3 thg 5, 2013

“Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù


(ANTG)Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.

“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.

Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.

Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. "Bên thắng cuộc", được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề "Giải phóng" và "Quyền bính".
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị "Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử". Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc "Bên thắng cuộc" cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử,  nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc "Việt Nam Sử lược", "Đại Việt Sử Ký toàn thư"… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam - Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức "đã trả lại sự thật cho lịch sử", thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào "một sự thật". Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt"… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà mình hướng đến".

2. "Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này, “Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách "nhục mạ rất nhiều người" trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên "Hãy nói hết sự thật với chúng tôi". Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi "Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ" là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của "kẻ bảo trợ" tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều "phi nghĩa"… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể "khoét sâu vào sai lầm của một thời", những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều "vô nghĩa" trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy "Cây có cội, người có tông". Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế.



 3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện "một nửa sự thật" mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.
"…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào", lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.
Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: "Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim". Anh Lưu Đình Triều có trả lời: "Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm".
Tôi có nói: "Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ". Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: "Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ".
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: "Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi".
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!

Theo   Ngô Kinh Luân - An ninh thế giới

51 nhận xét:

Tại sao tác giả “Bên thắng cuộc” không miêu tả, so sánh cải tạo của chế độ mới với nhà tù chế độ cũ như Côn Đảo, Phú Quốc... những tội ác mà Mỹ và tay sai gây ra như kìm kẹp, đóng đinh, thủ tiêu, chuồng cọp, cùm chân, tra tấn... đã làm máu người tù chính trị chảy tức tưởi, đau uất... Nhưng nhân dân Việt Nam đã gác lại quá khứ đau thương ấy để quên đi, để hòa hợp dân tộc, đoàn kết. Thế nhưng trong tâm tưởng, Nguyễn Huy Đức lại muốn chia rẽ Bắc - Nam. Chẳng lẽ ông ta không hiểu rằng, "bên thắng cuộc" thực sự, họ đã gạt qua tất cả, nỗi đau mất mát người thân, máu cho chiến tranh; chính họ mới là người có quyền lên án, có quyền căm thù; họ vẫn im lặng gạt quá khứ sang một bên. "Trả lại sự thật lịch sử" mà Huy Đức nói là cái gì đây?

Tôi là người lười đọc sách, nhưng nghe tin "Bên thắng cuộc" đang gây "sốc" nên cũng háo hức tìm đọc. Thế nhưng đọc đến rồi thì thấy tức sôi máu, không tin nổi vì những luận điệu xuyên tạc lịch sử, chà đạp lên những mất mát, hy sinh xương máu, công lao của bao thế hệ người Việt Nam. Trong khi cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm là phi nghĩa, bị lên án; còn cuộc cách mạng của quân và dân Việt Nam là chính nghĩa, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, giúp sức... thì Huy Đức lại dám nói không phải Việt Nam ta "chiến thắng". Chẳng lẽ ông ta ngu đến mức cũng không hiểu một sự thật lịch sử hiển nhiên : chúng ta thắng vì chúng ta chiến đấu cho chính nghĩa.

Sự thật lịch sử mãi mãi được người Việt Nam ghi nhớ, không bao giờ chỉ vì một hai lời của kẻ vô lương tâm Huy Đức mà thay đổi suy nghĩ. Một kẻ dối trá, dù biết lịch sử là thế nhưng lại cố tình xuyên tạc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà biết bao thế hệ đã hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho Tổ quốc, để nước nhà có ngày thống nhất Nam Bắc thì Huy Đức lại cố tình lắt léo, đánh tráo xem đó chỉ là “ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Cuộc chiến tranh chống xâm lược của cả dân tộc Việt Nam, một cuộc chiến tranh làm lay động hàng trăm triệu người dân thế giới, trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức, bóc lột, dưới cái nhìn của Huy Đức lại trở thành một cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn”.

Cũng chưa có thời gian đọc tác phẩm để đời của bác Đúc ! đúng hơn là đọc xong sợ đau mắt ! có một vấn đề các anh chị em họ hành Đức thắc mắc là tại sao không được in ấn ở Việt Nam thì tác giả đã trả lời : Huy Đúc có rất nhiều những đoạn văn dẫn chững ! mà dẫn chứng từ những lời nói của con người ! và những con người đó đã không con trên đời ! nói đơn giản là đã chết ! vậy thẩm định thế nào đây ! chả có ý nói huy đức mượn đó xuyên tạc mà thông cảm cho đức bởi trình đọ viết sách viết văn lập luận hơi kém ! văn tếu văn điêu thì giỏi :)

Một quyển sách ra lò khi được tò mò của dư luận đã giành được phần thắng rồi. Nhưng độ chính xác ở trong đó là bao nhiêu thì chỉ có những nhà chuyên môn mới có thể trả lời được. Chúng ta cần sự thẩm định từ những nhà sử học để phán quyết giá trị của quyển sách đó.a

sự thật, chính nghĩa như thế nào thì lịch sử đã ghi rõ, con người trên toàn thế giới đã công nhận. khi mà biết bao con người, biết bao tầng lớp đi trước đã hi sinh, đã ngã xuống, không tiếc xương máu vì độc lập, vì tự do của dân tộc. Những chiến công hiển hách, oai hùng đã được cả thế giới công nhận, dù tác giả của "bên thắng cuộc" có nói gì đi nữa, thì sự thật, lịch sử đã ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi con người khi nhắc đến VIệt Nam. nhưng thiết nghĩ, những lời văn của tác giả đã nói là sai sự thật, phủ nhận lịch sử của cả một đất nước. nhưng vẫn tạo được những sự đón nhận của người đọc? chẳng qua là họ chỉ tò mò, xem những gì đã được viết trong đó, và họ muốn biết xem tác giả cuốn sách tráo trở như thế nào mà thôi.

Đất nước, mọi người dân VN là một, là một khối thống nhất, đoàn kết. chứ không phải là chia rẽ, phân biệt hai miền như vậy. Lịch sử hàng nghìn năm, chứng kiến bao cuộc đấu tranh vất vả của cha ông ta, nhân dân 2 miền xem nhau như ruột thịt, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong công cuộc chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm. Lịch sử, mọi nhân chứng rất rõ ràng. vậy mà bên thắng cuộc tôi thấy chỉ viết với giọng văn rất tiêu cực, có ý phân biệt 2 miền bắc nam. chia rẽ tình đoàn kết dân tộc. Còn những số liệu đưa ra thì chả có gì mới, chỉ là những con số đã công bố từ trước đó mà thôi. thiết nghĩ, người thắng cuộc chả có ý nghĩa gì mà chỉ là những lời văn tiêu cực, phản động là phần lớn.

