25 thg 3, 2013

Mỹ - lịch sử diệt chủng phủ đầy công lý!


Mỹ đã và luôn tự thừa nhận bản thân mình như một quốc gia với nền dân chủ cao độ. Người khổng lồ tự nâng tầm mình với  vai trò tự phong đi tìm dân chủ kiểu Mỹ cho các dân tộc khác. Tự nhận là cái đầu tầu kéo cả thế giới theo về nhân quyền, nhưng thực ra bộ mặt nhân quyền của Mỹ là một bộ mặt lem luốc nhất thế giới.

Lịch sử đã chứng minh người khổng lồ này không đẹp như những gì hắn nói.  Chính quyền Mỹ đã viết nên sự hào hùng cho lịch sử “diệt chủng” mà nhân loại chưa có một quốc gia nào sánh kịp.
Bất bình trước những hành động đe hèn của chính quốc gia mình, Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ: "Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..." 
*

Thống kê, chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt. Những thủ đoạn tra tấn tù binh được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã được phanh phui và kiến thế giới phải ghê sợ. Stemme trở về Mỹ vào tháng 6/1969 và rời quân ngũ năm 1970. Tháng 4 năm đó, anh mở một cuộc họp báo đặc biệt tại Câu lạc bộ báo chí Los Angeles, với sự có mặt của Martinsen và Frederick Brown, một cựu nhân viên thẩm vấn của phân đội 172 MI để công bố về các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam.Thượng sỹ Carmon cho biết tình trạng tra tấn tù nhân tại Việt Nam rất phổ biến và được cấp trên khuyến khích. "Tra tấn không bao giờ bị trừng phạt và cũng không giới hạn ở mức độ nào”.
**

Tướng David Sharp, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, phát biểu, năm 1966: “Tôi tin rằng nếu chúng ta đừng xía những bàn tay dơ bẩn, đẫm máu, nắm đầy đô-la vào việc của những quốc gia trong Thế Giới Thứ Ba đầy những người thất vọng, bị khai thác, thì những quốc gia này sẽ tìm ra giải pháp cho chính họ. Và nếu bất hạnh là cuộc cách mạng của những quốc gia này phải dùng đến bạo lực là vì những người có của từ chối không chịu chia sẻ với những người không có bằng phương pháp hòa bình nào, thì những gì họ chiếm được sẽ là của chính họ, không phải là của kiểu Mỹ mà họ không muốn và nhất là không muốn bị nhét xuống cổ họng bởi người Mỹ.”
Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Đảng dân Chủ - Oregon, nhận định, năm 1967: “Theo sự phán xét của tôi, chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội vì là sự đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới. Đó là một sự thực xấu xa, và người Mỹ chúng ta không thích đối diện với nó. Tôi thật không muốn nghĩ rằng một trang sử của Mỹ sẽ được viết ra liên quan đến chính sách vô pháp của chúng ta ở Đông Nam Á.” 
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của kinh tế Mĩ nền. Trong  khi các nước Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Mĩ kiếm  được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí; tính đến 31 – 12 – 1945, các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỉ đôla (Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11,141 tỉ, Pháp 1,6 tỉ…). 
Cũng có những cố gắng đẩy lùi vai trò của Mỹ trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, tất cả chỉ nhận được kết quả là con số 0 tròn trĩnh!
Năm 1986, Mỹ là quốc gia duy nhất đã bị Tòa Án Quốc tế (World Court) kết án là khủng bố quốc tế - dùng võ lực bất hợp pháp, cho những mục tiêu chính trị và Mỹ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Cường quyền đã thắng công lý. Tại sao Mỹ không dám công nhận quyền của Tòa Án Quốc Tế? Vì nếu công nhận thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên bị đưa ra Tòa Án Quốc tế về những tội ác chiến tranh trong đó có những tội ác ở Việt Nam.
Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp khai mạc cuối tháng 3, 1999, Tổng Thư Ký Hội Ân Xá Quốc Tế, Pierre Sane, thay vì thường tố cáo Trung Quốc, đã tố cáo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách đại quy mô đối với các dân thiểu số ngay trong nước Mỹ  và khuyến cáo Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc hãy chú ý đến những vi phạm nhân quyền ở Sudan, Turkey, Algeria, Cambodia, Rwanda, Burundi, và Congo (Không có Việt Nam trong danh sách này).
Và cuối cùng, xin dẫn lời của Robert Scheer để nói lên được bản chất lịch sử Mỹ được phủ đầy công lý bên ngoài: "Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?" 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