10 thg 3, 2013

“Không mơ hồ về đa nguyên, đa đảng"

“Không mơ hồ về đa nguyên, đa đảng” 
Khẳng định "Không có vùng cấm trong góp ý, tranh luận”, buổi tọa đàm khoa học "Góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, do Tạp chí Cộng sản và Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp tổ chức, ngày 9-3 tại TP.HCM, đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giới nghiên cứu các trường đại học.


"Không có đảng nào thay thế Đảng CSVN”

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung vào Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Chơn Trung, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM khẳng định, việc duy trì chế độ một Đảng lãnh đạo trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là phù hợp, đã được khẳng định tính đúng đắn trên thực tiễn, và được ghi trong Điều 4 Dự thảo Hiến pháp 1992. Theo Tiến sĩ Trung, tư tưởng đa nguyên, đa đảng không sai, nhưng vấn đề lại phụ thuộc vào việc sử dụng tư tưởng đó thế nào. Trong khi nhìn lại lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thành lập nước cũng mời các đảng phái có nhiều xu hướng chính trị khác nhau tham gia, nhưng với mục tiêu là chống Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng sau đó, khi phải đối đầu với sống - chết, nhiều đảng tự rời bỏ kháng chiến, thậm chí theo giặc để chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Do đó, chính thực tiễn của Việt Nam đã chọn đảng Cộng sản, một Đảng đã có hàng triệu đảng viên ngã xuống trên khắp chiến trường và trong lao tù mới có nước Việt Nam hòa bình độc lập thống nhất cùng hơn 25 năm đổi mới đất nước như hôm nay. Theo Tiến sĩ Trung: "Lịch sử đã chứng minh không có đảng nào đã xả thân quên mình làm nên thành tựu vĩ đại như vậy. Từ đó ta khẳng định không có đảng nào thay thế Đảng CSVN hiện nay”.

Về một số khiếm khuyết của Đảng hiện nay, Tiến sĩ Hoàng Văn Lễ cho rằng, phải được khắc phục triệt để thông qua lấy dân chủ, tập trung làm nguyên tắc, đồng thời là phương châm hành động; lấy tính tự giác tự phê bình và phê bình; trên tinh thần xem trọng thực tiễn và trên cơ sở ý thức giai cấp cách mạng; "quần chúng làm nên lịch sử”. "Làm được như vậy, sẽ không cần phải có đảng đối lập như kiểu làm của chủ nghĩa tư bản, dân chủ hình thức, dân chủ ưu tiên dành cho giai cấp tư sản cầm quyền, mà đấu tranh trước hết vì lợi ích của nhóm và giai cấp riêng”, Tiến sĩ Lễ phân tích.

Cùng quan điểm khẳng định sự cần thiết của Điều 4, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ băn khoăn, vì về mặt ngôn từ sử dụng trong Hiến pháp còn chưa được hoàn thiện. Riêng Điều 4 theo ông nên được viết thu gọn lại là: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong đồng thời là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động, lãnh đạo đất nước dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức”. Ngoài ra, ông Phát cũng đề nghị nên sửa Điều 2 theo hướng tăng cường, mở rộng hơn nữa Mặt trận Tổ quốc - khối đại đoàn kết dân tộc.

"Trong sạch hóa trong Đảng”

Tại buổi tọa đàm khoa học, ông Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đề xuất thêm câu "Tổng bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam là người chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện quy định ở Điều 4”. Bên cạnh đó, Đảng phải thực sự đổi mới để trong sạch hóa; Đảng phải thực sự gắn bó mật thiệt với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Góp ý về cơ chế giám sát Đảng, ông Tân đề nghị, các ĐBQH do dân bầu ra cần phải dựa vào Điều 4 của Hiến pháp để đấu tranh làm cho Quốc hội tiếp thu và thực hiện đường lối chủ trương đúng của Đảng; đồng thời phải đóng góp ý kiến để Quốc hội phê bình, xử lý kỷ luật khi có dấu hiệu Đảng vi phạm các điều kiện đã được quy định ở Điều 4 của Hiến pháp”.

