25 thg 2, 2013

Tập mở lòng với những điều "na ná tình yêu"...

Có một câu nói mà tôi rất ghét: "Tôi muốn dùng toàn bộ tình cảm của mình để yêu một lần thật sự, chứ không phải chia nhỏ nó ra cho những cái na ná tình yêu..."
Bởi vì tôi thấy nó giống như là một lời ngụy biện chẳng hề có căn cứ vậy. Những thứ na ná tình yêu thì sao chứ? Chúng ta có phải đang sống trong phim đâu, để lần đầu gặp mặt đã nhận ra người kia là tình yêu đích thực của đời mình? Tôi vốn nghĩ tình yêu trên đời này không cao siêu trừu tượng, mà quan trọng nhất vẫn là ở sự đồng cảm từ hai bên. Chí ít, khi bạn có được cái cảm giác “na ná tình yêu” với một ai đó, nó cũng hẳn phải đặc biệt hơn quan hệ bạn bè xã giao thông thường nhiều rồi.
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện: Tôi có biết một người rất đặc biệt. Anh ta từ những ngày còn học trung học đã là thần tượng của rất nhiều đàn em khóa sau như chúng tôi. Điển trai. Học đỉnh. Nhảy siêu. Hoạt động ngoại khóa khỏi phải bàn. Nhưng chẳng bao giờ chúng tôi thấy anh đi bên cạnh một bóng hồng nào cả.



Bẵng đi một thời gian. Tôi bỗng tìm được facebook của anh. Anh còn "kinh khủng" hơn xưa. Đạt nhiều giải thưởng lớn, tương lai sự nghiệp rộng mở. Nhưng facebook anh vẫn chỉ toàn là công việc, và nỗi cô đơn xám xịt như bao trùm lấy cuộc sống. Lượn lờ trang cá nhân của anh một hồi, tôi mới biết thì ra anh là một người cực kỳ tôn thờ chủ nghĩa "bài trừ" những thứ na ná tình yêu mà tôi nói ở trên ! Người như anh chẳng thiếu những cô gái tài sắc xinh đẹp theo đuổi, anh cũng có thể tha hồ chụp ảnh thân mật, đi ăn đi chơi cùng họ, nhưng anh nhất quyết không "động lòng" trước bất kỳ ai (cả nữ lẫn nam).
Nhiều lúc tôi hay nghĩ về anh, và tưởng tượng anh giống như một chiếc bình pha lê tuyệt đẹp, mọi người xung quanh nhìn ngắm anh với ánh mắt ngưỡng mộ thèm thuồng, nhưng chẳng ai dám đụng đến, vì sợ sự vụng về của mình sẽ làm vỡ vụn cái thứ hoàn mỹ ấy. Cuối cùng thì sao? Anh vẫn bước đi một mình, ngày ngày chờ mong một ai đó “đủ tinh tế” đến bên.



Bạn tôi rất nhiều người đang ở trong một tình yêu bế tắc, bởi họ bận tâm quá nhiều về những điều thiệt hơn khi đến với nhau. Riêng tôi thấy như thế thật quá phí phạm thời gian, bởi chẳng dễ dàng gì để tìm kiếm được một người-đặc-biệt khiến bạn phải cân-nhắc như thế. Yêu thôi nào đã phải ràng buộc cả đời?
Tình yêu là phải chấp nhận rất nhiều. Chấp nhận để cảm thông, để thay đổi, chứ không phải mù quáng. Giống như cách bạn đối xử với những tình cảm na ná tình yêu vậy, biết đâu khi bạn tập mở lòng mình chấp nhận, bạn mới nhận ra đó chính là người mà mình hằng tìm kiếm bấy lâu? Cuộc sống đúng là rất khắc nghiệt, nhưng vẫn tồn tại những tình yêu đẹp mà chẳng cần đến tiếng sét đùng đoàng hay cảm giác tim đập chân run nào đó ngay lần đầu gặp mặt đâu.



Tìm hiểu một người giống như cách bạn thưởng thức một tách cafe vậy. Phải khuấy đều, phải hít hà, phải thật chậm rãi...
Đừng chỉ vì vội vàng nhấp ngụm đầu thấy đắng, mà bỏ lỡ hương vị ngọt ngào phía sau...