Có thể thấy tác phẩm "Bên thắng cuộc" của tác giả đã không nói lên, phản ánh được những vấn đề của cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược của đất nước ta. Nó chỉ là một cái nhìn phiến diện, một cái nhìn một chiều của bên "thua cuộc". Tại sao tác giả không đặt mình vào vị trí của người dân Việt Nam? Tại sao tác giả lại không phản ánh hết cái như các nhà tù của bọn Mỹ Ngụy?

Mẹ cái thằng Huy Đức, với tác phẩm chó má xuyên tạc lịch sử của hắn ta thì hắn ta thực sự không đáng sống, hắn xuyên tạc sai lệch sự thật một cách trầm trọng. Những cái tốt đẹp của cách mạng Việt Nam thì hắn không nói, không nói đến tội ác tày trời của bọn Mỹ mà lại nói tốt đẹp cho bọn Mỹ. Hắn đúng là một kẻ vì tiền mà làm mọi thứ, kể cả bán nước, Huy Đức thật đáng khinh bỉ.

Huy đức rất là tự hào về cái "tác phẩm" này của mình. Ông ta cho rằng đó là tác phẩm để đời của mình. ĐÚng là để đời thật, sự thật lịch sử của cả một dân tộc bị ông ta bôi đen vào, ông ta đúng là tội đồ của dân tộc Việt Nam

Những kiến thức cơ bản mà hoàn thành bậc học phổ thông ai cũng biết lại bị tác giả cuốn sách bóp méo một cách đáng sợ. Nói việc đưa đi học tập là không nhân văn thì chắc tại tác giả chưa đi tham quan Bảo tàng chiến tranh bao giờ. Một người thế hệ sau, sinh ra trong thời bình như tôi đọc còn thấy khó chấp nhận với quan điểm của cuốn sách.

Không thể chấp nhận những luận điệu xuyên tạc của Huy Đức. Hòa bình ngày nay đã được bao lớp người xây lên từ xương máu của mình. Nhân dân sẽ không bao giờ nghe theo những giọng điệu cải trắng thay đen lộ liễu này.

Mình đã đọc sách này rồi và thấy báo nhân dân nhận xét hoàn toàn chính xác. Khi đọc mình thấy rõ tác giả không khách quan, chỉ đưa những thông tin chủ yếu phê phán. Như thế không thể gọi là lịch sử được. Đây là cuốn sách rất nguy hiểm

Bên thắng cuộc, một trong nhiều cái nhìn phiến diện, tiêu cực về chiến tranh, về chế độ cũ. Chính sách chế độ nào cũng có những cái tốt, cái hạn chế, tùy thuộc vào thời điểm.
Còn thắng lợi chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Huy Đức gọi là bên thắng cuộc, đúng là thắng nhưng là chiến thắng, chiến thắng cái bọn xâm lược, lũ bán nước, bọn ngụy quân, ngụy quyền sâu mọt.

Cuốn sách của Huy Đức là một trong những nội dung tuyên truyền của kẻ thù xuyên tạc lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm và xây dựng lại đất nước hào hùng của dân tộc ta. Chúng ta cần phải tỉnh táo tránh bị lừa mị

Bên thắng cuộc hay sự tung hô quá trớn. Bọn nước ngoài nó có âm mưu lật đổ chính quyền, dựng lên chính quyền mới dưới sự chỉ đạo của chúng để chúng thao túng chính trị, quân sự, vơ vét của cải của nước nhà. Mình không đấu tranh lại chúng thì thôi, đằng này lại hùa theo chúng, nói viết sằng bậy, xuyên tạc quá trời nhằm tạo dư luận xuâú trong Đảng và trong nhân dân. Nhưng than ôi. Lòng dân như đá, phá vỡ để vào trong thật khó khăn.

Như vậy là đã rõ ràng, nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật lại không còn là sự thật nữa rồi. Nhà văn Huy Đức viết sách để xuất bản mà chỉ dám viết những điều dối trá thì đúng là chẳng thể nào mà chấp nhận được. Những nhân vật bị nói sai hãy đứng lên để cho mọi người cùng thấy được sự thật đi nào

Sang bển mới cho xuất bản sách, quyển sách theo kiểu mỳ ăn liền, đưa tiền vào là có sách ra thế này thì đọc làm gì cho phí thời gian. Muốn biết sự thật thì các nhà tù chính trị của Mỹ năm xưa vẫn còn đấy, các nạn nhân chất độc da cam, các nạn nhân của bom mìn vẫn còn đấy. Không phải đấy là bằng chứng xác thực hơn là mấy cái dân chứng của HĐ hay sao.

Ngay cái tên anh ấy đặt : Bên Thắng Cuộc, ngầm ám chỉ là bên Đảng Cộng Sản nhưng không bên thắng cuộc là nhân dân miền Bắc, nhân dân Miền Nam, là dân tộc Việt Nam cơ. Vậy nên những điều ngòi bút của anh ấy cố "bẻ lái" chính là nhăm vào cả dân tộc này.

“Suy cho cùng, trong mỗi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

Chỉ riêng hai câu thơ này, người ta đã có thể thấy ý đồ sử dụng nguồn tư liệu mà tác giả đã sưu tầm được không có gì khác ngoài việc nhằm phục vụ cho chủ kiến riêng của mình. Bởi ai cũng có thể hiểu được rằng: “nghĩ” khác với “suy”; “mọi” khác với “mỗi”.

Rõ ràng đây là những điều bóp méo sự thật một cách trắng trợn. Nó bôi nhọ lịch sử cũng như bôi nhọ những người đã có công lớn trong việc giành độc lập tự do cho dân tộc.Đọc Bên Thắng Cuộc xong trong tôi đọng lại những gì? Đó là một cuốn sách phản động, nội dung chứa đầy những ẩn ý sâu xa về oán trách Đảng và Nhà nước, chia rẽ nội bộ anh em Bắc Nam một nhà, thật là khó mà có thể dung thứ được cuốn sách đó

chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ tính chuẩn xác cũng như phương pháp sử dụng nguồn tài liệu mà Huy Đức đã kỳ công sưu tầm được, đó là chưa nói tới việc sau khi đã hoàn thành bản thảo, tác giả Huy Đức đã phải nhờ đến sự giúp đỡ, góp ý của khá nhiều người, trong đó đáng chú ý có cả những nhân vật hoàn toàn không có thiện cảm với Nhà nước ta hiện nay… chính nhờ đó, tác giả đã cho ra đời Bên thắng cuộc, một tác phẩm mà khi đọc xin mọi người hãy cẩn trọng và phải thật tỉnh táo.

công nhận rằng, với sự lao động cần cù và một năng lực hiếm có, Huy Đức đã sưu tầm được một kho tư liệu đồ sộ. Nhưng thật đáng tiếc kho tư liệu đồ sộ ấy đã được Huy Đức sử dụng “chệch hướng” nhằm phục vụ cho ý đồ không trong sáng của mình, bởi một sự ngộ nhận cố ý.

