31 thg 1, 2013

Sửa đổi Hiến Pháp - Đến giáo sư cũng lên tiếng


Hiện nay trên các diễn đàn, báo mạng cư dân mạng đang rất sục sôi thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Hiến Pháp. Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau thậm chí là trái chiều. Kẻ đồng ý người bảo không.. người đòi sửa chỗ này, sửa chỗ kia. Đến mức cả giáo sư Ngô Bảo Châu cũng tham gia lập hẳn một trang kêu gọi mọi người cùng sửa đổi Hiến Pháp. Đây là tuyên ngôn của họ trên trang hienphap.net

30 thg 1, 2013

MỘT HƯỚNG NHÌN KHÁC VỀ CÁC TRANG BLOG HIỆN NAY

Thực tế thời gian qua, đã có không ít người núp dưới vỏ bọc của các trang web cá nhân để tuyên truyền các luận điệu phản động, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền các giá trị tự do dân chủ theo kiểu phương Tây, thậm chí bôi nhọ các cá nhân khác…

Những kẻ thất bại hãy câm họng lại!


tác giả: xập xình
etvn10_1
Tôi không quan tâm việc ông Phạm Tuân có thực sự bắn rơi pháo đài bay B52 của Mĩ hay không. Tôi chỉ biết rằng hàng vạn đồng bào của tôi đã phải đánh đổi cả máu và nước mắt, sự chia cắt, nỗi đau mất mát không gì cân đong đo đếm được để đổi lại cuộc sống bình yên ngày hôm nay cho đất nước.
Và bất cứ lời nói việc làm nào không hướng tới mong muốn chung cho một cuộc sống hoà bình mà kích động lòng hận thù dân tộc, phủ nhận đi những giá trị tốt đẹp của số đông thông qua tiểu tiết đều là những thứ không bao giờ nên cổ xuý.
Tôi ghê tởm và khinh thường những con người xấu xa, cơ hội, muốn lợi dụng lòng tin mà đạp lên lợi ích của đại đa số nhân dân.
Người Việt Nam yêu chuộng hoà bình. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" không chỉ là thắng lợi của Việt Nam mà là thắng lợi của lực lượng yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới.
Khi không hướng tới một khao khát hoà bình như vậy, mọi sự thật - NẾU CÓ - cũng chỉ là mầm mống của lầm than, đau khổ. Bao nhiêu năm tháng đau thương vì chiến tranh ở Việt Nam đã là quá đủ. Những cái  tốt nhất là nên câm họng lại.

Khách quan?


Khi bị "rối loạn tiền đình", thì người ta không thể giữ được thăng bằng trong não bộ, dẫn đến chao đảo, hết ngã sang trái lại ngã sang phải, hết ngã lên trước lại ngã ra sau, cuối cùng thì té quỵ ...

29 thg 1, 2013

Bác Hồ với Đảng – những mùa xuân ghi nhớ

Sau mùa đông lạnh lẽo, muôn vật tiêu điều xác xơ, tạo hóa lại cho mùa xuân mang cho thế gian bao điều tốt tươi, muôn vật nhờ đó cũng mang một sức sống mới, đầy tươi trẻ. Với ý nghĩa của mùa xuân như vậy, Bác Hồ đã nghĩ đến cho Đảng ta cuộc đời gắn với mùa xuân. Mùa xuân Canh Ngọ năm 1930, nhận được liên lạc của Quốc tế Cộng sản, Bác Hồ đã từ Thái Lan đến Hồng Kông, bác quyết định họp hội nghị thành lập Đảng vào đúng ngày tết nguyên đán. Và thế là ngày 3-2-1930 đúng mồng 5 tết Canh Ngọ, hội nghị thành lập Đảng Cộng sản đã họp tại Cửu Long - Trung Quốc.

