Mạng xã hội trở thành căn phòng
không khóa chứa đựng những điều tốt đẹp và cả những ô uế tạp nham của những kẻ
cố ý ném vào vì những mục đích riêng. Những nhiếc móc dè bỉu, những câu nói tục
tĩu thoải mái cùng những hình ảnh phản cảm của không ít người đẹp chỉ muốn dư
luận biết mặt, biết tên. Người này nổi tiếng nhờ tạo scandal, người kia cũng
không muốn kém cạnh thế là tung ra đủ chiêu, đủ trò. Hết "khoe thân",
"khoe ăn", "khoe ngủ" lại đến chuyện "bóc mẽ",
"dìm hàng", "ném đá", "đánh hội đồng"… thật giả lẫn
lộn. Đám trẻ mới lớn bị kích thích bởi việc tạo scandal của giới showbiz cũng học
đòi việc khoe cơ thể. Không ít cô gái đã chấm dứt cả tương lai tươi đẹp vì mê
muội trong giây lát, vì không chịu nổi áp lực của dư luận xã hội. Đau xót hơn,
có nữ sinh đã phải từ bỏ cuộc đời vì bị ghép ảnh rồi đăng lên mạng xã hội... Những
kẻ giấu mặt trong "xã hội ảo" đã gây ra hậu quả thật. Những hành vi
xúc phạm, nhục mạ người khác trên các trang mạng xã hội thật sự rất nghiêm trọng.
Nhưng đáng buồn là có quá ít biện pháp để có thể "tự vệ" trước sự tấn
công của cái xấu trên mạng xã hội.
Với việc kết nối không biên giới và tính đặc
thù của thế giới “ảo”, hoạt động của hệ thống mạng xã hội ngày càng phức tạp và
tác động ngày càng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống, gây nguy hại cho sự
phát triển ổn định của đất nước. Có những website đăng ký hoạt động dưới dạng
trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng lại hoạt động dưới hình thức báo điện tử,
đăng tải các bài viết có nội dung nhạy cảm. Có một số người đã sử dụng các blog
cá nhân đăng tải, truyền bá, phát tán những thông tin sai lệch hoặc lợi dụng
danh nghĩa phản biện xã hội để phê phán, phản đối các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước… Thời gian gần đây, những “blog đen” liên tiếp xuất hiện cho thấy
các thế lực thù địch đã và đang biến mạng xã hội trở thành một công cụ đắc lực
để tuyên truyền những quan điểm sai trái, khoét sâu, thổi phồng, tung thông tin
sai lệch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm suy yếu niềm tin của nhân
dân, phá hoại an ninh, gây bất ổn trong xã hội… Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng,
cần có giải pháp quyết liệt. Việc quản lý, sử dụng internet và các mạng xã hội ở
nhiều nước Đông Âu và phương Tây đã có những bài học đắt giá khi các “thế lực
bóng tối” tận dụng triệt để sức mạnh của “xa lộ thông tin” cho những âm mưu gây
rối, phá hoại.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy: Mặt trái
của “mạng xã hội” không chỉ là chuyện tiêu tốn thời gian, chuyện giới trẻ phụ
thuộc quá nhiều vào mạng xã hội hay những phát ngôn tùy tiện, tự do quá trớn,
mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởng tiêu cực gây nguy hiểm cho an ninh quốc
gia, cho tiến trình phát triển kinh tế, cho việc giữ gìn, bồi đắp nền văn hiến
và những giá trị đạo đức Việt Nam. Tuy nhiên, nếu “đóng cửa” mạng xã hội ở Việt
Nam như đòi hỏi của một số người để ngăn chặn những độc hại trong đời sống xã hội
cũng có nghĩa là từ bỏ những thành tựu khoa học mà internet mang đến cho loài
người và đi ngược lại với xu thế phát triển. Mạng xã hội là công nghệ mang tính
đột phá mang lại nhiều tiện ích, không phải là kẻ “tội đồ”. Do vậy việc tạo ra
những hành lang pháp lý để phát huy giá trị tích cực của internet, của mạng xã
hội với những ưu điểm vượt trội của nó, đồng thời hạn chế những tiêu cực đối với
đời sống, với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước, là hết sức cần
thiết. Việc Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là phù hợp với bối cảnh thực tế.
Đã đến lúc Nhà nước cần có giải pháp mạnh để ngăn chặn những “cơn gió độc”.
Để Nghị định 72 của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội, vấn đề đặt ra không chỉ là những giải pháp quản trị mạng, quản trị hệ thống hay những giải pháp mang tính kỹ thuật, cốt lõi là việc thể hiện trách nhiệm của các ngành liên quan với từng hành động cụ thể. Nếu các ngành chức năng vẫn triển khai Nghị định theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, nếu cộng đồng không tự điều chỉnh ý thức trách nhiệm khi đăng ảnh, đưa tin…; và nếu không đưa được những “cơn gió lành”, những tri thức nhân văn của nhân loại để đẩy lùi những “cơn gió độc” thì chắc chắn “mầm độc” sẽ tiếp tục lây lan và đương nhiên mạng xã hội tiếp tục là vấn nạn xã hội.
Để Nghị định 72 của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội, vấn đề đặt ra không chỉ là những giải pháp quản trị mạng, quản trị hệ thống hay những giải pháp mang tính kỹ thuật, cốt lõi là việc thể hiện trách nhiệm của các ngành liên quan với từng hành động cụ thể. Nếu các ngành chức năng vẫn triển khai Nghị định theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, nếu cộng đồng không tự điều chỉnh ý thức trách nhiệm khi đăng ảnh, đưa tin…; và nếu không đưa được những “cơn gió lành”, những tri thức nhân văn của nhân loại để đẩy lùi những “cơn gió độc” thì chắc chắn “mầm độc” sẽ tiếp tục lây lan và đương nhiên mạng xã hội tiếp tục là vấn nạn xã hội.
