyện của TP đã tổ chức 18 hội nghị lấy ý kiến các cán bộ, công chức; 56/56 xã, phường đã tổ chức lấy ý kiến tại UBND. Ngay sau khi tiếp nhận công văn khẩn số 250, Đà Nẵng vẫn tiếp tục triển khai việc lấy  kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho đến ngày 30-9. Tại TP. Hồ Chí Minh- một trong những địa phương triển khai việc lấy ý kiến đến từng hộ gia đình sớm nhất trong cả nước thì việc phát Phiếu xin ý kiến đã hoàn thành. Còn, Hà Nội, theo như chỉ đạo của TP, chậm nhất là đến 25-3 các xã phường phải triển khai xong việc phát Phiếu xin ý kiến và mỗi hộ gia đình có khoảng thời gian là 1 tháng để nghiên cứu và đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Từ thực tiễn việc lấy ý kiến nhân dân và phát Phiếu xin ý kiến có thể thấy: Đây là việc làm cần thiết nhằm phát huy hơn nữa quyền dân chủ của nhân dân. Nhưng, qua quá trình chuẩn bị cũng như phát phiếu xin ý kiến ở một số địa phương đặt ra cho các cấp uỷ, chính quyền một số vấn đề như: Làm thế nào để việc lấy ý kiến từng hộ gia đình không phải là việc làm chỉ mang tính hình thức? Làm thế nào để phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc thực thi quyền hạn của chính mình? Nói cách khác, tức là, làm sao để đông đảo quần chúng nhân dân cùng bàn việc quốc gia với tình thần trách nhiệm cao nhất.

Từ hai vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai việc lấy ý kiến từng hộ gia đình mới thấy, song song với việc lấy ý kiến nhân dân tại khu dân cư, rất cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân hiểu, nhân dân biết về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; cũng như những vấn đề được sửa đổi bổ sung đối với tiến trình phát triển đất nước. Ngay trong những đợt đi kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân tại các địa phương, các vị trong Uỷ ban Dự thảo đã không ít lần đề cập tới việc cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Trong chuyến kiểm tra tại Hà Tĩnh, Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý đề nghị, tỉnh này cần giới thiệu sâu rộng hơn nữa các nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến các đối tượng dân cư đặc thù trên địa bàn tỉnh như: Ngư dân, người lao động tại các khu công nghiệp, người dân tại các huyện, xã có điều kiện đi lại khó khăn. Nhưng, có lẽ không phải chỉ ở một địa bàn ít thuận lợi về địa lý như Hà Tĩnh mà ngay cả những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh thì việc giới thiệu sâu rộng nội dung, tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, có một thực tế không thể phủ nhận: Trong nhân dân cũng có nhiều tầng lớp với mức độ quan tâm tới việc sửa đổi hiến pháp lần này cũng khác nhau. Vì thế, muốn để nhân dân góp ý cũng như góp ý đúng và trúng, không có cách nào khác là phải giới thiệu sâu rộng về  nội dung Hiến pháp sửa đổi đến mọi đối tượng và để tuỳ họ lựa chọn góp ý vào chương hay điều khoản nào mà họ quan tâm nhất; chứ không nhất thiết phải lấy ý kiến vào toàn bộ Hiến pháp sửa đổi (bản Dự thảo). Đây có lẽ cũng chính là một cách khắc phục tính hình thức trong việc góp ý Hiến pháp. 

Muốn làm được và làm tốt đợt lấy ý kiến góp ý Hiến pháp tới từng hộ gia đình,  trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các thôn, xóm là rất quan trọng. Nếu trách nhiệm của người đứng đầu được thực thi tốt trong quá trình tổ chức, kiểm tra việc tuyên truyền, cũng như lấy ý kiến nhân dân,  thì việc thực hiện công văn số 250 sẽ thành công và chúng ta sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến quý báu trong quá trình đóng góp ý kiến của nhân dân

44 nhận xét:

Hiến pháp cần phải được đóng góp của tất cả người dân nước ta như thế mới đảm bảo tính dân chủ

Tôi là một công dân Việt Nam, tôi cũng đã được tham gia vào đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến Pháp. Tôi mong rằng Hiến Pháp mới sẽ được sửa đổi hợp lòng dân hơn

Đến từng địa phương cũng đã và đang làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 ko có lý do gì mà mỗi cá nhân như chúng ta ko tham gia vào việc đóng góp ý kiến

Mong rằng bản Hiến pháp mới với sự đóng góp của nhân dân sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tại, sẽ thay đổi tích cực hơn đối với người dân

Trường mình cũng mới cho các sinh viên tham gia vào đóng góp Hiến pháp 72, háo hức vì cảm thấy mình có quyền làm chủ!