ý đồ của Nguyễn Huy Đức thì đúng là không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy, cứ tưởng đâu là một tác phẩm hay, ai ngờ là giọng điệu phản động, chống phá chính quyền ta. Huy Đức sớm muộn sẽ phải trả giá.Huy Đức là kẻ bại não, là thời bình rồi mà hắn viết sách viết về lịch sử sai be bét, có cái nhìn phiến diện mà còn cố tình khoét sâu thêm nỗi đau của dân tộc, cố tình chia cắt sự đoàn kết nội bộ của dân tộc ta

Huy Đức, Bên Thắng cuộc là tác phẩm kinh điển của Huy Đức, chắc phải cố công lắm hắn mới có thể suy diễn, bóp méo lịch sử đến mức độ như thế. Thực chẳng còn gì để nói về một kẻ chẳng có tài mà cũng chẳng có tâm như Huy Đức

Đọc cuốn sách, người ta bị chìm trong sự nghi ngờ năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của Nhà nước. Thế nhưng, có một sự thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận: trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận, bị các thế lực thù địch công kích trên nhiều mặt trận, cả quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, cả ở biên giới Tây Nam lẫn biên giới phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi các cuộc tấn công quân sự, nâng dần vị thế chính trị của đất nước.

chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, xuyên suốt trong cuốn sách, có vẻ như Huy Đức chỉ thuần túy nêu sự kiện mà không bình luận, và nếu có phải bình luận thì tác giả cũng dẫn lời của ai đó, với xuất xứ rõ ràng, cụ thể. Mục đích của phương pháp này là Huy Đức đang cố tình muốn cho người đọc nhận thấy sự khách quan, không định kiến và phiến diện của mình. Thế nhưng, dù có ẩn mình tài tình đến mấy, nhưng qua chính những sự kiện mà Huy Đức tung ra trong cuốn sách để phục vụ ý đồ của mình, anh đã dẫn người đọc đến với mục đích mà anh ta đã chọn.

Huy Đức đã sử dụng những tư liệu mà mình đã dày công sưu tầm để được nhào nặn, biến nó thành những chứng cứ phục vụ cho ý đồ riêng của mình. Điều này còn thể hiện khá rõ ở trường hợp Huy Đức bị nhà báo Lưu Đình Triều phản ứng về những gì anh đã viết trong Bên thắng cuộc, đoạn nói về Thiếu úy Việt Nam cộng hòa Lưu Đình Triều gặp lại bố mình là nhà báo Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng Vụ báo chí, Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam.

bồng giật minh khi đọc bên thắng cuộc của Huy Đức vì sao trong mấy chục năm qua đất nước sống yên ổn đến thế mà không hề có nhà văn nào viết được như huy đức, lịch sử đó đã là mấy chục năm, chẳng có nhẽ chỉ có huy đức mới nhìn ra được sự đời

Huy Đức đã cho người đọc thấy sự tối tăm của chặng đường hơn 30 năm sau ngày giải phóng, đó cũng là cách để chứng minh cho nhận xét, đánh giá phiến diện của Huy Đức khi anh cho rằng từ giải phóng đến nay, cuộc sống của người dân dưới chế độ này chỉ toàn là bi kịch và bi kịch

Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được, tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Một điều quan trọng: Nhìn lại quá khứ của cuộc chiến tranh, xin đừng xem đây là cuộc chiến của 2 người anh em Nam - Bắc để khoét sâu chia rẽ, vì đây là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của cả dân tộc. Tôn trọng lịch sử, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai là thái độ đúng đắn và cần thiết hiện nay

Mọi hành động phá hoại mục đích đó hoặc khoét sâu thêm những bất đồng để đẩy đất nước đến bờ vực của sự hỗn loạn phải bị loại trừ và lên án… Sức mạnh của chúng ta phải là sức mạnh của lòng dân, của tinh thần đoàn kết, nhất trí toàn dân tộc. Đất nước sẽ không thể đứng vững bởi sự chia rẽ. Sự chia rẽ dân tộc chính là cơ hội cho những kẻ xâm lược”.

Có thể lúc này lúc khác, Đảng có sai lầm. Cuộc sống khó khăn, đôi khi tôi cũng mất lòng tin vào đường lối của Nhà nước. Nhưng đó là một chuyện khác, không thể “vơ đũa cả nắm”, phủ nhận những hy sinh cống hiến của những người đi trước cho cuộc chiến vĩ đại của dân tộc. Bên thắng cuộc là tác phẩm đời như thế

Bên thắng cuộc như một bữa tiệc tư liệu ngồn ngộn, thấy ngon vì mới ăn lần đầu. Còn với những người đã đi qua dòng chảy lịch sử ấy, dường như đó chỉ là ký ức của quá khứ, là nỗi đau của vết thương chiến tranh chưa dễ gì khép miệng, lành lặn ngày một ngày hai, không có gì mới mẻ, thậm chí dễ gây hoài nghi do cách viết, cách nhìn nhận một chiều, một phía và khó có thể kiểm chứng về mặt tư liệu.