Chính Trực
@ Tổng hợp
12 nhận xét:
Nhìn các nước lớn trên thế giới từ Anh, Mỹ, Trung Quốc đến Ấn Độ v..v đều có những văn bản pháp luật kiểm soát chặt chẽ internet. Internet có rất nhiều thông tin nhưng nếu người đọc người xem không có chính kiến rõ ràng thì rất dễ bị lôi kéo. Điển hình như những vụ biểu tình rồi đến mất chính quyền như ở Lybia, Ai Cập vừa qua đều có sự giúp sức to lớn từ cộng đồng mạng xã hội hay nói rộng ra là Internet.
Có nghị định rồi nhưng triển khai như thế nào mới là điều chúng ta quan tâm. Nếu các ngành chức năng vẫn triển khai Nghị định theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, nếu cộng đồng không tự điều chỉnh ý thức trách nhiệm khi đăng ảnh, đưa tin…; và nếu không đưa được những “cơn gió lành”, những tri thức nhân văn của nhân loại để đẩy lùi những “cơn gió độc” thì chắc chắn “mầm độc” sẽ tiếp tục lây lan và đương nhiên mạng xã hội tiếp tục là vấn nạn xã hội. Mỗi người phải tự bảo vệ mình trước mạng xã hội thôi.
Cần làm sạch mạng xã hội. Ngoài những tin bài đồi trụy, khoe thân khoe của thì bọn phản động cũng không ngừng đưa những tin bài xấu lên mạng. Quản lý chặt chẽ thì các bậc phụ huynh mới yên tâm khi con cái họ vào mạng. Cứ lỏng lẻo kiểu tự do nửa vời này làm bao nhiêu người đau đầu.
tại sao lại có một số người phản đối nghi định 72 mạnh mẽ như vậy, trong khi ai cũng có thể nhận ra được rằng nghị định 72 là một quy định được ban hành nhằm quản lý tốt hơn mạng internet, đó là một việc làm cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều hoạt động phức tạp trên internet hiện nay, do đó chẳng có lý do gì để mà phải phản đối nghị định 72 này cả
nghi đinh 72 sẽ khiến cho rất nhiều người phải chột dạ, họ là những người có những hành động sai trái, lợi dụng mạng internet để thực hiện nhiều mục đích xấu, trong đó có cả những hành động tuyên truyền chống đối nhà nước ta, nghị định 72 được ban hành chắc chắn sẽ khiến họ không thể thực hiện những việc làm sai trái đó nữa
cũng đơn giản là nghị định 72 động tới một số cái quyền tự do mà bấy lâu nay buông lỏng quản lý, đưa môi trường kiếm bát cơm mang áo của một số người vào tình trạng quản lý. nói đi nói lại họ đặt lợi ích cá nhân hơn trên lợi ích của cả quốc gia. đúng là những con người hẹp hòi, hơn nữa cái thói tự do gào thét của mấy nhà dân chủ mấy anh blog thì giờ không được tự do túng quá thì phải kêu gào những ngày cuối cùng thôi
chỉ có những người xấu, có tật giật mình thì mới cảm thấy ngại về nghị định 72 mà thôi, còn với đại đa số người dân việt nam thì chẳng có ai bận tâm về nghị đinh 72 cả, nó không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của họ vì họ chẳng có sai phạm gì, chỉ có những người có hành động sai trái, với mục đích xấu thì ho chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp
tôi thấy đây là một việc sớm muộn cũng phải làm thôi, không thể khác được, đây cũng không phải là việc hiếm trên thế giới, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, bằng cách này hoặc cách khác đều làm rất tốt công tác quản lý mạng internet, đó là một việc làm cần thiết bởi hiện nay thì mạng internet phát triển hết sức mạnh mẽ, góp phần tích cực phát triển xã hội và đất nước tuy nhiên nó cũng phát sinh rất nhiều mặt trái tiêu cực
nhiều người rất không muốn nghị định 72 này đi vào cuộc sống đâu, trong khi rõ ràng là đây là một nghị định rất hợp lý, góp phần quản lý tốt hơn mạng internet, ngăn chặn những hành động sai trái, lợi dụng hoạt động lợi dụng internet để thực hiện những hành động sai trái, đây là một nghị định được nhân dân rất ủng hộ
tôi thấy nghị định 72 này được ban hành và sắp được đi vào thực tế thì sẽ khiến một số người phải lo lắng, đó là những ai vậy, chắc chắn rằng những người đã và đang có những hành động lợi dụng mạng internet để thực hiện những hành vi chống đối với đảng và nhà nước ta chắc chắn sẽ không còn đất để diễn, đó là điều sẽ khiến họ phải lo lắng, dễ hiểu quá đi chứ
Tất nhiên là như vậy rồi, nghị định 72 ra đời chẳng khác nào chặt tay chặt chân của lũ rận dân chủ chuyên xuyên tạc , bóp méo sự thật, lan truyền các tin tức , luận điệu sai trái trên các phương tiện truyền thông, internet thì tất nhiên là bọn chúng phản đối rồi. Còn cái luận điệu gì như là mất tự do, vi phạm nhâm quyền thì thực sự vớ vẩn. Anh không làm sai thì sợ gì chứ.
tôi thấy chăng có gì mà phải phản đối nghị đinh 72 ghê gớm như vậy, mà thực ra thì chỉ có một số ít người có hành động phản đối nghị định 72 mà thôi, còn người dân việt nam thì đều hiểu rằng đây là quy định hợp lý, sẽ góp phần quản lý tốt mạng internet , không làm phát sinh những vấn đề phức tạp
Đăng nhận xét