28 thg 1, 2013

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Trong những ngày đầu năm mới, vui mừng đón xuân về trên mọi nẻo đường quê, chúng ta không quên những mùa xuân lịch sử của dân tộc, ngày 3-2 đang đến gần gợi nhớ đên một sự kiên lịch sử trọng đại – ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

27 thg 1, 2013

Các thể loại comment trên diễn đàn

Dạo qua một lượt các diễn đàn, blog tuyên truyền những luận điệu sai trái thì thấy đa phần những người có tư tưởng chống đối phản động đều là những kẻ hoặc là ngu ngốc cả tin hoặc là lưu manh bịp bợp giả danh trí thức. Những bài viết của họ thoạt đầu đọc qua thì có vẻ rất đáng tin với những lí lẽ dẫn chứng đầy đủ. Nhưng phân tích cho cặn kẽ mới thấm ra cái mưu mô ngụy biện bên trong. Cộng theo đó là một bầy đàn những kẻ comment ăn theo, mà thường thấy là những kiểu comment như sau:

1. Đánh lạc hướng vấn đề
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  gạo ở quán kế bên dở hơn sao mày không chê?
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  cứ chê đi chê nữa đi chỉ vô ích thôi, để thời gian mà làm việc khác có ích hơn đi
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  Cái thằng Bắc kỳ câm mồm đi cho bố nhờ

2. Tấn công và chụp mũ uy tín đối phương
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  làm ơn cm cho có tính xây dựng đi, nếu giỏi mày tự trồng lúa xát gạo luôn đi
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  mày lớn lên là nhờ ăn gạo này, mày có quyền gì mà chê dở?
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  đến cả gạo làng mày mà mày còn chê, mày có phải người VN không hở?
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  vậy ý mày là gạo Tàu khựa thì mới ngon chứ gì? đồ phản quốc.
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  Cầm bát ăn cơm xong rồi chửi, cái loại ăn cháo đá bát vô liêm sỉ.
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  Nói chẳng có căn cứ gì yêu cầu đưa thông tin đúng sự thật đi
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  Mịa ngày xưa ông bà mày còn không có khoai sắn mà ăn chứ nói chi đến gạo mà mày chê dở, đồ vô ơn

3. Ngụy biện
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  vẫn còn ngon hơn nhiều so với gạo trước
cm: gạo này ăn dở hơn cám
phản cm:  không có gì là hoàn hảo cả, đừng vì một sơ suất nhỏ mà quy kết cho toàn bộ.

Chung quy lại là con hát mẹ khen hay, chúng nó tự biên tự diễn với nhau. bên trên là một áng văn nghi ngút ra vẻ có chiều sâu tư tưởng lí lẽ thuyết phục lắm. bên dưới là một bọn hùa theo comment ủng hộ rồi chửi bới những người có “ý kiến”. Cuối cùng thì cũng là một lũ hèn mà thôi.

Thư gửi anh - người chiến sỹ CA của em

Em nhớ anh. Giờ này anh vẫn đang ngồi miệt mài bên những lời khai, những biên bản, dạo này anh bận lắm. thấy anh gọi điện khoe anh vừa bắt được một vụ lớn lắm,… anh lại bắt được một vụ nữa rồi… em vui mừng nhưng cũng không khỏi lo lắng cho anh.
Anh ah. Đêm mùa đông gió rét thấu xương, cái rét của vùng núi, nơi là cửa ngõ của những cơn gió mùa đông bắc lạnh đến tái tê. Thế nhưng anh vẫn phải đi làm, thức thâu đêm, giữa trời sương gió ấy để làm nhiệm vụ.
Phải đi đến những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất, Bơi qua những vũng nước bẩn đến kinh hoàng…
Anh còn trẻ, mới ra trường đã nhận công tác xa nhà, nhiều lần nhớ mẹ mà vì công việc anh không thể về bên mẹ được, đành ngậm ngùi gọi điện cho mẹ, rồi nói con nhớ mẹ..
Không một lời kêu ca than trách công việc, anh là vậy đấy. Làm gì cũng làm hết sức mình. Làm hết khả năng mình có thể.
Em tự hào lắm mỗi khi anh khoe án thành công, có những chiến công thầm lặng anh lặng lẽ kể cho em nghe. Dù anh không nói ra nhưng em biết được anh đã đóng góp rất nhiều công sức của mình trong những vụ án đó. Tuy vất vả nhưng anh luôn tận tình với công việc. Đem hết năng lực của mình để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Điều đó làm em thêm tự hào và yêu anh nhiều hơn.
Khi em cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp, thì anh lại ở đâu đó ngoài bầu trời rét buốt kia. Em nhớ, nhớ anh lắm. Muốn nói chuyện với anh lắm, nhưng không muốn anh phân tán tư tưởng khi đang làm nhiệm vụ, em lại thôi, không gọi điện, không nhắn tin nữa, đợi khi nào anh xong việc, về anh sẽ gọi em. Công việc của anh luôn phải đi sớm về khuya, khi anh hoàn thành nhiệm vụ thì em đã say giấc từ bao giờ. Anh gọi điện, em ngái ngủ chỉ ú ớ được mấy câu rồi lại chìm vào giấc ngủ. Không có thời gian chia sẻ với anh thật nhiều, thật nhiều… em biết anh không trách em, vì em cũng rất mệt mỏi, ngày đi học cả ngày, công việc của em bận rộn, thêm những giờ giấc tập luyện của nhà trường rất khắt khe, em biết anh không đòi hỏi em phải thức đợi anh về, thức để nói chuyện cùng anh…
Đâu cần phải như vậy mới là yêu đúng không anh, yêu đơn giản là chúng mình hiểu và thông cảm cho nhau. Tình yêu không chỉ là thứ cảm xúc của hai người thuần túy, mà với em tình yêu còn là cả lòng yêu nước, yêu công việc của mình. Hi sinh cho tình yêu cũng là hi sinh cho đất nước. Mỗi dịp lễ, dịp cuối tuần khi bạn bè nắm tay người yêu đi dạo dưới những hàng cây đầy lãng mạn, thì em lại đứng đó một mình, nhưng em không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến em mà. Anh cũng vậy, giữa đêm lạnh giá nhưng anh không cô đơn đâu, em luôn nhớ đến anh ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Hi sinh những dịp lễ tết ấy để anh làm nhiệm vụ,bảo vệ bình yên cho nhân dân, thật hạnh phúc biết mấy anh ạ.
Thương anh nhiều lắm và điều em muốn nói với anh là em rất tự hào về anh ^ ^!

