23 thg 1, 2013

Tử hình bằng thuốc độc


Tiêm thuốc độc tử hình không còn là gì lạ với một số nước. Hơn 30/80 nước trên thế giới đã áp dụng.
Thi hành án bằng tiêm thuốc độc được xem là hình thức tử hình nhân đạo nhất trong các hình thức tử hình hiện nay. Ngay tại Mỹ, quốc gia được xem là coi trọng quyền con người thì tử hình vẫn đang hàng ngày diễn ra với đủ mọi hình thức xử bắn, phòng hơi ngạt, ghế điện, tiêm thuốc độc, treo cổ. Tử hình bằng xử bắn là hình thức khắc nghiệt nhất. Việc đem một con người ra bắn tỉa cho đến chết , dù biết rằng con người đó đáng phải chịu, xử chết một người để giữ cho xã hội tốt hơn, vì hàng triệu người khác, nhưng …. Mặt khác, người có trách nhiệm thi hành án sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, chưa nói đến việc cảm thấy tội lỗi vì đã cướp đi sinh mạng một ai đó!
Nghĩa tử là nghĩa tận, có thể làm sao để người tử tội kia được ra đi nhẹ nhàng mà không phải chịu đau đớn gì? 17/6/2010, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật thi hành án hình sự với những quy định lần đầu tiên xuất hiện trong quá trình thi hành án hình sự tại Việt Nam. Về việc tiêm thuốc độc tử tù, ủy ban Thường vụ đánh giá trong các hình thức được áp dụng hiện nay thì nó ít gây đau đớn cho người bị thi hành án. Tiêm thuốc độc đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn, ít tốn kém và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án. Kinh nghiệm các nước đã áp dụng hình thức này cho thấy, công nghệ sử dụng việc tiêm thuốc độc cũng đơn giản, dễ thực hiện. Do vậy, đa số đại biểu đã tán thành việc thay thế xử bắn tử tù bằng tiêm thuốc độc.
Trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu bản chất của biện pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào người tử tội một liều thuốc độc (thường gồm 3 loại: Một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và một để làm cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của tử tội. Về cơ chế chết trong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là: Làm cho tử tội ngủ, sau đó làm ngừng thở và làm tim ngừng đập. Thường các tử tội chết trong vòng từ 10 đến 15 phút sau khi bị tiêm thuốc độc. Các chuyên gia y học thế giới thường nhận xét về biện pháp tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết. Để thực hiện biện pháp này, trước hết tại các Trại giam hoặc các Tòa án phải xây dựng các Phòng tiêm thuốc độc. Đây là một căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: Một phần dành cho các cán bộ tư pháp như Thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y, v.v.... ngồi theo dõi việc tiêm thuốc độc; một phần để dành cho các bác sĩ chuẩn bị thuốc và các công việc cần thiết để thi hành án; phần chính để một giường dạng ghế nằm. Đây là một giường đặc biệt. Tử tội được đặt nằm trên một giường nằm có các hệ thống dây chằng buộc chặt thân và cánh tay, chân tử tội với giường. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc độc trực tiếp cho tử tội vào cánh tay.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình từng bước chuyển đổi hình thức tử hình sang tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình. Vừa qua Bộ trưởng Công an Việt Nam ông Trần Đại Quang cho biết Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 82 năm 2011.Nghị định này quy định rõ ba loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình. Bộ trưởng còn cho biết thêm đã có năm cơ sở thi hành án tử hình ở Trại tạm giam thuộc Công an TP.Hà Nội, TP.HCM, Sơn La, Nghệ An và Đắk Lắk.

1 nhận xét:

thực sự thì con người mà ,chẳng ai là kẻ máu lạnh để mà có thê có khả năng giết người không ghê tay, tôi thì tôi nghĩ không có người nào có thể giết một người, dù người đó có phạm tội mà có thể sống bình thản được, vì vậy thi hành án bằng cách này tôi thấy là rất hay

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