được mệnh danh là cuốn sách hay nhất ư? thật là một trò lố đời của Huy ĐỨc, không biết đức huy đã nhận được những tài liệu ở đâu để có những giọng văn như thế .xuyên tạc và phản bội tổ quốc như thế chẳng có lẽ lại được tha thứ

Moi nguoi chui no lam gi nua.huy duc dat ten ben thang cuoc thi no la con cho cho an thi sua dau con la con nguoi nua

Người viết sach cũng đa dạng và phong phú về thể loại, phẩm chất có mấy loại mà tôi đánh giá như sau: một là những người viết sách vì chính tài năng và cái tố chất văn chương trong con người họ, loại hai thì có chút tố chất, nhưng cái xuất phát và mục đích thì là do bên ngoài tác động vào. "Tác động" mà tôi nói đến ở đây có thể là tác động về tinh thần, tình cảm, nhưng cũng có thể là tác động về vật chất, của cải.
Tôi đánh giá mấy tập sách lịch sử này đã bị "mua chuộc" cho nên chúng phản ảnh không được khách quan sự thật cho lắm

Trong lối viết lách, mà nhất là viết sử thì quan trọng hàng đầu mà tác giả cần phải đảm bảo đấy chính là sự thật, thế nhưng những tác phẩm của Huy Đức lại thiếu điều quan trọng tất yếu này, cũng cùng câu chuyện lịch sử nhưng những những mốc lịch sử mà Huy Đức đưa ra lại hoàn toàn không phù hợp với lịch sử thế giới đã ghi nhận và càng không phù hợp với lịch sử từ đời xưa mà ông cha ta đã để lại

Nói chung từ ngày biết đến Huy Đức qua những vụ xì-căng-đan tôi đã luôn đặt một dấu hỏi lớn về tư tưởng và hành động của Đức, tại sao một con người đang sống tốt với công việc của mình lại thay đổi thái độ đối với chính quyền, luôn tìm cách nói xấu Đảng và Nhà nước?

Cuốn sách này nói chung cũng có những lý luận sắc bén, giọng văn và ngôn từ sử dung khá trơn, nhưng như tác giả nói, nhiều chi tiết trong sách còn thiếu minh bạch và logic về lịch sử, cho nên đó vô tình đã là nguyên nhân khiến bộ sách bị chế trách


Thầy Dạy Sử Nguyễn Mạnh Quang
và Ý Nghĩa Cuộc Chiến Việt Nam 1954 - 1975.
SH Phỏng Vấn
http://sachhiem.net/NMQ/NMQ037.php

Ở đây không gọi là bên thắng cuộc mà đúng ra phải gọi lại bên đòi lại được công lý cho xã hội, bên giành lại được độc lập tự do cho nước nhà... còn bên kia lẽ dĩ nhiên không gọi là bên thua cuộc mà gọi là bên bán nước cầu vinh và bên cướp nước

Mình không nhầm bên thắng cuộc là của thằng cha Huy Đức thì phải nói chúng là không thể chấp nhận được hắn và cái thể loại bên thắng cuộc mà hắn viết nên.Xuyên tạc lịch sử ,vì tiền hay vì đầu óc của hắn có vấn đề đây.Lịch sử của dân tộc mà hắn cũng có thể xuyên tạc được mà sự xuyên tạc rất có ý đồ thâm độc.Với những kẻ ném vào lịch sử một hòn đá như hắn thì hắn sẽ nhận được một cái giá thích đáng mà thôi.Không thể ngửi được cái gọi là "bên thắng cuộc"ấy.

TIÊN SƯ TỤI BA QUE

Có một lũ già ngu hơn lợn
Não toàn giòi mặt chó nhơn nhơn
Nhân cách uốn lượn giống lươn
Bẻ cong lịch sử, bố tương vỡ mồm

Chường mặt chó ra điều nhân sỹ
Vẻ đau thương vận bĩ quốc gia
Ngu hơn lợn - ngỡ tinh hoa
Được lời nịnh thối - ngỡ là ông sao.

Thằng hán nôm núp trang bô sít
Chuyên bới phân, móc đít ra soi
Chê rằng phân rất lắm giòi
Lại khen bên Mỹ ít giòi ít phân.
Tụ tập nhau 72 nhân sỹ
Giở trò ma chữ ký nhân dân
Không ngờ bị Bần Cố Nông
Chơi cho một vố ọc phân lên mồm.


Thằng răng vổ viết "bên thắng cuộc"
Một lũ ngu vớ được xít xoa
Đéo biết rằng nó ba hoa
Bốn mươi phần nó bịa ba chín phần
Nó tính chuyện bẻ cong lịch sử
Trắng thành đen, thiện ác đổi thay
Đảo luân lộn lý cho tày
Da mặt thằng vổ chắc dày hơn mông.

Có thằng trước nhà văn quân đội
Rửng rưng vào nói tội gì đâu
Chẳng qua trong lúc đánh nhau
Đòn tra tấn giã lên đầu tù nhân
Là biện pháp khảo tra tin tức
Có chi mà so sánh cân đo
Địt con mẹ, khốn nạn chưa
Núi xương với nó vẫn chưa là gì.

Nhà thơ Chí chuyên làm thơ cứt
Thơ đéo gì ý thức lang băm ?
Đéo gì giẻ rách, tâm thần ?
"Muốn mang hồ", "vác sông Hồng" là sao ?
Ngồi đáy giếng "Ếch" chê đất nước
Đất nước buồn lại bị ruồi bu
Ruồi đây là những đứa ngu
Vui hơn ngày trước lại tru là buồn.

Đứa bá láp thích thơ năm chữ
Trình như lồn, nhân cách hố phân
Viết thơ tỏ vẻ ân cần
Dặn dò giới trẻ chớ nhầm đường đi
Nó nhất quyết biểu tình Tung Quắc
Đề phòng khi nhà nước đớn hèn
Năm 79 mày có xem ?
Khựa sang là múc, hèn con mẹ mày.
"Lại nói về chiến tranh" quá khứ
Chuyện trong rừng thanh nữ thủ dâm
Viết xong kết luận cái rầm
Để cho đỡ chết khỏi cần đánh nhau
Nó kết luận đéo cần chính nghĩa
Đéo cần chi giải phóng quê hương
Để cho nước đỡ tang thương
Rõ phường khốn nạn, rõ phường vô ơn.

....................................

Đấy, nhân sỹ đấy! Còn nhiều nữa để dành viết sau.