Để vai trò của Đảng được thể hiện rõ hơn, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, Đảng cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay đối với người dân, muốn vậy phải thực hiện sửa đổi ngay từ bản Hiến pháp. "Chẳng hạn, vấn đề đất đai hiện nay, quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân của Điều 57 của Dự thảo còn mang tính chung chung, dễ gây hiểu lầm, ví dụ rừng trồng mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì đâu thể thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, mà nó phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư, điều này cũng được Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định rõ. Bên cạnh đó, theo Luật sư Hậu, cũng không nên hợp hiến quá nhiều quyền thu hồi đất của Nhà nước trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì "Theo Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai đã trao quyền cho người dân - người sử dụng đất - các quyền hạn rộng rãi đối với đất. Tuy nhiên, các đợt cải cách luật pháp về đất đai đã không ngăn, cũng không làm giảm bớt được khúc mắc liên quan đến đất giữa người dân và Nhà nước. Số lượng các vụ khiếu kiện về đền bù giải tỏa đất đai vẫn gia tăng hàng năm; độ quyết liệt, gay gắt, dai dẳng của các cuộc tranh chấp cũng tăng”, Luật sư Hậu giải thích thêm.

Nhận định về sứ mệnh lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lễ góp ý, Đảng CSVN phải đủ tài trí và bản lĩnh để phát huy tính đa dạng tri thức trong Đảng và ngoài xã hội; trong đó tri thức khoa học sẽ nảy nở vượt bậc.

Cùng với các ý kiến nêu trên, hơn 50 bài tham luận tại buổi tọa đàm này đều hướng tới ý kiến chung là không nên mơ hồ chế độ đa đảng, đa nguyên mà Việt Nam nên giữ con đường độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững lòng tin vào sự nghiệp đổi mới mà Nghị quyết Đại hội 6 đã vạch ra từ năm 1986 đến nay, trong đó kinh tế nhà nước là nền tảng căn bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
"Lịch sử đã chứng minh không có đảng nào xả thân quên mình làm nên thành tựu vĩ đại như Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó khẳng định không có đảng nào thay thế Đảng CSVN hiện nay” 
Tiến sĩ Nguyễn Chơn Trung
Theo LÊ ANH - báo Đại đoàn kết

26 nhận xét:

đa nguyên đa đảng là không cần thiết ở Việ Nam, lũ rận bán nước ko chịu hiểu vấn đề này sao

Không thể có Đảng nào thay thế được Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vì đây là chân lý rồi

lũ rận luôn mồm phản đối cộng sản giống y như bọn giặc ngụy quân ngụy quyền ngày xưa, có lẽ chúng đúng là tay sai của đế quốc rồi

đa nguyên đa đảng là tự diệt vong! nhất quyết phản đối, không bàn luận về điều này! chúng ta luôn duy trì một Đảng một nhà nước!

xây dưng đảng ngày càng vững mạnh, trong sạch chính là nhiệm vụ của mỗi người dân chúng ta

lịch sử, thực tiễn đều khẳng định Đảng Cộng Sản là Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác

Chấp nhận đa đảng là đảng cộng sản việt nam tự kí vào bản án tử hình,việc này tuyệt đối không bao giờ chấp nhận được, Đảng cộng sản việt nam phải là lực lượng lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất

Bọn phản động lúc nào cũng gân cái cổ lên đòi đa nguyên vs chẳng đa đảng, trong khi chúng nó còn chẳng hiểu đa nguyên vs đa đảng là như thế nào chứ, nực cười thật

Không có đảng nào có thể thay thế Đảng CSVN được, và để ngày càng phát huy sức mạnh, vai trò của Đảng thì phải làm trong sạch Đảng, không thể để những con sâu mọt làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng được.

nói không với chủ nghĩa đa nguyên đa đảng! chỉ duy nhất một Đảng, là Đảng cộng sản Việt Nam!

Cứ nhìn sang các nước khác là thấy rõ nhất cho việc đa nuyên đa đảng, nó luôn gay ra bất ổn chính trị, điều mà nước ta chưa từng xảy ra.

Đa nguyên đa đảng rất khó giải quyết các vấn đề của xã hội. Tài chính của đảng Cộng Hòa chủ yếu do các tập đoàn sản xuất, buôn bán vũ khí tài trợ. Mỗi năm ở Mỹ bán lẻ cho dân khoảng 3.7 triệu khẩu súng, trị giá trên 3 tỷ USD. Obama thuộc đảng Dân chủ, ông chủ trương cấm súng nhưng đảng Cộng Hòa không cho.