Câu chuyện của người phụ nữ hạnh phúc nhất thế giới

Buổi sáng đi làm, chị nhìn thấy bánh trước của chiếc xe máy bị xẹp hoàn toàn, chị nghĩ: "May quá, nếu xe xẹp lốp trên đường cao tốc thì không biết hậu quả sẽ ra sao".
phu-nu-hanh-phuc
Vì phải dắt xe đi thay săm nên chị đến công ty trễ mất 15 phút. Bà phó phòng nói rằng giám đốc cho gọi chị. Chị nghĩ: “Nếu giám đốc khiển trách về việc đi làm trễ thì mình sẽ thành khẩn xin lỗi chứ không thanh minh”.
Nhưng không có một lời khiển trách nào cả. Sếp gặp chị để mong chị thông cảm rằng lẽ ra hôm nay chị phải nhận được quyết định tăng lương, vì đã đến hạn, nhưng vì mục tiêu chống lạm phát nên Chính phủ đã cắt giảm nhiều hạng mục đầu tư công, trong đó có một dự án của công ty. Do vậy, tình hình tài chính của công ty có gặp khó khăn nên chị và một số người đáng lẽ được tăng lương đợt này nhưng phải lùi lại một thời gian và sẽ được đền bù vào kỳ tăng lương sau.
Chị về phòng làm việc với một niềm vui nho nhỏ: “Vẫn là may. Nhà nước cắt giảm đầu tư công tới hơn 41.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp lao đao, phải giảm lương của cán bộ công nhân viên, thậm chí có đơn vị phải cắt giảm nhân lực. Mình không bị giảm lương, lại còn được đền bù vào kỳ tăng lương sau, thế là may. Cái may thứ hai là mình được làm việc với một ông giám đốc tài ba và rất tử tế”. Buổi chiều, chị mua hải sản, làm một bữa cơm thịnh soạn để cả nhà ăn mừng ba cái may trong ngày của chị.
Ngày hôm sau, trên đường đi làm về, chồng chị bị một gã ngổ ngáo chạy xe đánh võng va vào xe của anh ấy, khiến chồng chị bị tai nạn, xây xát ở chân và tay. Khi nghe chồng kể chuyện này, chị nghĩ: “Thế là quá may, bị tai nạn giao thông mà chỉ xây xát nhẹ chứ không phải vào viện”. Và chị lại làm một bữa tươi để ăn mừng cái may của gia đình mình. Khi mẹ chị qua đời vì tuổi cao và bệnh nặng, tôi đến chia buồn, chị nói: “May mà mẹ em đi vào một ngày tuyệt đẹp, nắng vàng rực rỡ, lại là ngày hoàng đạo, không có mưa nên cái huyệt rất khô ráo”.
Như thế đó, chị là một người suốt đời gặp may. Đó không chỉ là một lối tư duy tích cực mà còn là một lối sống lạc quan và nhờ lối sống này mà chồng con chị không bao giờ phải nghe tiếng thở dài (cái âm thanh não ruột nhất thường phát ra từ người đàn bà). Ở đâu và bao giờ, nụ cười cũng luôn nở trên môi chị và nhờ thế, trong giao tiếp chị luôn chiếm được cảm tình của người khác và chị làm việc gì cũng hanh thông. Giờ đây, tuy đã gần 40 tuổi rồi nhưng nom chị vẫn trẻ trung như tuổi 20.
Hạnh phúc là gì? Câu hỏi này rất khó trả lời. Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Tiền bạc và của cải là thứ mà ai ai cũng muốn tìm kiếm nhưng không phải cứ muốn là có. Song một lối sống lạc quan là cái mà chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra được.

Học cách mỉm cười với cuộc sống từ người phụ nữ “suốt đời gặp may”

Câu chuyện về người phụ nữ suốt đời gặp may mới được đăng tải trên mạng xã hội Facebook từ giữa tháng 1 nhưng cho đến nay đã nhận được gần 5000 lượt like cùng hàng trăm bình luận và chia sẻ. Nhiều người sau khi đọc được mẩu chuyện này phải công nhận nhân vật người phụ nữ trong đó thực sự là một tấm gương đáng học tập về lối suy nghĩ tích cực và cách đối mặt với rắc rối.