Nhân sỹ cái con bà chúng nó
Rặt một bầy chó má ngựa trâu

TÂM SỰ CỜ VÀNG

http://xichloviet.wordpress.com/2011/06/18/tam-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%9D-vang/

Lại hết một năm sống tha hương.
Băm mấy xuân qua vẫn đọan trường.
Cộng sản vẫn còn, ta chưa chết.
Nhưng biết bao giờ thấy cố hương?
Quốc hận hằng năm vẫn nhớ ngày
Ôm niềm uất hận lết sang đây,
Ngày xưa nhớ cái năm năm bốn
Cũng tại cộng nô phải chạy dài.
Số kiếp di cư đến hai lần
Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
Lần sau còn nhục hơn lần trước,
Vứt cả ba lô cởi cả quần.
Cũng tại ta xui mới thế này
Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
Phải chi thầy thí vài trăm triệu
Đâu phải chạy te vứt cả giày.
Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
Tại số nên ta mới như vầy.
Ta quyết không quên mối hận này.
Con không làm được cháu ta thay
Cờ vàng ta phất không ngừng nghỉ.
Rồi sẽ có ngày chúng biết tay
Ta vẫn cờ vàng vẫn duyệt binh
Vẫn hát vang lên khúc quân hành
Để cháu con ta luôn ghi nhớ
Hình ảnh hào hùng lớp cha anh.
Dù là quần áo chợ si đa
Dù chẳng súng gươm cũng gọi là
Quân đội cộng hòa thời oanh liệt,
Để ta ôn lại quãng đời ta.
Ta phất cờ vàng giữa cờ hoa
Cờ hoa cứu giúp chở che ta
(Không có cờ hoa ta lạnh gáy
Cộng sản rập rình rét bỏ cha.)
Nhớ về hòn ngọc viễn đông xưa
Nơi ta hoan lạc suốt bốn mùa
Tên em ngày ấy không còn nữa
Còn lại nơi này cái little.
Thế mà chúng cũng chẳng buông tha.
Theo đến nơi này xứ cờ hoa.
Cái little kia nào có tội
Chúng cũng vặt luôn tức bỏ bà.
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Eo phe (welfare) vẫn lãnh vẫn ăn mày.
Phút tem (food stamp) không có đời ta tận
Bởi thế cho nên phải lụy thầy.
Ta chạy sang đây đã cùng đường
Thế nên ta vẫn phải khói hương
Tâm nguyện khấn cầu ông thánh Mỹ
Phù hộ ta tròn mộng hồi hương.
Thầy ta ta dựng tượng phụng thờ
Cũng vì ơn nghĩa những năm xưa
Thế mà chúng bảo “quân chơi đĩ ”
Năm mươi tám vạn hồn có biết chưa
Hỡi chúa hỡi thần hỡi Ala
Hỡi Mô ha mét hỡi Di đà,
Cộng nô láo xược không vặn cổ
Lại cứ vặn nhầm cổ chúng ta.
Thà ta nô lệ xứ cờ hoa
Quyết không về lại chốn quê nhà
Làm mướn, cu li, hay rửa chén,
Rửa đít cho thầy cũng sướng cha.
Rửa đã bao năm rửa mòn tay,
Nhưng vẫn không quên rửa hận này.
Đời ta không được, đời con cháu,
Quyết diệt cho tiêu bọn chúng mày.
Trung cộng âm mưu chiếm Trường Sa.
Đã lâu mới có dịp hò la.
Cầu trời nó chiếm luôn Hà nội.
Cho đáng bọn mày hả dạ ta.
Trung cộng to đầu thế mà ngu.
Đất liền không lấy lấy san hô.
Sao bay không chiếm luôn cả nước,
Chẳng lẽ bọn mày sợ chúng ư.
Bay cứ đánh đi có chúng tao
Tuy tao chẳng có tí quân nào
Nhưng tao có cái mồm to khỏe.
Chống cộng nhưng tao khoái ba tàu.
Ta có cờ vàng có ống loa
Có kèn có trống có cờ hoa.
Tuy hô đả đảo thằng trung cộng
Nhưng chống chỉ là Cộng xứ ta.
Chẳng lẽ xuống đường chống tụi bay
Mà không đả đảo thật hăng say.
Thì ai mà biết ta yêu nước.
Nhưng tấm lòng ta khoái chúng mày.
Hàng hóa Việt Nam bán dẫy đầy
Nhưng ta cương quyết phải tẩy chay
Thà ta ủng hộ hàng tàu chệt
Cho lũ cộng mày chết trắng tay.
Nhớ nước ta càng thêm uất ức,
Thương nhà tiếc mãi cái vila.
Sang đây cam phận thằng ở đợ
Cũng tại bọn mày lũ cộng nô
Lạy thánh A la lạy chúa tôi
Con chống bao năm quá đuối rồi
Sức kiệt lực tàn đành chống gậy.
Nay còn chỉ mỗi cái mồm thôi.
Xin chúa hộ phù lũ chúng con
Vặt cho chết hết lũ tham tàn
Mai này phục quốc con xây tượng
Xây nhà thờ mới đẹp to hơn.
***
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Bưng bê rửa bát đã bao ngày.
Vẫn chưa rửa được niềm căm hận
Ôi biết sao vơi mối thù này.
(Trích comment diễn đàn vietweely)

(TIẾP PHẦN TRÊN )

Còn nhớ vào năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời, trên một tờ báo lớn của chính quyền Sài Gòn có đăng hai trang một bài viết về thân thế, sự nghiệp của Bác. Người viết là một giáo sư họ Lý nổi tiếng đang sống sờ sờ tại thành phố, nhưng chỉ một từ dùng ở câu cuối bài viết “nhưng rất tiếc, ông Hồ là người cộng sản”. Ai thạo chữ nghĩa đều biết rất rõ, chỉ một từ “rất” chỉ mức độ kia, đã phủ nhận toàn bộ công lao sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch. Nếu không sử dụng những từ ngữ chỉ mức độ thì còn có nghĩa tương đối “nhưng tiếc hoặc nhưng…”. Ngay sau khi báo phát hành, Ba Tung đã chỉ huy đội biệt động thành đốt ngay tòa soạn báo Tia Sáng (ngay trụ sở báo CAND bây giờ – khu vực Hồ Con Rùa). Một người từng vào sinh ra tử như Ba Tung liệu có phải là một con người thoái hóa, biến chất hay không có tinh thần cách mạng? Bị cuốn vào một cuộc chơi của kẻ khác, một cuộc chơi với đầy dã tâm, toan tính của kẻ xấu do mất cảnh giác và thăng hoa, chủ quan nên Ba Tung và nhiều đồng đội của ông bị sập bẫy. Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vào năm 1990, quan tòa “Bao Thanh Thiên” Huỳnh Việt Thắng đã bất chấp mọi sự phật ý của cấp trên, ông đã tuyên án Ba Tung phạt cảnh cáo khiến cho những người bảo thủ bất bình. Nhưng theo ông, tội “thiếu trách nhiệm” của Ba Tung trong vụ án này không cấu thành và hơn nữa, cho dù là án treo hay án cảnh cáo đối với một đồng chí sa cơ lỡ vận như Ba Tung là một án chung thân rồi. Công lý và tình người đã được mọi người soi xét, sáng tỏ một cách minh bạch. Câu chuyện bia ôm Đường Sơn Quán tưởng đã đến hồi kết thúc với dự luận, kết thúc với hào quang của những nhà báo Huy Đức, Hoàng Linh… đang lung linh trên đỉnh ngôi sao của làng báo. Từ vỉa hè, quán cà phê đến công sở đâu đâu bàn dân thiên hạ cũng bàn về vụ triệt phá bia ôm Đường Sơn Quán và những nhà báo tài ba dũng cảm điều tra, viết bài đăng lên báo. Không một ai biết rằng đây là một cuộc chơi tranh giành quyền lực và có bàn tay của trùm Năm Cam nhúng vào. Không một ai biết rằng, Huy Đức hay Hoàng Linh cũng chỉ là công cụ, là con cờ trong tay kẻ khác chơi. Một cuộc chơi bẩn thỉu và duy nhất, đó là xóa sạch tệ nạn xã hội gây ung nhọt cho thành phố, làm hư hỏng bao nhiêu cán bộ, công chức tài năng, tuổi trẻ.