Bộ mặt thật của “Triệu trái tim” và Trúc Hồ


Dạo gần đi, vi vu trên mấy trang VOA hay BBC tôi lại thấy nham nhảm nhưng bài đề cập đến cái bài “Triệu trái tim”. Thông tin lượm lặt được: bài hát này được trình diễn trong chương trình mà quản lý thị trường Việt Namđang phải đau đầu quét sạch khỏi thị trường còn nhà sản xuất thì hả hê với bộ dạng tỏ ra đau lòng “Chấp nhận Asia 71 bị in lậu trong nước”. Giả tạo một cách thô thiển!!

26 thg 1, 2013

Mạng Xã Hội


Mạng xã hội (MXH), hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

25 thg 1, 2013

KÊU GỌI, KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC - CÓ CHĂNG LÀ “TÁ ĐAO SÁT NHÂN”


Xin được bắt đầu bài viết với một số tri thức về kế “Tá đao sát nhân”(Mượn dao giết người) của người xưa để tiện cho việc trình bày những ý kiến đóng góp chủ quan của cá nhân về vấn đề biểu tình, kích động biểu tình chống Trung Quốc xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang ùn ùn nổi lên những ngày qua.

24 thg 1, 2013

CÁI NHÌN LẠC LỐI VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM


Gần đây, trên một số trang mạng và cơ quan truyền thông ở nước ngoài, trong đó có hãng BBC xuất hiện bài viết dưới nhan đề “So sánh hai biến cố tháng Tám”- so sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc chính biến tháng 8-1991ở Liên Xô dựa vào những cảm nhận của ông Nguyễn Minh Cần - theo bài viết là người đã chứng kiến cả hai sự kiện đó. Đọc những bài viết trên tôi tự hỏi, ông Nguyễn Minh Cần có thực sự tham gia vào 2 cuộc cách mạng, có thực sự từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam… Thật không khỏi bức xúc với những lời lẽ của ông. Trong bài viết “So sánh hai biến cố tháng Tám” ông Cần đã nói: "Chúng tôi tham gia Cách mạng tháng Tám với ý nghĩ chân thành, đất nước được tự do, độc lập với những lời hứa hẹn của Việt Minh lúc bấy giờ là mở rộng dân chủ, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại hội họp, ngôn luận.”