NHÂN VẬT TRONG "BÊN THẮNG CUỘC" TỐ OSIN HUY ĐỨC ĐƠM ĐẶT VÀ DỐI TRÁ






“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức).

Lòng tốt giờ đã hiếm hoi, còn bị đặt nhầm chỗ !





Từ chuyện ông già bán me nuôi cháu gây xúc động "cộng đồng mạng"

Cái sự lợi lộc nhất (mà có thể là duy nhất) mà tôi thấy được ở facebook, đó chính là đã tạo nên một "cộng đồng" rộng lớn, mà ở đó, bất kì một thông tin nào được chia sẻ, đều có thể lan truyền nhanh với tốc độ chóng mặt. Đã qua rồi cái thời lên báo để hóng tin hot, giờ chỉ cần check facebook mỗi ngày là chẳng bỏ qua được bất kể thông tin đủ mọi lĩnh vực: chính trị có, giải trí có, sex sốc sến gì có hết... Chính vì cái sự đông đảo và tập hợp vô số các anh hùng bàn phím ngày ngày lấy chém gió làm vui, mà "cộng đồng mạng" trở thành một khái niệm dù mới xuất hiện nhưng có sức mạnh to lớn khiến bất kì nhà báo nào cũng phải đôi phần nể nang. Thế mới có chuyện giờ đọc tin trên báo toàn thấy minh họa bằng mấy hình chụp lại comment của "cộng đồng mạng" trên facebook, và dần dần người ta bắt đầu mặc nhiên thừa nhận luôn đó là ý kiến của tất cả mọi người.





Thời buổi bây giờ anh hùng bàn phím nhiều lắm...



Nói về chuyện ông già bán me. Nhiều người nói đây là một trong những "tác phẩm" thành công của lều báo và cộng đồng mạng. Khi mà một bên tung lên câu like theo kiểu: "LIKE nếu như bạn thương ông cụ", "SHARE nếu như bạn muốn mọi người cũng thương ông như bạn" (!), còn một bên ngày ngày như hổ đói hóng tin, thấy có gì hot là cứ phải lên bài ngay cho kịp còn kiểm chứng như nào tính sau !







Câu chuyện đưa lên báo là thế này:

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh của vợ chồng ông già ngày ngày trèo lên những cây me cao vút để bán cho người qua đường. Trên các diễn đàn, thông tin, địa chỉ của vợ chồng ông được cập nhật liên tục để mọi người có thể giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương này.

Hình ảnh ông lão già ốm yếu, trèo lên tận ngọn, chuyền từ cành này sang cành khác, vươn người để víu những chùm me khiến không ít người thương cảm. Xót xa hơn khi bà Ánh chia sẻ vợ chồng đang mướn nhà bên đường Nguyễn Duy Trinh, P.Phú Hữu, Q.9 với giá 1,3 triệu đồng/tháng.

Hàng ngày, khoảng 3 giờ sáng, vợ chồng bắt xe buýt từ Q.9 lên trung tâm thành phố, rồi đi bộ trên các con đường để xem cây nào trái chín nhiều. Khoảng 4 giờ, trời rạng sáng, ông bắt đầu thực hiện công việc ròng rã suốt 30 năm nay vẫn làm.

Sau khi hái được kha khá, khoảng 6 giờ, bà Ánh mang tới ngã 3 Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1 bày bán. Bà Ánh cho biết một ngày kiếm hơn 100.000 nghìn đồng, có ngày bán ế chỉ được vài chục nghìn, ngày cao nhất thì gần 200.000 đồng.

Với thông tin được truyền đi với tốc độ chóng mặt, khá nhiều người có lòng hảo tâm đã đến giúp đỡ ông bà hái me.

Nhưng, câu chuyện này trở thành nỗi nghi ngờ lớn, khi có người phản ánh, khi đi qua đường Tôn Đức Thắng và định mua me giúp ông lão ít tiền, mà ông lão không còn ở đó.