(TIẾP PHẦN TRÊN )

Tâm đức không sáng, ngòi bút thành mũi dao nhọn
Tưởng đã “mồ yên mả đẹp” cho số phận một người hùng bại trận như Ba Tung, khi mất tất cả từ sự nghiệp, công danh, vợ con, danh dự… Ông lui về vùng đất rừng Bình Châu lập trang trại trồng cây, nuôi bò, nuôi gà ở ẩn tránh xa chốn thị phi. Đùng một cái, nhà báo lão thành Lê Văn Ba (cựu phóng viên Báo Đại Đoàn Kết) nhặt được lá thư tuyệt mệnh của con gái Ba Tung gửi cho cha trước lúc dùng độc dược quyên sinh. Trong thư viết lại tâm trạng của cô học sinh cấp III khi “thần tượng, mặt trời của đời con sụp đỗ” và không thể chịu đựng sỉ nhục và áp lực bạn bè nên tìm cái chết… Một nhà báo lão thành như ông Lê Văn Ba – hơn ai hết ông không nên làm cái việc “giết người lần hai” và không nên “đánh kẻ dưới ngựa” vì việc hèn hạ này chỉ dành cho những kẻ tiểu nhân bỉ ổi…
Vậy mà ông này cầm bút viết tất cả, đào bới lên tất cả để nguyền rủa Ba Tung và để “dạy đời” về các bậc phụ huynh là “thần tượng, mặt trời” của con cái. Báo đăng, ông này photocopy hàng trăm bản mang trong người gặp ai cũng đưa ra khoe như thể là một chiến tích lừng lẫy và oai hùng mà ông ta vừa làm. Thật quá bỉ ổi và vô lương tâm, bất nhẫn và rất nặng mùi tội ác. Ông ta và những kẻ cùng loại vui cười, tự sướng, tự tâng bốc mình, tự huyễn hoặc mình trên đau khổ của người khác, một đau khổ tột cùng. Lương tâm ông ta có khác gì loài kên kên chỉ nấp chực chờ trên cây, đợi có xác chết là lao xuống rúc rỉa, đánh chén no say?! Luận về đạo đức, luận về sự trong sáng của lương tâm ông ta và những nhà báo đen “ăn theo” trong vụ Đường Sơn Quán năm xưa và Năm Cam sau này có khác gì nhau?. Nhớ lại chuyện xưa, để phân biệt anh hùng và gian hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị cho đến vạn đời sau cũng thật khó mà luận đúng sai. Không riêng các nhà báo đen liên quan trong vụ việc như thế này, mà người dân thành phố còn nhớ chuyện ông luật gia Hoàng Trung Tiếu khi ra tòa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phan Công Trinh (Sở Tư Pháp trước đây), ông này từng hót trước tòa rằng: “… tôi với anh từng là bạn chiến đấu trong rừng, từng chia nhau sinh tử, ngọt bùi…”, đành rằng ông này nói không sai, nhưng mang tình cảm và đau khổ, uất hận riêng tư ra trước hoàn cảnh một người đang là tội phạm, một người đang dõng dạc lên tiếng “dạy đời” kẻ kia thì ông ta mới chính là kẻ thù, là tội ác lương tâm nguyền rủa. Ông ta đang dùng lời lẽ đường mật để thực hiện tử hình sớm một con người mà ông ta nhân danh tình bạn. Khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, chân tướng những nhà báo đen như Hoàng Linh, Huy Đức được lột tả rất chân thực trong kết luật điều tra: “Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh.”
Ranh giới giữa tâm sáng và đức tối rất mỏng manh, nghiệt ngã vô cùng. Làm một nhà báo, điều này càng trở nên nghiêm khắc và cẩn trọng tuyệt đối. Một kẻ cướp hung hãn cầm dao đâm chết đúng một người, còn “nhà báo đen” cầm cây bút có thể giết hàng loạt người từ bản thân họ đến vợ con, gia đình, dòng họ, danh dự… Nhân danh những điều tốt đẹp, chân thiện mà lại giết người dã man dù vô tình hay hữu ý thì đó cũng là một thứ tội ác trời không dung, đất không tha.
(HẾT)

((NHÀ BÁO ))HUY ĐỨC,HOÀNG LINH ,NĂM CAM VÀ BA TUNG :CUỘC CHƠI CỦA TIỀN VÀ QUYỀN LỰC NGẦM

http://nguyentandung.org/san-choi-cua-ke-nhieu-tien-va-quyen-luc-ngam.html

Tiếp theo loạt bài viết Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi tiếng đã làm rúng động dư luận hơn 20 năm về trước và làm rơi đài không biết bao nhiêu kẻ quyền lực trong xã hội: Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ đức) và những “con kên kên” cầm bút.
Vào thời điểm 1984 đất nước đang chuyển mình mở cửa, đổi mới. Kinh tế khởi sắc đồng nghĩa với những tệ nạn xã hội phát sinh theo như một dạng ký sinh trùng bám theo tiền bạc và mưu cầu danh lợi. Trước đó vài năm, cụm từ “bia ôm đèn mờ, cà phê đèn mờ” được nhắc tới quá nhiều và nhan nhãn mọc lên khắp nơi như nấm gặp mưa đầu mùa. Nhiều tụ điểm bia ôm, mại dâm được nhắc đến, được nhiều người nhớ. Nhưng tiêu điểm của bia ôm, gái mại dâm lại chọn điểm rơi tại khu rừng cao su Thủ Đức, gần nghĩa trang TP và KCN Linh Trung bây giờ. Bia ôm Đường Sơn Quán. Vì sao lại là Đường Sơn Quán trong vụ án nổi tiếng một thời mà không phải nơi nào khác?

Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán thủ đức và những “con kên kên” cầm bút
Nếu so với các quán bia ôm, quán bia vườn ngày nay thì bia ôm Đường Sơn Quán của gần 30 năm về trước chẳng là gì về hình thức lẫn qui mô, cả thủ đoạn kinh doanh. Nhưng nội dung thì xưa nay vẫn không có gì thay đổi: là nơi giao tiếp, đưa nhận hối lộ, nơi gặp gỡ cũng là nơi giải trí dành cho những kẻ có lắm tiền và có quyền lực trong xã hội. Bia ôm muôn đời vẫn là nơi nhất thiết phải có gái trẻ đẹp, biết chìu khách tới bến, đặc biệt là hầu phụng các đại gia, khách VIP không có quyền từ chối. Bia ôm Đường Sơn Quán năm xưa hút khách còn do một nguyên nhân khác: Ngoài số tiếp viên cực kỳ trẻ đẹp và sẵn sàng qua đêm với khách cớm, còn có má mì Thanh Xuân – một bà chủ xinh đẹp, sắc sảo, thông minh và cũng chịu chơi tới bến được bảo kê kiểu “người nhà” của Út Nam (Phó Chủ tịch UBND huyện Thủ Đức). Chính vì vậy mà quán bia Thanh Xuân trở thành điểm hẹn lý tưởng với nhiều cán bộ, công an và quan chức, chính quyền. Chưa ai thống kê bao nhiêu người có số má đã đến đây ăn chơi, trụy lạc với bầy tiên nữ chân dài và má mì Thanh Xuân trong nhiều năm trước ngày xảy ra vụ án. Nhưng chắc chắn một điều ai cũng biết là Trung tá Phan Thanh (Ba Tung) – Trưởng phòng CSHS CATPHCM là nhân vật bén mùi hương, say mùi bia rượu và gái đẹp thường xuyên lui tới cùng các đệ tử ruột và cả phe cánh của xã hội đen trà trộn tiếp cận, kết thân. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh – Báo Tuổi trẻ.

(TIẾP PHẦN TRÊN )
Sân chơi của kẻ nhiều tiền và quyền lực ngầm.
Ngày đó, chiều cuối tuần nhiều người nhầm với cảnh tượng các “quan anh” chạy tít lên cạnh nhà máy nước Thủ Đức xếp hàng để mua lẩu dê Tư Râu danh tiếng mang về Sài Gòn để ăn thời trước 1975. Sự thật không phải mua hay ăn lẩu dê mà “lẩu đặc biệt” tại Đường Sơn Quán. Thành phố thời đó không nhiều xe ô tô hay gắn máy như bây giờ, thường thì các quan đi ăn nhậu đi chung một xe với nhau kiểu tranh thủ đi công tác, kiểm tra rồi đánh chén kết hợp hoặc lén lút hẹn hò nhau, tự “phi” bằng Honda 67 lên thẳng Đường Sơn Quán. Vị thế nằm lẫn dưới bóng mát rừng cao su, chung quanh trống trải dễ quan sát và phòng ốc, chòi thum riêng biệt, mát mẻ cũng là một yêu cầu “tối thượng” của quan thầy đi nhậu bia ôm. Cũng chính vì chủ quan xung quanh trống trải, kẻ dụng tâm có mục đích đã đột nhập lén lút chộp được một số bức ảnh “sếp” Ba Tung đang ôm các em xinh đẹp trong lòng mặt ngầy ngật, sung sướng. Những bức ảnh hữu ý hay vô ý đều có tác dụng phản lại Ba Tung khi vụ việc được phơi bày, đổ bể… Một câu hỏi đặt ra sau khi vụ án ăn chơi trụy lạc Đường Sơn Quán bị phanh phui trên báo chí và khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Hai nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh trong nhiều câu chuyện kể sau này đều cho biết, do tòa soạn, ban biên tập chỉ đạo làm. Cứ cho là thế, vì nôm na có thể hiểu nhà báo viết điều tra tiêu cực giống như một lính chiến, chỉ huy ra lệnh và giao súng đạn, công cụ hỗ trợ là thực hiện ngay lệnh chiến đấu. Cách nghĩ này quá hợp ý và vô hình dung hợp thức hóa việc làm của phóng viên, mà ít nhất trong vụ này Hoàng Linh, Huy Đức là những kẻ rất biết vì sao phải viết bài, vì sao phải chọn vật tế thần là Ba Tung và ai sẽ được lợi trong vụ này một khi Ba Tung bị hạ bệ?

Nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh từng tác nghiệp tại tòa soạn Tuổi trẻ.
Tiền bạc, gái đẹp và bàn tay bọc nhung của xã hội đen
Theo các thông tin tình báo thì Ba Tung có quan hệ rất thân thiết với Năm Cam (Trương Văn Cam) một trùm giang hồ đang phô trương thế lực toàn thành phố và thâu tóm các băng đảng dưới trướng. Một ông trùm xã hội đen kiểu mafia. Năm cam vung tiền bạc, gái đẹp để được thân cận cảnh sát hình sự, điều tra, các nhà báo nổi tiếng và văn nghệ sĩ và một số quan chức cấp cao. Cho đến khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, lộ ra danh sách hơn 20 nhà báo lớn nhỏ có dính líu. Có thể điểm mặt những “nhà báo đen” như: Trần Mai Hạnh (Hội Nhà báo VN), Huy Đức, Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Đoàn Thạch Hãn, Huỳnh Bá Thành, Quang Thắng (CATPHCM), Mai Bá Kiếm, Nguyễn Hùng (Phụ Nữ TPHCM), Thư Lê (SGGP), Nguyễn Khắc Nhượng, Hữu Phú (Thanh Niên)… Nhưng sâu đậm và thân tình hơn hết vẫn là Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng. Để lấy lòng Ba Tung “anh em kết nghĩa”, Năm Cam dâng luôn ả vợ bé Kim Anh để Ba Tung tha hồ thưởng thức. Tất cả ý đồ thâm hiểm của Năm Cam và quá trình hủy hoại thanh danh Ba Tung, Hoàng Linh và Huy Đức biết rất rành rẽ. Ả Lê Thị Kim Anh sinh năm 1957, là con gái bà Chín Mẽo (Mỹ) nhà ở trong con hẽm 148 Tôn Đản, quận 4 gần nhà Năm Cam và chơi khá thân với Trúc mẫu hậu (Phan Thị Trúc) vợ Năm Cam. Năm 15 tuổi xinh đẹp rỡ ràng nhưng suốt ngày lông bông mê du hí, nhảy đầm nên khá sỏi đời. Nhiều đêm đi nhảy đầm về khuya, Kim Anh ngủ luôn tại nhà Trúc mẫu hậu. Chẳng bao lâu, đám con gái Năm Cam bắt quả tang Kim Anh đang trần như nhộng với trùm Năm Cam trên giường tại nhà. Kim Anh còn có cô em ruột tên Ngọc Lan là vợ trùm giang hồ sử dụng súng lớn là Bình Kiểm và tên Mai em ruột Kim Anh là một sát thủ dao búa rất tín cẩn dưới trướng Năm Cam. Tên này nhiều lần giết người và thoát tội nhờ Năm Cam ra tay giải cứu.
(CÒN TIẾP )