23 thg 1, 2013

Tử hình bằng thuốc độc


Tiêm thuốc độc tử hình không còn là gì lạ với một số nước. Hơn 30/80 nước trên thế giới đã áp dụng.
Thi hành án bằng tiêm thuốc độc được xem là hình thức tử hình nhân đạo nhất trong các hình thức tử hình hiện nay. Ngay tại Mỹ, quốc gia được xem là coi trọng quyền con người thì tử hình vẫn đang hàng ngày diễn ra với đủ mọi hình thức xử bắn, phòng hơi ngạt, ghế điện, tiêm thuốc độc, treo cổ. Tử hình bằng xử bắn là hình thức khắc nghiệt nhất. Việc đem một con người ra bắn tỉa cho đến chết , dù biết rằng con người đó đáng phải chịu, xử chết một người để giữ cho xã hội tốt hơn, vì hàng triệu người khác, nhưng …. Mặt khác, người có trách nhiệm thi hành án sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, chưa nói đến việc cảm thấy tội lỗi vì đã cướp đi sinh mạng một ai đó!

22 thg 1, 2013

Tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch (HRW)


HRW, bạn biết gì về nó??
HRW được thành lập năm 1978 dưới tên Helsinki Watch, ược thiết kế để hỗ trợ các nhóm công dân được thành lập trên khắp khối Xô Viết để giám sát việc tuân thủ của chính phủ với ước Helsinki năm 1975. Bằng cáchsự dụng áp lực quốc tế về vi phạm nhân quyền ở Liên Xô và Đông Âu, Helsinki xem đóng góp can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa với chiêu bài sự chuyển đổi dân chủ mạnh mẽ của cuối những năm 1980.

21 thg 1, 2013

Các thể loại trên diễn đàn blog phản động

tác giả: xập xình

Dạo qua một lượt các diễn đàn, blog tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc thì thấy đa phần những người có tư tưởng chống đối phản động đều là những kẻ hoặc là ngu ngốc cả tin hoặc là lưu manh bịp bợp giả danh trí thức. Những bài viết của họ thoạt đầu đọc qua thì có vẻ rất đáng tin với những lí lẽ dẫn chứng đầy đủ. Nhưng phân tích cho cặn kẽ mới thấm ra cái mưu mô ngụy biện bên trong. Cộng theo đó là một bầy đàn những kẻ comment ăn theo, mà thường thấy là những kiểu comment như sau:

20 thg 1, 2013

Thư gửi anh - người chiến sỹ!

Em nhớ anh. Giờ này anh vẫn đang ngồi miệt mài bên những lời khai, những biên bản, dạo này anh bận lắm. thấy anh gọi điện khoe anh vừa bắt được một vụ lớn lắm,… anh lại bắt được một vụ nữa rồi… em vui mừng nhưng cũng không khỏi lo lắng cho anh.

Anh ah. Đêm mùa đông gió rét thấu xương, cái rét của vùng núi, nơi là cửa ngõ của những cơn gió mùa đông bắc lạnh đến tái tê. Thế nhưng anh vẫn phải đi làm, thức thâu đêm, giữa trời sương gió ấy để làm nhiệm vụ.

Phải đi đến những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất, Bơi qua những vũng nước bẩn đến kinh hoàng…

Anh còn trẻ, mới ra trường đã nhận công tác xa nhà, nhiều lần nhớ mẹ mà vì công việc anh không thể về bên mẹ được, đành ngậm ngùi gọi điện cho mẹ, rồi nói con nhớ mẹ..

Không một lời kêu ca than trách công việc, anh là vậy đấy. Làm gì cũng làm hết sức mình. Làm hết khả năng mình có thể.

Em tự hào lắm mỗi khi anh khoe án thành công, có những chiến công thầm lặng anh lặng lẽ kể cho em nghe. Dù anh không nói ra nhưng em biết được anh đã đóng góp rất nhiều công sức của mình trong những vụ án đó. Tuy vất vả nhưng anh luôn tận tình với công việc. Đem hết năng lực của mình để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Điều đó làm em thêm tự hào và yêu anh nhiều hơn.