Sau khi lên báo chán chê, đưa tin mệt nghỉ, dân tình động lòng trắc ẩn cũng đua nhau đến giúp đỡ. Bỗng nhiên có vài người chợt nhớ lại câu chuyện về bà cụ tội nghiệp bán trà đá ở hồ Thiền Quang thuở thì giật mình mới thử đi xác minh xem sao. Hỡi ôi sự thực chẳng ngoài dự đoán, vừa đến nơi hỏi người dân xung quanh đã thấy ai ai cũng lộ vẻ bức xúc cái sự nhiệt tình tốt bụng đặt nhầm chỗ của người hảo tâm:

Hỏi cô bé bán mấy bài hát cải lương và nhạc vàng cũng ngay chỗ đó, cô bé tên Oanh, sinh viên ĐHKHTN, đã bán nơi này lâu rồi kế bên chỗ ông lão, cô bé nói : "Mấy ngày nay em lên Facebook, em thật sự thấy bất ngờ, vì em ở đây, rõ hơn ai hết, nhiều người tới ủng hộ và giúp đỡ tiền ông lão rất nhiều. Em cũng không muốn nói ra làm gì, nhưng thật sự thấy mọi người giúp không đúng người, lòng tốt chưa đúng chỗ, đó chỉ là 1 trò lừa. Ông ấy có nhà ở Tây Ninh. Ông ấy có 4 đứa con, đều có nhà cửa ở SG, công việc họ rất tốt. Ông bán me về, đi xe máy, và không nuôi cháu bệnh gì cả, vợ ông cũng bán me gần đó, ông bán me nuôi 4 người con trưởng thành. Nhưng ông đề đóm, cờ bạc, con cái mua cho nhiều xe, rồi cũng bán hết ! Người con trai làm đô thị hay ghé thăm, kêu cha về đừng bán nữa ! Nhưng mỗi ngày ông kiếm hơn 500k nhờ sự ủng hộ của mọi người! Gần đây nhờ thông tin trên Facebook, mọi người ủng hộ còn nhiều hơn, các bạn sinh viên mang thức ăn, cafe đến cho ông, người hảo tâm cho tiền !"







Tới khu vực ông lão hay hái me thì được bác xe ôm tưởng chúng tôi là những người làm từ thiện liền nói: "Cô đã tìm hiểu về vợ chồng ổng chưa mà giúp đỡ? Cô vào chốt dân phòng hỏi đi cho rõ sự tình". Gặp anh dân phòng của khu vực và được giải thích với thái độ khá bức xúc khi được hỏi về hoàn cảnh của vợ chồng ông già hái me xôn xao cộng đồng mạng: "Ổng hút xì ke 3 chế độ. Con rể (chồng của con nuôi bà bán me) là thanh tra xây dựng Phường Bến Nghé. Ổng bán để đành hút, chích, đổi xe liên tục, đánh bài, chơi đề. Hái me chỉ là hình thức thôi, để người ta thấy tội nghiệp rồi cho tiền. Ông già được cho tiền rất nhiều, nghe nói 60 mấy triệu. Vợ chồng ổng chỉ bán ở đây khoảng 2 năm".

Quay lại gặp chú xe ôm, với bức xúc không kém, chú chia sẻ: "Vợ chồng dạng bụi đời. Mà tui thấy bức xúc khi từ thiện không đúng chỗ. Tôi làm ở đây sao không biết. Nhưng tui muốn em gặp dân phòng - người của chính quyền để xác thực thông tin. Một ngày đánh đề 2 cử."







Thế đấy !

Lòng tốt giờ đã hiếm, sao có kẻ còn muốn chiếm không?

Xưa nay không hiếm những màn lật tẩy ăn xin kiểu ngày cầm ống bơ tối đi lượn lờ SH rồi, tưởng đâu chỉ có bọn thanh niên nhác nhưởi không chịu làm ăn mới sinh ra cái trò lừa lọc ấy, thôi thì bắt gặp được cùng lắm ai nóng máu đánh một trận cho chừa đi, ai không muốn bẩn tay thì báo dân phòng gô cổ lại thôi. Nhưng mà hiếm chuyện ông bà già cũng thích chơi "chiêu trò" thế này lắm, nên là dù giờ ăn xin thật giả lẫn lộn đến như nào, thì cứ thấy mấy cụ ông cụ bà là người ta sẵn sàng đưa tay giúp đỡ chẳng màng chút nghi ngờ ngay.