Hiến pháp cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước chúng ta. Hiến pháp cần phải tập trung về quyền công dân và quyền con người

việc làm này giúp người dân hiểu biết thêm về các quyền lợi của mình trong việc là người làm chủ đất nước...

nhân dân tích cực đóng góp cho thấy sự quan tâm đến chính trị và pháp luật nahf nước,các cơ quan làm tốt công tác tuyên truyền,tuy nhiên cũng là cơ hội cho bọn phản động đục khoét

Hiến pháp cần được đóng góp sửa đổi cho hợp lòng dân hơn. Tôi mong rằng việc sửa đổi Hiến pháp này sẽ nhận được sư đóng góp tích cực của toàn dân

Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất, là “khế ước xã hội” giữa người dân với nhà nước, trong đó người dân trao quyền cho nhà nước, để đổi lại nhà nước cam kết tôn trọng bảo vệ quyền của người dân. Đối với một quốc gia, Hiến pháp là nền tảng tư tưởng, chính trị và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước gắn liền với một chế độ xã hội.

đúng chúng ta sửa đổi hiến pháp thì cần phải có những con người có tài và có đức. chúng ta phải nhìn nhận rõ những gì mà Đảng ta đã làm được cho nhân dân cho đất nước. và chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có thể làm được điều đó

Đảng đã đưa đất nước hội nhập, khai thác tối đa các lợi thế, đối phó một cách có hiệu quả với các thách thức, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Thành quả to lớn ấy mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được qua sự cải thiện đáng kể đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhất là những năm gần đây.

tính yêu thể hiện bằng bạn thực hiện đúng pháp luật học tấp tốt làm việc có trách nhiệm đóng góp cho xã hội,biết nghe ngóng thông tin là tốt nhưng không nên bị nghe lời kích động mà làm càn

Tình yêu nước luôn tồn tại trong mỗi con người Việt, và ai cũng muốn chứng minh lòng yêu nước đối với Đảng, nhà nước. nhưng không phải hành động nào cũng là đúng, cũng là cách đúng đắn để bảo vệ nhà nước. Đưng để bị bọn phản động lợi dụng nhé

việc sửa đổi hiến pháp này phải được sự chấp thuân của nhân dân,vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân làm chủ mọi thứ phải được dân thông qua mang lại lợi ich cho nhan dân

Lực lượng vũ trang là lực lượng chuyên chính của Đảng và Nhà nước. "Phi chính trị hóa" chỉ là những luận điệu chống đối. Hãy nhìn xem Việt Nam là đất nước được đánh giá sự ổn định về chính trị nhất trên thế giới. Còn các nước tư bản hãy xem họ luôn miệng bảo ta "phi chính trị hóa" hãy xem họ có gì? bất ổn về chính trị, đánh bom,...

Hòa cùng với những đổi thay tích cực của đất nước thì việc sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với tiến trình đó là hoàn toàn hợp lí. Mong rằng hiến pháp sẽ được bổ sung và thay đổi một cách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Tất cả người dân phải cùng đóng góp ý kiến,điều này quyết định vận mệnh của cả dân tộc.Nhiều người vẫn còn có thái độ hết sức thờ ơ

mong rằng viêc sửa đổi hiến pháo này mang lại hiệu quả tôt.quyền làm chủ cua nhân dân được thể hiện ngày càng rõ nét

rất có tinh thần đóng góp ý kiến,khen ngợi thành phố đà nẵng luôn đi đầu trong nhiều mặt,tổ chức nhiều cuộc lấy ý kiến của cán bộ vào sửa đổi hiến pháp

tính yêu thể hiện bằng bạn thực hiện đúng pháp luật học tấp tốt làm việc có trách nhiệm đóng góp cho xã hội,biết nghe ngóng thông tin là tốt nhưng không nên bị nghe lời kích động mà làm càn

cần nhiều thời gian hơn để nhận thêm những đóng góp của nhân dân, những ý kiến khách quan và mang tính xây dựng của mọi người mới đem lại một Hiến pháp thành công.