Khi em cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp, thì anh lại ở đâu đó ngoài bầu trời rét buốt kia. Em nhớ, nhớ anh lắm. Muốn nói chuyện với anh lắm, nhưng không muốn anh phân tán tư tưởng khi đang làm nhiệm vụ, em lại thôi, không gọi điện, không nhắn tin nữa, đợi khi nào anh xong việc, về anh sẽ gọi em. Công việc của anh luôn phải đi sớm về khuya, khi anh hoàn thành nhiệm vụ thì em đã say giấc từ bao giờ. Anh gọi điện, em ngái ngủ chỉ ú ớ được mấy câu rồi lại chìm vào giấc ngủ. Không có thời gian chia sẻ với anh thật nhiều, thật nhiều… em biết anh không trách em, vì em cũng rất mệt mỏi, ngày đi học cả ngày, công việc của em bận rộn, thêm những giờ giấc tập luyện của nhà trường rất khắt khe, em biết anh không đòi hỏi em phải thức đợi anh về, thức để nói chuyện cùng anh…

Đâu cần phải như vậy mới là yêu đúng không anh, yêu đơn giản là chúng mình hiểu và thông cảm cho nhau. Tình yêu không chỉ là thứ cảm xúc của hai người thuần túy, mà với em tình yêu còn là cả lòng yêu nước, yêu công việc của mình. Hi sinh cho tình yêu cũng là hi sinh cho đất nước. Mỗi dịp lễ, dịp cuối tuần khi bạn bè nắm tay người yêu đi dạo dưới những hàng cây đầy lãng mạn, thì em lại đứng đó một mình, nhưng em không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến em mà. Anh cũng vậy, giữa đêm lạnh giá nhưng anh không cô đơn đâu, em luôn nhớ đến anh ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Hi sinh những dịp lễ tết ấy để anh làm nhiệm vụ,bảo vệ bình yên cho nhân dân, thật hạnh phúc biết mấy anh ạ.

Thương anh nhiều lắm và điều em muốn nói với anh là em rất tự hào về anh ^ ^!

NHÂN VẬT TRONG "BÊN THẮNG CUỘC" TỐ OSIN HUY ĐỨC ĐƠM ĐẶT VÀ DỐI TRÁ


“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức).

“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật - dù nhỏ hay lớn - khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.

Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.

Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách (Lưu Đình Triểu). Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”... Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.

Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.

Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng... Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?

Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận - một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.

Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà...

Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trên www.leminhquoc.vn

Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.
Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc...”.

Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào... Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.

Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm...

Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi - một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.

Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!

NHÂN VẬT TRONG "BÊN THẮNG CUỘC" TỐ OSIN HUY ĐỨC ĐƠM ĐẶT VÀ DỐI TRÁ


“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức).

“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật - dù nhỏ hay lớn - khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.

Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.

Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách (Lưu Đình Triểu). Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”... Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.

Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.

Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng... Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?

Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận - một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.

Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà...

Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trên www.leminhquoc.vn

Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.
Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc...”.

Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào... Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.

Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm...

Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi - một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.

Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!

8 thg 1, 2013

Về các chương trình hải ngoại


xập xình
Tại khắp các cửa hàng băng đĩa hiện nay, ta dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo về “Paris by night”, “Asia”. Có thể nói, tuy là một chương trình hải ngoại nhưng “Paris by night ” hay “Asia” cũng khá dễ để tìm xem trong nước chỉ vài ngày khi chúng được phát hành. Mà cũng thật lạ, một bộ phim điện ảnh Việt Nam sau khi chiếu ngoài rạp thì cũng phải đến tận nửa năm đến một năm mới có thể lấy “chùa” bản đẹp trên mạng.

7 thg 1, 2013

Mưu đồ của Trung Quốc trên Biển Đông



tác giả: xập xình



Chuyện Trung Quốc có mưu đồ độc chiếm Biển Đông thì đã rõ mồn một, không ai là không biết. Thế nhưng cách thức Trung Quốc thực hiện như thế nào thì có thể nhiều người vẫn chưa được tường tận. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu sơ lược một số âm mưu chiến lược mà Trung Quốc đang áp dụng, chi tiết bạn đọc có thể tham khảo trong các bài viết khác.

Mưu đồ của Trung Quốc trên Biển Đông


tác giả: xập xình
322341
Chuyện Trung Quốc có mưu đồ độc chiếm Biển Đông thì đã rõ mồn một, không ai là không biết. Thế nhưng cách thức Trung Quốc thực hiện như thế nào thì có thể nhiều người vẫn chưa được tường tận. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu sơ lược một số âm mưu chiến lược mà Trung Quốc đang áp dụng, chi tiết bạn đọc có thể tham khảo trong các bài viết khác.