Giờ nghe câu chuyện ông già bán me, hẳn ai cũng phải chạnh lòng nhớ lại hình ảnh cụ già hồ Thiền Quang ngày nào. Người không liên quan thì buông tiếng thở dài ngao ngán, người đã "trót lỡ" xúc động mà giúp đỡ nhiệt tình thì chắc chỉ biết tự trách mình lớn đầu rồi mà còn dễ tin người mà thôi.

Lúc nào chẳng vậy, chuyện xảy ra lần đầu, tặc lưỡi bảo chắc hạn hữu mới có. Đến lúc chuyện y vậy tiếp diễn đến lần hai, cái lòng tin ban đầu sẽ ngay lập tức sụp đổ.





Thời buổi kinh tế thị trường, lạm phát giá cả tăng chóng mặt, ai mà chẳng muốn thành kẻ ăn không. Thấy của rơi vội vàng nhặt lấy, thấy người bán hàng trả nhầm vài nghìn là hí hửng cười cả ngày không thôi. Cái sự thèm khát vật chất ấy, có thể hiểu được là do hoàn cảnh thiếu thốn đưa đẩy. Nhưng đến cả lòng tốt chân thành (vốn đã hiếm hoi) cũng có kẻ tham lam muốn chiếm không chẳng chút tự trọng. Rồi xã hội này sẽ thành thế nào đây?

Lòng tốt bị lợi dụng, rồi ta có trở nên vô cảm

Một độc giả sau khi đọc bài viết lật tẩy sự thật đã thốt lên rằng: "Báo chí cứ đưa tin không chịu tìm hiểu thế này, dần dần chẳng trách ai ai cũng khép kín lòng tốt lại. Rồi báo lại đăng bài con người Việt Nam vô cảm mà thôi.

Người độc giả ấy không phải nói không có lý, khi mà giờ đi ra đường thấy ăn xin trong lòng phân vân chẳng biết có phải lại là đám người lười nhác giả đau giả khổ kiếm tiền? Thậm chí còn có trường hợp nhân danh chùa này hội khuyết tật kia để đến tận cửa nhà dụ người dân mua hàng, góp công đức... Cái thời buổi thật giả lẫn lộn, lòng tốt nhầm chỗ mãi, rồi cũng phải tự khép dần lại, chẳng tin được ai dễ dàng nữa mà thôi...

Endpoint






Khi ta chọn dừng lại để một người khác nắm tay. Ta mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của hai chữ sum vầy!

Tất cả những gì chúng ta tìm kiếm trong cuộc đời hóa ra chỉ là một con người

Vào thời khắc sinh ra chúng ta đã thuộc về người khác

Có đi qua bao hạnh phúc hay đớn đau cũng không cần biết

Vì sẽ đến một ngày có một người nắm chặt lấy tay ta…



Có một người trao cho ta chiếc chìa khóa mở cánh cửa một ngôi nhà

Có một người trao cho ta chiếc nhẫn để đo niềm tin của lòng chung thủy

Có một người trao cho ta nụ hôn và duy nhất một ý nghĩ- Đừng yêu ai khác nữa được không?



Đừng nhớ về quá khứ ngay cả khi nó đẹp như một cánh hoa hồng

Đừng mang những vết thương bám bụi lên ngón tay đã duỗi thẳng

Đừng đi qua những con đường mà mùa đông đã dài ra vĩnh viễn

Đừng cô đơn và đừng khóc mướt

Dù dông gió có nhiều đến bao nhiêu?



Rồi sẽ đến một ngày có người ôm lấy ta và hỏi về tình yêu

Là bước đi bên cạnh nhau mặc gió mưa đầy ắp

Một người choàng tay lặng yên và một người mở lòng ra mà khóc

Giây phút của tổn thương chỉ là giây phút khởi đầu cho đời sống mang chuỗi ngày dài thứ tha…



Chúng ta tìm thấy nhau bởi vì điểm cuối của hạnh phúc không phải là xót xa

Nhìn vào một tia nắng thay vì âu lo trước bầu trời u ám

Đắng cay nào cũng có thể xé đi trên nền yêu thương như một tờ giấy nháp

Bình yên như cách của chiếc lá đâm chồi dù biết đến ngày rơi xuống đất

Mỗi ngày nhận về những giọt sương…

Khi ta chọn dừng lại để biết như thế nào là sự chia sẻ nhớ nhung

Có người đợi ta cùng ăn những bữa cơm đã nguội

Có người chỉ ngủ yên khi cánh tay ta nằm yên dưới làn tóc rối

Có người đặt đôi tai vào ngực trái ta rồi nói- đừng để ai khác chạm vào nữa được không?

