2 thg 1, 2013

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản – cần cảnh giác với một luận điệu “chưa lỗi thời”

tác giả: xập xình

Một điệp khúc “truyền thống” của các thế lực phản động là mưu toan xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên con đường chinh phục, chuyển hóa chế độ CNXH của chúng. Phủ định chủ nghĩa Mác – Lenin, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ chính là nhằm phá vỡ cơ sở tư tưởng và cơ sở tổ chức của Đảng Cộng sản. Bên cạnh những người chống đối có ý thức, cũng có người do nhận thức sai, do tâm trạng bực bội nên nói hoặc viết quá lời, vội vàng khái quát, quy kết một cách chủ quan.
Khi góp ý kiến về đề cương công tác dân vận của Đảng, có người đã viết: “Đảng không mau chóng lột xác thì rất có thể dẫn đến một lúc nào đó bị lột xác”. Trong một bài báo khác có người viết: “Tại sao Đảng không phấn đấu vào dân? Tại sao lại nói khai trừ đảng viên xuống quần chúng – sao lại có trên, xuống, dưới, lên? Quần chúng đâu phải là hố rác để Đảng thải rác rưởi của mình”. Vậy tác giả những câu nói trên không hiểu hay cố ý không hiểu bản chất của Đảng, không hiểu mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Họ lên án Đảng ta không đổi mới gì cả. Đúng là Đảng ta còn có nhược điểm, khuyết điểm, có mặt còn hạn chế. Song điều đó xuất phát từ những khó khăn khách quan, chủ quan mà bất kì một lực lượng lãnh đạo, điều hành nào cũng phải đối mặt. Đặc biệt, Đảng ta lại lãnh đạo trên một phạm vi rộng lớn, trực tiếp, toàn diện; đảm bảo thực thi quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Nhưng Đảng ta có đổi mới không? Nếu Đảng không đổi mới về tư duy để có được những quyết định đúng đắn thì làm gì có thành tựu trong đổi mới. Nếu không có đổi mới về phương thức lãnh đạo thì làm sao có tiến bộ trong sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội. Đương nhiên chúng ta chưa thể thỏa mãn với những thành tựu đó. Rất nhiều việc về đổi mới, chỉnh đốn Đảng đang là nhiệm vụ cấp bách. Chúng ta cần giành nhiều công sức tổ chức để đảng viên, nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

Lắp ráp lại tình hình nước khác, có người đã ngang nhiên viết bài đăng đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, tức là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội. Họ lợi dụng những khuyết điểm của Đảng, khuếch đại khuyết điểm, thậm chí bôi nhọ, xuyên tạc, bóp méo sự thật về Đảng ta để hạ uy tín của Đảng; cho Đảng là độc tài, chuyên quyền, đặc lợi chứ không phải vì lợi ích của nhân dân. Có người nêu nên “cơ sở khoa học” để chứng minh sự cần thiết phải đa nguyên và đòi hỏi phải đa nguyên. Các lực lượng phản động bên ngoài, đủ loại, lên án Đảng ta độc quyền lãnh đạo không thực hiện đa nguyên, đa đảng. Họ phê phán Đảng ta chỉ đổi mới về kinh tế, không đổi mới về chính trị…Chúng đòi hỏi Đảng ta đổi mới về chính trị, thực chất, không có gì khác là để hình thành các lực lượng đối lập, tạo điều kiện cho các đảng phái chống cộng và các lực lượng chống đối chế độ XHCN ra đời. Chúng bảo như vậy mới là dân chủ.

Các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta rất nhạy bén về vấn đề này. Ngay từ năm 1989, đồng chí Tổng Bí thư đã viết bài trên báo nêu rõ ý kiến không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên. Sau đó tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, Trung ương đã ra Nghị quyết không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên, mặc dù lúc bấy giờ trên thê giới có nước chỉ nêu vấn đề thực hiện đa nguyên ý kiến, có nước nêu đa nguyên XHCN. Ngay ở ta cũng có một số người cho ta tuyên bố như vậy là quá vội; hoặc cho rằng không chấp nhận đa đảng đối lập nhưng chấp nhận đa nguyên. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, nếu chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên thì tình hình sẽ như thế nào? Báo Hà Nội mới đã từng đăng bài phản ánh tình hình bà con nông dân ngoại thành góp ý kiến về công tác dân vận, trong đó có người phát biểu: “…Cuộc sống khó khăn, chúng tôi chỉ muốn tình hình chính trị ổn định, được làm việc, được cống hiến. Chúng tôi biết nếu chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên thì đảng nào sẽ ra đời: Quốc dân đảng, Đại Việt, Cần lao nhân vị, đảng Dân chủ (của Thiệu),… Qúa khứ của chúng thế nào chúng tôi đã biết. Nếu để chúng ra đời thì số phận của chúng tôi sẽ ra sao? Cho nên chúng tôi không chấp nhận đa nguyên. Nếu những đảng phái phản động đó ra đời, nông dân chúng tôi sẽ kéo vào nội thành cùng với công nhân dẹp chúng đi.”

Một số ít cán bộ, đảng viên không chấp nhận đa đảng, nhưng vẫn băn khoăn tạo sao không chấp nhận đa nguyên với nội dung nhiều thành phần kinh tế, nhiều ý kiến khác nhau? Xin thưa, nếu quan tâm nắm vững nội dung văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, thì sẽ không có những tư tưởng mơ hồ như thế. Vì sự nhất quán trong nhận thức, chúng ta đều thấy rằng Đảng ta không coi nhiều thành phần kinh tế, nhiều ý kiến khác nhau là đa nguyên. Bản thân nhiều thành phần kinh tế đã thể hiện tính đa dạng, tính phong phú của nền kinh tế, cần gì phải gán từ “đa nguyên” vào đây cho các thế phần tử thù địch, cơ hội chính trị được thế “mổ xẻ”, xuyên tạc. Chúng ta cũng không nói là phải thực hiện đa nguyên ý kiến, vì Đảng ta không bao giờ cấm bày tỏ quan điểm, mà hơn thế nữa còn khuyến khích bày tỏ quan điểm, tranh luận. Đó là sinh hoạt dân chủ trong Đảng. Nhưng thảo luận, tranh luận thì phải có kết luận. Và khi đã kết luận, đã biểu quyết thì mọi người phải nói và làm theo đa số. Tất nhiên, người có ý kiến khác với đa số có quyền bảo lưu, nhưng bản thân người đó cũng có trách nhiệm nói và làm theo nghị quyết đa số. Vậy thì cần gì phải nói đa nguyên ý kiến.

Nói Đảng không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên có nghĩa Đảng là người lãnh đạo duy nhất, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Phải nói rõ Đảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của cả dân tộc. Đảng lãnh đạo là thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và của dân tộc, là trách nhiệm do nhân dân giao phó. Đó là yêu cầu khách quan của con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Không có một đảng nào khác có thể làm được vai trò đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