6 thg 1, 2013

Những con khỉ và thói quen hành xử


tác giả: xập xình
Có một câu chuyện tôi đọc được trên blog của anh Thái - một kỹ sư an toàn thông tin nổi tiếng như sau:
“em xây một cái chuồng rộng cỡ cái phòng ngủ, và lùa năm con khỉ vào một phía. phía còn lại em để một trái chuối. rồi em cầm bình chữa lửa đứng đợi. khỉ thì thích ăn chuối, nên không sớm thì muộn, một trong những con khỉ sẽ bắt đầu chạy về phía trái chuối. khi nó làm như thế, em lấy bình chữa lửa xịt vào những con khỉ còn lại. thay trái chuối mới nếu cần, và lập lại quá trình này.

5 thg 1, 2013

Những kẻ thất bại hãy câm họng lại!



tác giả: xập xình



Tôi không quan tâm việc ông Phạm Tuân có thực sự bắn rơi pháo đài bay B52 của Mĩ hay không. Tôi chỉ biết rằng hàng vạn đồng bào của tôi đã phải đánh đổi cả máu và nước mắt, sự chia cắt, nỗi đau mất mát không gì cân đong đo đếm được để đổi lại cuộc sống bình yên ngày hôm nay cho đất nước.

4 thg 1, 2013

BIẾT THÌ THƯA THỐT...


tác giả: xập xình
Vừa rồi, nhân thời gian rảnh rỗi, tôi có lang thang trên mạng tìm hiểu tin tức rồi vô tình vào trang “Dân làm báo”. Đập vào mắt tôi là bài viết “Thư ngỏ gửi ông Phan Trung Lý”của một người có tên là Nguyễn Thượng Long. Mới chỉ đọc lướt qua tôi đã nhận thấy ngay đây là một bài viết có nội dung nhảm nhí hết sức. Vì vậy, tôi xin nêu lên một vài ý kiến phản biện lại bài viết của ông Nguyễn Thượng Long.

Biết thì thưa thốt


tác giả: xập xình
Vừa rồi, nhân thời gian rảnh rỗi, tôi có lang thang trên mạng tìm hiểu tin tức rồi vô tình vào trang “Dân làm báo”. Đập vào mắt tôi là bài viết “Thư ngỏ gửi ông Phan Trung Lý”của một người có tên là Nguyễn Thượng Long. Mới chỉ đọc lướt qua tôi đã nhận thấy ngay đây là một bài viết có nội dung nhảm nhí hết sức. Vì vậy, tôi xin nêu lên một vài ý kiến phản biện lại bài viết của ông Nguyễn Thượng Long.

Trước hết, qua lời tự giới thiệu, được biết ông Nguyễn Thượng Long là giáo viên địa lí, thanh tra của ngành giáo dục đào tạo Hà Tây cũ, tôi những tưởng ông là một con người có kiến thức, nhận thức được đúng đắn những vấn đề cơ bản về Chủ nghĩa Mác LêNin, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, về vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng... Vậy nhưng khi đọc bài viết của ông, tôi chợt giật mình bởi những lời lẽ, lập luận hết sức phản khoa học, phản động và băn khoăn tự hỏi tại sao một người giáo viên đã nhiều năm cống hiến cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa lại có những phát biểu đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước như vậy. Hay phải chăng kẻ đăng bài viết này là cùng là một kẻ bịp bợm tự khoác lên mình một cái danh nhà giáo để lừa bịp người khác tin theo luận điệu phản động của hắn.

Xin thưa với ông Nguyễn Thượng Long rằng:

Thứ nhất, Chủ nghĩa xã hội chính là giai đoạn đầu của xã hội Cộng sản chủ nghĩa, là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là một xã hội mà ở đó lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao, con người làm theo năng lực hưởng theo lao động, không còn cảnh người bóc lột người như ở chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. Các nhà khoa học, triết học, các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới đều khẳng định Chủ nghĩa xã hội cũng như xã hội Cộng sản chủ nghĩa là hiện thực và là giai đoạn phát triển cao nhất của hình thái xã hội của loài người. Ở nước ta, toàn thể dân tộc Việt Nam đã xác định xây dựng Chủ nghiã xã hội chính là mục tiêu, là hướng đi của cả dân tộc ta. Quốc hiệu nước ta là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là thể hiện ý chí của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh. Vì vậy, lần thay đổi Hiến pháp này, dù có thay đổi tên quốc hiệu hay không thì con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội vẫn là con đường mà cả dân tộc Việt Nam tin tưởng và quyết tâm đi theo.