Đôi khi một vì sao sáng lên là bởi vì cần chúng ta nhìn thấy như một chứng nhân

Một cơn mưa đi qua là bởi vì chúng ta vừa ra phố

Một chiếc xích đu được làm ra là bởi vì chúng ta sẽ đến và ngồi xuống đó

Một quãng đời không chút niềm tin nào nhờ vả

Là bởi vì quãng đời ấy chưa có được nhau!



Ngày chúng ta sinh ra

Phải chăng cũng là ngày yêu thương kia bắt đầu ?

Đi bằng niềm tin



Bài viết đã giúp mình giành giải nhất một cuộc thi viết đúng lúc mình cháy túi không còn một xu nào. Phần thưởng cuộc thi giúp mình sống sót thêm được mấy tháng.



Khi tôi nói với một trong những người bạn của tôi rằng tôi sẽ đi vòng quanh thế giới, bạn tôi chọc: "Không có tiền thế thì đi bằng niềm tin à?" Lúc đấy cả hai chúng tôi đều bật cười. Vậy mà sau 30 ngàn km, 510 ngày, 4 đôi giày, 2 châu lục và 1 thân xác không mệt mỏi, câu nói đùa ngày nào của đứa bạn lại trở thành chân lý. Không một xu dính túi, không bằng cấp trong tay, sức khỏe thì chẳng bằng ai còn kiến thức chỉ là kiến thức của một con bé mới chập chững vào đời, thứ duy nhất giúp tôi tiếp tục cất bước là một niềm tin sắt đá.

Tôi tin vào lòng tốt của con người. Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Ở đâu cũng có người tốt, người xấu. May mắn thay, phần lớn đều là người tốt, và ngay cả những người bị gán mác là "xấu" phần lớn thời gian vẫn là người tốt. Tôi cười mỗi khi ai đó khuyên: "Đừng tin người lạ." Người quen nào cũng từng là người lạ. Tôi không thể đến được nơi tôi đang ở ngày hôm nay, nếu như không có sự giúp đỡ của người xa lạ. Tôi đã ở nhờ nhà của không biết bao nhiêu người tôi chưa gặp bao giờ. Tôi đã đi nhờ xe của không biết bao nhiêu người mà thậm chí tôi còn không nói chuyện được vì rào cản ngôn ngữ. Chú bảo vệ ở bến tàu Gwahati, Ấn Độ, khi biết tôi có ý định đi nhờ xe vì không đủ tiền mua vé tàu, đã mua vé cho tôi vì sợ tôi không gặp chuyện không may. Cậu bạn người dân tộc Hamer ở thung lũng South Omo - vùng sâu vùng xa nhất của Ethiopia - đã dựng lều cho tôi ngủ khi tôi không có chỗ ở. Một trong những người để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất lại chính là một cô bạn bị gắn mác "gái gọi" ở Kuching, Malaysia. Con người khiến cho những mảnh đất xa xôi nhất trở nên gần gũi.

Tôi tin rằng Trái Đất hình tròn. Tôi tin là nếu tôi tiếp tục đi, từ thành phố này sang thành phố khác, từ đất nước này qua đất nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác, sẽ có một ngày tôi quay trở lại được điểm xuất phát của mình. Và khi đó, tôi đã đi được một vòng. Chỉ cần tôi không bỏ cuộc, và không có lý do gì để tôi bỏ cuộc cả. Không có tiền đi máy bay, tôi đi xe buýt. Không có tiền đi xe buýt, tôi sẽ đi nhờ xe. Không có xe để đi nhờ, tôi sẽ đi bộ. Không có tiền ở khách sạn, tôi sẽ ngủ nhờ. Không có ai cho ngủ ngờ, tôi sẽ xin ngủ ở đồn cảnh sát. Nếu đồn cảnh sát cũng không có, tôi sẽ cắm trại ngủ ngoài trời. Tôi sẽ tiếp tục đi, và cứ đi là đến.