Đúng. Đa đảng lại giống Thái Lan. Suốt ngày biểu tình, kinh tế đi xuống

Mấy năm nay Thái Lan tăng trưởng âm do biểu tình cả đó

âm mưu và thủ đoạn của bọn PĐ đê hèn lắm, mọi người cần phải cẩn thận

Trong các năm gần đây thủ tướng chính phủ đã dành 70% ngân sách nhà nước để phát triển doanh nghiệp nhà nước nhưng thực tế rất ít các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả dẫn đến mất cân bằng về lượng hàng hóa và tiền trong nhân dân, kết hợp với khủng hoảng kinh tế nền kinh tế mất cân bằng gây lạm phát cao, và cũng chính các doanh nghiệp nhà nước gây ra 1 phần lớn nợ xấu cùng với sự yếu kém của các ngân hàng . Lạm phát tăng cao buộc chính phủ phải tăng lãi xuất cao để hút tiền trong lưu thông và hậu quả là hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản gây ra thiệt hại kinh tế khổng lồ, như thất nghiệp , cắt giảm lương……Và hậu quả cuối cùng thì người dân và thế hệ con cháu tương lai gánh vác chỉ vì sự quản ly yếu kém của nhà nước. cách phân tích của thì rõ ràng bạn đang ở trong thành viên của nhà nước bạn cứ nói về 1 quá khứ thì chỉ la quá khứ thôi. Bác Hồ đã dẫn dắt toàn dân thống nhất đất nước và khai sinh ra nhà nước có một chính quyền của nhân dân. Bỏ qua hết quá khứ hãy nhìn về hiện tại bộ máy nhà nước hiện nay. Tôi nghĩ rằng bạn nên đúng vào tầng lớp người dân và phát biểu thì nó sẽ khác. Chế độ này hay chế độ kia thì sao, chủ yếu là chế độ đó làm được gì cho nhân dân và đất nước. Tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu về tình hình kinh tế hiện nay và nhìn về tương lai. cuộc sống của nhân dân hiện nay , 1 người dân phải gánh hơn 160 triệu nợ công của đất nước, chưa kể nợ xấu. Xin hỏi bạn ai trả số tiền đó, chỉ có người dân mà thôi vì họ làm ra của cải của xã hội và họ nhận được là sự tham nhũng , sự yếu kém trong quản lý, (vinasin, vinaline….), yếu kém của lĩnh vực ngân hàng, COOC, thực tế thì kinh tế 2010 tới nay đang suy thoái, người dân đang nghèo đi . Bạn có coi các cuộc chất vấn của các đại biểu quốc hội và bạn nghĩ gì. Riêng tôi là 1 người dân tôi chỉ mong muốn lựa chọn cho mình 1 đảng tốt dù đó là cnxh hay cntb nhưng không xấu xa. muốn chiến thắng thì cần 1 vị tướng tài dù những người lính đó tinh nhuệ cỡ nào, nếu vị tướng không tài năng dù những người lính tốt tới đâu rồi cũng sẽ thất bại thôi

Khi thủ tướng nhận chức ông có nói nếu tôi không chống được tham nhũng tôi xin từ chức. Bây giờ tham nhũng việt nam ở mức tồi tệ , mà sao thủ tướng không từ chức . Một nguyên thủ quốc gia mà không thực hiện lời hứa trước dân. Ai hiểu hãy giải thích dùm nha...... mà nghe nói xăng tăng 2k dân khổ típ đây. Mà xăng tăng hay phạt xe chính chủ thì đó cũng là 1 phần để thu vào ngân sách để giải quyết nợ xấu , nợ công mà thôi.

Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân che chở, xây dựng.

Ba lí do chúng ta không chấp nhận đa nguyên đa đảng .Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột

Đảng ra đời từ rất lâu rồi , Đảng lãnh đạo cầm quyền đưa nước ta đi qua bao chặng đường để có thể phát triển sánh vai với các nước như ngày hôm nay , việt nam không cần đa đảng , việc có thêm nhiều đảng sẽ làm căng thẳng chính trị và làm cho mất niềm tin vào Đảng Cộng sản việt nam

Chúng ta đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Tất cả chỉ là âm mưu của bọn thù địch

Các nước tư bản đặc biệt là Mỹ luôn tìm cách loại bỏ tư cách lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam để dễ bề áp đặt chính sách của chúng vì vậy chúng ta cần phải cảnh giác cao với chúng

Chính vì đa nguyên đa đảng mà chúng Liên Xô đã bị các nước tư bản làm cho lũng đoạn mà phải tan rã

Đảng chính là tâm huyết của dân là nguyện vọng của dân thì tại sao chúng ta phải đa nguyên đa đảng làm gì chứ

Bài viết phân tích rất đúng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện được rất nhiều thành công và thắng lợi, cớ sao phải đa nguyên đa đảng chứ

Đa nguyên đa đảng chỉ là cái cớ để bọn phản động lợi dụng để lũng đoạn nhà nước ta mà thôi

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