Thứ hai, ông Long có nói đến vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước và đề nghị vấn đề đa nguyên đa đảng. Những lập luận của ông Long ở đây thực sự vô lí hết sức là đi ngược lại thực tế khách quan và tất yếu lịch sử của dân tộc. Như chúng ta đã biết, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, đã có hàng loạt phong trào yêu nước chống Thực dân Pháp đô hộ nổ ra. Song tất cả đều thất bại bởi lẽ các phong trào này không có một hệ tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, một đường lối lãnh đạo sáng suốt và không thể tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời với nền tảng là học thuyết của Chủ nghĩa Mác LêNin, với đường lối cách mạng đúng đắn, đã thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, ngay lập tức nắm được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến thắng vĩ đại, vang dội cả thế giới, đập tan xiềng xích nô lệ, thống nhất đất nước và xây dựng non sông ngày càng giàu mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước là tất yếu lịch sử.

Về vấn đề đa nguyên đa đảng, thực sự trong thời kì trước đây, nước ta bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tồn tại những đảng phái khác. Song Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chon, sự hướng về của toàn thể dân tộc. Dân tộc Việt Nam không chấp nhận đa nguyên đa đảng bởi nó không phù hợp với đặc thù, điều kiện của dân tộc Việt Nam. Những đảng phái kia đã tự giải tán khi hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình. Vì vậy, không phải Đảng, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngăn cản đa nguyên đa đảng mà là cả dân tộc Việt Nam đều không chấp nhận cái gọi là “đa nguyên đa đảng” ở Việt Nam.

Vì vậy, điều 4 Hiến pháp không thể xoá bỏ. Chúng ta chỉ có thể bổ sung để nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Và xin thưa với ông Long rằng không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận đa nguyên đa đảng.

Thứ ba, ông Long có nói học thuyết Chủ nghĩa Mác LêNin là ảo tưởng, sai lầm. Tôi thực sự không hiểu được tại sao ông Long, một nhà giáo (không biết ông này có phải nhà giáo thật hay không, thôi thì cứ tam gọi ông ta là “nhà giáo” vậy) lại có thể phát ngôn ra một câu như vậy. Liệu có phải do một phút thần kinh không ổn định mà ông nói ra một câu không suy nghĩ như vậy? Hay đây là sự ngu dốt thuộc vào bản chất? Dù sao thì một kẻ hậu bối như tôi cũng xin giảng cho một “nhà giáo” như ông hiểu rằng: Học thuyết Mác LêNin do Các Mác, Ăng ghen sáng lập và phát triển đến mức độ hoàn thiện ở LêNin. Đây là một học thuyết được hình thành trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp luận biện chứng duy vật là văn minh tiến bộ nhất trên thế giới. Những nguyên lí của Học thuyết Mác LêNin đã được thực tế lịch sử chứng minh và được những nhà khoa học, triết học, các nhà nghiên cứu danh tiếng trên thế giới công nhận về tính đúng đắn của nó. Và dưới ánh sáng của Học thuyết Mác LêNin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc ta đập tan xiềng xích nô lệ, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, hoà bình, hạnh phúc. Vậy mà ngày hôm nay, ông lại không hề nghĩ tới những sự hi sinh của thế hệ cha ông của ông, có thể cả của thế hệ ông nữa đã quyết tâm bảo vệ học thuyết này, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, lại hồn nhiên phát ngôn ra những lời nói thiếu học thức như của một tên vô lại như vậy.

Thứ tư, về sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam thì xin nói cho ông Long hiểu rằng: Lực lượng vũ trang trong mọi hình thái kinh tế xã hội đều mang tính giai cấp. Lực lượng vũ trang là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội trong hình thái xã hội đó. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là đại biểu quyền lợi cho toàn dân tộc. Đất nước là đất nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam phải bảo vệ mọi quyền và lợi ích hợp pháp của toàn thể nhân dân. Chính vì vậy, lực lượng vũ trang phải đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một vấn đề tất yếu khách quan.