Đặt niềm tin vào bản thân mình đã khó. Đặt niềm tin vào người khác còn khó hơn nhiều. Tôi biết ơn lắm những người bạn đã luôn đặt niềm tin ở nơi tôi, và giúp tôi giữ vững niềm tin vào chính bản thân mình. Những lời động viên chân thành từ bạn bè là động lực mạnh liệt nhất để tôi tiếp tục bước đi khi đôi chân đã mỏi mệt. Đi một mình nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy đơn độc. Tôi biết có những người bạn luôn theo sát hành trình của tôi, luôn hỏi han khi biết tôi ốm đau, luôn nhớ gọi điện chúc mừng tôi ngày sinh nhật, và luôn sẵn lòng giúp đỡ khi tôi cạn kiện về mặt tài chính. Nói gì thì nói, đi như tôi dù không tốn nhiều như người ta vẫn tưởng, nhưng vẫn cần tiền: viện phí, chi phí xin visa, ... Bạn bè tôi đã không ngần ngại cho tôi vay tiền ngay cả khi không biết khi nào tôi mới có thể trả được. Tôi biết, bạn bè tin tưởng ở tôi, và họ làm tất cả những gì có thể để giúp tôi đạt được ước mơ của mình.

Câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất trong cuộc hành trình của mình, không phải là tôi đi bằng cách nào, mà là "Làm sao để tôi thuyết phục được bố mẹ cho tôi đi?". Và câu trả lời của tôi luôn là: "Bởi vì bố mẹ tin tưởng ở tôi." Không ít bạn bè đồng trang lứa tâm sự với tôi rằng họ muốn đi như tôi lắm, nhưng bố mẹ không cho phép. Tôi may mắn có được một gia đình luôn ủng hộ tôi, ngay cả khi sự ủng hộ đòi hỏi sự tin tưởng sắt đá và sự hy sinh lớn lao. Mỗi lần tôi gọi về nhà là một nơi xa xôi tôi đang ở. Có những nơi tôi đặt chân đến bố mẹ tôi chưa nghe nói đến bao giờ. Có những nơi tôi đặt chân đến chỉ tên thôi đã khiến cho bố mẹ tôi rùng mình: vùng chiến sự Kashmir, trại tị nạn Palestine, biên giới Tây Tạng, và giờ đây là châu Phi xa xôi. "Thôi con đi được thì cứ đi, bố mẹ tin là con biết mình làm gì," bố tôi luôn nói với tôi thế. Nhưng tôi biết, mỗi lần tôi gọi về nhà là một lần mẹ tôi khóc. Khóc vì nhớ con. Khóc vì thương con. Khóc vì những lo lắng kìm nén không muốn để tôi biết, sợ làm tôi nhụt chí. Dũng cảm là người dám phiêu lưu. Nhưng dũng cảm hơn cả là người dám để cho người mình yêu thương nhất ra đi đối mặt thử thách.



Nhiều người cười, nhiều người kêu tôi "nổ", nhiều người cáu bởi tôi "tuổi gì" mà đòi đi vòng quanh thế giới. Tôi không giận họ, bởi có một điều họ không biết: Tôi đi bằng niềm tin, mà niềm tin thì tôi không thiếu.

Nguồn: xách ba lô lên và đi

Sống ích kỷ




Tôi ích kỷ.

Nhưng vấn đề không phải là tôi ích kỷ. Vấn đề là tôi không biết sống ích kỷ là một điều tốt hay điều xấu.


Tôi ích kỷ, theo nghĩa là tôi làm mọi thứ trước hết vì bản thân mình. Khi tôi bắt đầu làm một điều gì đó, tôi không bao giờ làm nó sẽ thay đổi thế giới hay để giúp đỡ ai đó. Tôi làm đơn giản gì tôi muốn làm. Và nếu tôi có thể giúp đỡ được ai đó trong khi theo đuổi những gì mình yêu thích, đó là một cảm giác tuyệt vời.