Đúng như vậy.Không phải ai cũng có đủ trình độ để góp ý sửa đổi hiến pháp.Huống hồ hiến pháp là do rất nhiều người uyên bác ,giỏi giang nghiên cứu ,biên soạn,nội dung của hiến pháp có lẽ đã chuẩn mực rồi ,nếu sửa phải chăng chỉ thêm bớt một phần rất rất nhỏ nữa mà thôi

Đảng luôn là đại diện của nhân dân luôn được nhân dân tin tưởng và ủng hộ để giúp nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước để cho mọi người có cuộc sống tốt hơn.

chúng ta hãy cùng nhau đóng góp sửa đổi cho Hiến pháp 1992 phù hợp hơn, đúng đắn hớn

Đảng luôn luôn xứng đáng với sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân bởi vì Đảng cộng sản từ khi thành lập cho đến nay đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của nhân dân giao cho.

"yêu nước" đừng quá kích động khi thể hiện lòng yêu nước của mình,hãy tỉnh táo trước những tin tức, đừng vô tình biến mình thành tay sai cho bọn phản động !

Cần phải biết phát huy lòng yêu nước đúng lúc đúng chỗ tránh để kẻ địch lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta .

lòng yêu nước là tốt và ai ai người dân cũng có (trừ một số thằng đốn mạt),nhưng lòng yêu nước mà để bị lợi dụng thì lại là con dao 2 lưỡi ảnh hưởng đến đất nước mình

Rất cần những con người đủ tâm – tầm - tài để công cuộc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt được yêu cầu đặt ra và thực sự là động lực phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

các lực lượng chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

rất cám ơn người dân đã đồng tình với đảng và nhà nước việt nam.lần sửa đổi hiến pháp này sẽ hợp lý hợp người hợp lòng dân dựa trên lợi ích của nhân dân

đây là công việc giúp công việc sửa đổi hiến pháp có thêm nhiều ý kiến đóng góp, tạo cơ sở và điều kiện để có thể sửa đổi bổ sung hợp lí hiến pháp!

đúng vậy, hiện nay bọn phản động, bọn bán nước cầu vinh không biết là được hậu thuẫn về mặt kinh tế đến mức nào mà liên tục chống phá nước ta. Mỗi người hãy nâng cao cảnh giác để tránh bị bọn xấu này lợi dụng phá hoại đất nước mình

Ba con rất tích cực tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi Hiến Pháp một cách đúng đắn nhất, đây là việc làm tốt thể hiện tinh thần dân tộc và quyền cũng nhưu nghĩa vụ của công dân.

Thật vui khi thấy bà con quan tâm tới việc sủa đổi và thực hiện họp mạt rất nghiêm túc như vậy. Đất nước ta sẽ ngày càng vững mạnh bởi nhân dân thực sự làm chủ đất nước, họ biết nghĩa vụ và trách nhiệm cảu mình.

tới bà con dân tộc thiểu số cũng tổ chức họp mặt để đưa ra ý kiến của riêng mình. đó mới thực sự là những ý kiếm có giá trị

Cần nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân, vì có thế mới có được bản Hiến Pháp mới hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.

một hình ảnh dân chủ chỉ có Việt Nam mới có! cứ như bọn mỹ thì đừng có mà mơ dân chủ như vậy, chúng chỉ dân chủ với những thằng tư bản tài phiệt nắm trong tay tài sản lớn thôi!

Chúng ta cần phải có sự đóng góp của những người có tâm có tầm với hiến pháp thì chúng ta mới có thể xây dựng được một hiến pháp phù hợp công bằng với mọi người thể hiện được tính quyền uy cũng như sự tự do dân chủ của hiến pháp

đây đúng là dân chủ, do dân và vì dân, dân góp ý, dân cùng thực hiện!

Điều này cho thấy Việt Nam là đất nước dân chủ, người dân được tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, nhưng điều này đã bị các thế lực thù địch lợi dụng rất nhiều vì vậy cần phải cẩn thận, vạch ra những luận điệu của chúng để mọi người không bị chúng lừa bịp

Vấn đề sửa đối Hiến pháp khá là quan trọng nên bọn phản động thường lợi dụng để gây rối đối với chúng ta, chúng ta không được mắc mưu của chúng.

Các bà con dân tộc thiểu số có vẻ rất ý thức được trách nhiệm trong góp ý trong việc sủa đổi hiến pháp một cách rất văn minh và lịch sự không như mấy kẻ ở hà nội lúc nào cũng rêu rao là tri thức xong đi góp ý mà cư như biểu tình vậy.Nhà ta không theo thì phản đối o ép kêu than đủ thứ.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