(TIẾP PHẦN TRÊN )
Vì Ba Tung rất “rắn” trong việc truy quét tệ nạn đánh bài, tài xỉu, đá gà và các loại tội phạm hình sự, nên Năm Cam mất đứt nguồn thu tài chính và xót của đã cống nạp bấy lâu nay. Vào lúc này, Đường Sơn Quán Thủ Đức nổi tiếng khắp nơi với đào đẹp, tiếp khách không mang nội y, phục vụ từ A đến Z trở thành một ung nhọt cho thành phố trước thềm đại hội đảng bộ và chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Do vậy, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh nhận được thông tin tố giác, có nhiều cán bộ tụ tập ăn chơi sa đọa tại Đường Sơn Quán – Thủ Đức cần phải dẹp bỏ và xử lý. Báo Tuổi Trẻ lúc này là tờ báo lớn của thành phố do Thành Đoàn TNCS quản lý, nên tích cực nhảy vào cuộc điều tra do Tổng Biên tập Vũ Kim Hạnh chỉ huy. Sau khi báo đăng vụ Đường Sơn Quán, số lượng phát hành tăng cao vọt, tên tuổi Huy Đức, Hoàng Linh nổi như cồn. Phía sau ánh hào quang của những việc làm này là cơ quan công an khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Ba Tung, Út Nam, má mì Thanh Xuân… được dư luận vỗ tay hoan nghênh rần trời. Hào quang sáng ngời của Hoàng Linh, Huy Đức được Năm Cam đặc biệt quan tâm bằng nhiều bữa tiệc thưởng ăn nhậu thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì lì xì rủng rỉnh. Không ai thử đặt một câu hỏi rằng: Cái chết đầy nông nổi của con gái Ba Tung có “công” của Huy Đức với Hoàng Linh hay không ? Không ai hỏi, vì tất cả đều trút đổ lên quán bia ôm, những người liên quan, trụy lạc. Tuy không sai, nhưng quá xót xa…

Năm Cam lúc bị bắt.
Năm Lương (Hoàng Đình Xuân) lên thay vào ghế Ba Tung, Năm Cam mang tiền đến tặng như mưa để lấy lòng và lấy ô dù che chở bình an. Nhưng chưa yên tâm vì Năm Lương hám tiền, háo sắc nhưng phàm ăn và không quyết liệt trong các vụ việc Năm Cam nhờ vả liên quan đến bọn đàn em. Sợ đêm dài lắm mộng, Năm Cam xúc tiến cặp kè thân thiết với một số thuộc hạ tiềm năng của Năm Lương như Dương Minh Ngọc, Trần Văn Cam, Quang Hữu Dũng… đề phòng bất trắc sau này. Mặt khác, Năm Cam quỷ quyệt và thâm hiểm bắn tin cho cánh nhà báo hảo hảo để tung lên nhiều vụ việc hình sự mục đích nhờ tay công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ xã hội đen. Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng… là những công cụ tốt nhất và hữu hiệu nhất để giúp Năm Cam thực hiện ý đồ bá chủ.
Nhân chuyện Tùng – Phó phòng CSHS đi công vụ nước ngoài, Năm Lương kéo ghế đặt Quang Hữu Dũng ngồi lên tạo thành một phe cánh ăn rơ nhau cùng làm việc, cùng nhận tiền và cùng chơi gái. Có quyền, có tiền đồng nghĩa với việc có quyền hưởng lạc. Khi quay về thấy ghế ngồi của mình bị đe dọa, Tùng nổi điên lên và hậm hực với ông sếp “chơi không đẹp” này đã làm đơn tố cáo bồ nhí của Năm Lương là vợ của một sĩ quan chế độ Sài Gòn. Thanh tra Công an sở vào cuộc, kết quả Năm Lương bị kỷ luật, cho về hưu non. Báo chí lúc này do có nguồn tin độc quyền, nhạy cảm liên tiếp tâng bốc những chiến công của người hùng Dương Minh Ngọc, đội trưởng SBC, Quang Hữu Dũng, Nguyễn Mạnh Trung (Phó PC16) liên tiếp gặt hái những chiến công. Năm Cam cũng mượn gió những cây bút chiến để triệt vô số băng nhóm giang hồ bất trị và xâm lăng từ Hải Phòng vào. Và không thể còn ai xứng đáng hơn Sáu Ngọc ngồi vào ghế trưởng phòng cảnh sát hình sự đúng như dự đoán và đầu tư của Năm Cam. Những việc này không thể nói các nhà báo đen ngoài cuộc? Vì hàng ngày họ vẫn thường chè chén say sưa tại các quán đầy các em chân dài như nhà hàng Cam, quán Ngọc, quán bia Trần Đàm ở Lê Hồng Phong, nhà hàng Thanh Vy, Cánh Buồm, Ra Khơi… của tay chân trong hệ thống điều khiển của ông trùm Năm Cam. Nói những nhà báo này vô tội thì không thể, vì sự có mặt của họ chính là chiếc cầu gắn kết và đảm bảo tốt nhất cho “cả ba bên cùng có lợi” Xã hội đen – Nhà báo – Công an, trong hoạt động riêng của xã hội đen và nghiệp vụ của công an, nhà báo trở thành người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Tất nhiên, một khi mắt xích nào bị đứt, những nhà báo đen này đu bám vào kẻ sống để tiếp tục chơi trò tung hứng.
(HẾT)

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