Thiết nghĩ rằng, đợt sửa đổi Hiến Pháp này, Đảng trưng cầu ý kiến góp ý của nhân dân thể hiện vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Mỗi người dân phải đóng góp những ý kiến xây dựng thực sự để bản hiến pháp mới hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với giai đoạn hiện nay, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta chứ không phải đóng góp kiểu phá rối, chọc gậy bánh xe như ông Nguyễn Thượng Long này. Lại nói ông Long là một “nhà giáo”, đã từng công tác, phục vụ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa vậy mà lại có thể phát ngôn ra những lời lẽ như của một kẻ vô học, hiểu sai lầm hoàn toàn những vấn đề về lí luận, về tư tưởng. Những lập luận của ông thực sự là lí luận cùn, biết sai mà bảo thủ. Tôi nghĩ nên đặt những nghi ngờ về cái danh “nhà giáo” mà ông tự nhận, không để một kẻ như vậy là xấu đi danh dự, hình ảnh của những nhà giáo chân chính.

Lại nói về cái gọi là “Dân làm báo”. Đây là một trang blogspot mà chẳng bao giờ tôi thèm để ý tới, bởi vốn đã biết đây chẳng qua chỉ là nơi tụ tập của một bọn vô công rồi nghề, một lũ vô học, vô lại để buôn chuyện với nhau hay đơm đặt xuyên tạc việc này, nói xấu người kia, lừa bịp mọi người. Vừa rồi, vô tình ghé vào, tôi cũng muốn xem thử xem dạo này cái gọi là “Dân làm báo” có thay đổi nội dung những bài đăng của mình hay chưa, những kẻ tự xưng là “nhà báo” liệu đã nhận ra những hành vi sai trái của mình hay chưa, hay vẫn là những đứa láo lếu, phản bội tổ quốc tung tin lùa gạt nhân dân. Thì ra “chó đen giữ mực”, chúng vẫn chứng nào tật ấy. Thôi thì đành kệ những cái lời lẽ phản động, phá hoại sự tiến lên của đất nước của bọn chúng, bởi vì tôi biết nhân dân Việt Nam cũng chẳng ai thèm tin cái loa rè của chúng, mọi người ai cũng chửi rủa chúng là những đứa bán nước, liếm got đế quốc mà chống lại chính ông bà tổ tiên của mình. Vì vậy, xin nhắn gửi những kẻ mạo danh “nhà báo” trên cái gọi là “ dân làm báo” nếu biết đường thì hãy nhanh cải tà quy chính, bằng không thì “dân đái ngập mồ thối xương” chúng mày.
Bút sắt

3 thg 1, 2013

PHÁ HOẠI TƯ TƯỞNG – TỪ ÂM MƯU ĐẾN HÀNH ĐỘNG

Trong chiến lược chống phá các nước XHCN, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đặt lên hàng đầu việc phá hoại về tư tưởng. Trong cuốn “Chiến thắng không cần chiến tranh”, Ních-xơn viết: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”, “..Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu, nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Lê-ô-mac Suit-sman, một học giả kỳ cựu của phương Tây đã bình luận: “Những thay đổi của Đông Âu trong mấy tháng qua rõ ràng là có tính lịch sử và rất đột ngột, và tôi cho rằng phần lớn những thay đổi này đã được sự hỗ trợ của việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng”.

2 thg 1, 2013

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản – cần cảnh giác với một luận điệu “chưa lỗi thời”

tác giả: xập xình

Một điệp khúc “truyền thống” của các thế lực phản động là mưu toan xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên con đường chinh phục, chuyển hóa chế độ CNXH của chúng. Phủ định chủ nghĩa Mác – Lenin, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ chính là nhằm phá vỡ cơ sở tư tưởng và cơ sở tổ chức của Đảng Cộng sản. Bên cạnh những người chống đối có ý thức, cũng có người do nhận thức sai, do tâm trạng bực bội nên nói hoặc viết quá lời, vội vàng khái quát, quy kết một cách chủ quan.

1 thg 1, 2013

CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN DẪN CHÚNG TA ĐẾN ĐÂU?

Từ nhiều thập kỷ nay, sự nghiệp cách mạng ở các nước XHCN đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng những khó khăn ấy, cách nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã, đang tìm cách “hiến kế” chữa trị “căn bệnh” của CNXH trên mọi lĩnh vực. Chúng kịch liệt phê phán các nước XHCN không áp dụng chủ nghĩa đa nguyên chính trị, chế độ đa đảng… coi đó là nguyên nhân dẫn đến mọi khó khăn, tồn tại.

Người hâm mộ

 
Chia sẻ