Khi tôi tổ chức chiến dịch Free Hugs Vietnam 2007, tôi làm bởi vì bản thân tôi cần một cái ôm. Nhưng khi một cụ già bán hàng rong bật khóc, kể với chúng tôi rằng bà không còn gia đình, và cái ôm vừa rồi là tình cảm duy nhất bà cảm nhận được trong mấy chục năm trời, tôi biết mình đã làm một điều gì đó có ý nghĩa. Theo thời gian, Free Hugs Vietnam trở thành một tổ chức giới trẻ với rất nhiều hoạt động khác nhau chứ không chỉ còn đi ôm nữa. Chúng tôi tổ chức workshop cho sinh viên, phát bánh trung thu cho trẻ em đường phố, tình nguyện ở các trại trẻ mồ côi, giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi họ đến Việt Nam, …

Khi tôi tổ chức tiệc Giáng Sinh cho trẻ mồ côi ở Nepal, tôi tổ chức vì bản thân tôi cần một bữa tiệc Giáng Sinh. Nhưng bữa tiệc Giáng Sinh của tôi cũng trở thành bữa tiệc đầu tiên trong đời của các em. Cho đến bây giờ, đấy vẫn là bữa tiệc Giáng Sinh vui nhất mà tôi từng có.



Khi tôi bắt đầu chuyến đi này, tôi chỉ muốn được thỏa mãn mong ước nhìn ngắm thế giới. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chuyến đi của mình sẽ có tác động gì đến cuộc sống của bất cứ ai. Rồi bỗng một hôm, tôi nhận được email từ một bác năm nay đã 66 tuổi.Bác cảm ơn tôi đã cho bác sống lại giấc mơ thời trai trẻ của mình khi dõi theo tôi trên chuyến hành trình này. Tôi cũng nhận được khá nhiều email từ những người hoàn toàn xa lạ nói rằng chuyến đi của tôi đã truyền cảm hứng cho họ, cho họ độnglực theo đuổi giấc mơ của mình. Trong thời đại vật chất này, “cảm hứng” có lẽ chẳng còn giá trị gì với rất nhiều người. Nhưng với tôi, “cảm hứng” vẫn là một thứ vô cùng quan trọng. Những email luôn khiến tôi vui vui.

Sếp cũ của tôi có nhận xét về tôi thế này: “Trust me, she will surprise you. She has a dedicated heart to finish what she has decided to do. And above all, she loves what she does. To me, that’s the most important thing a person needs to succeed.” Tôi yêu những gì tôi làm bởi tôi làm những gì tôi yêu. Bạn chỉ có thể phát huy hết năng lực của mình khi làm những gì bạn yêu quý. Tôi tin rằng nếu bạn thực sự làm tốt một việc gì đó, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội giúp đỡ người khác về mặt lâu dài. “Việc gì đó” có thể là bất cứ việc gì, ngay cả những việc dường như chẳng có tí ích lợi nào, như ôm tự do, tổ chức tiệc, hay đi bụi.

Ích kỷ cũng có nhiều loại ích kỷ khác nhau. Sống cho bản thân là ích kỷ, nhưng bắt
người khác sống cho bản thân bạn cũng là ích kỷ. Sống theo tiêu chuẩn của bạn là ích
kỷ, nhưng không cho người khác sống theo tiêu chuẩn của họ cũng là ích kỷ.

Có nhiều người nói tôi ích kỷ khi chỉ biết theo đuổi giấc mơ của mình mà không chịu xây dựng đất nước. Thử hỏi, các bạn đã làm được gì cho đất nước của mình?

Có nhiều người nói ích kỷ khi không chịu chăm sóc gia đình mà chỉ nhong nhong đi chơi. Thử hỏi, các bạn đã làm được gì cho gia đình khi ở tuổi 22?

Bạn đúng, rằng tôi chưa làm được gì cho gia đình mình, và đó là một điều dằn vặt tôi rất nhiều. Hôm qua tôi nói chuyện với bác tôi. Tôi bảo bác rằng điều làm tôi khổ tâm nhất bây giờ là đã làm cho mẹ buồn. “Đây không phải lỗi của cháu,” bác bảo tôi. – “Cháu không biết đây là lỗi của ai. Cháu chỉ biết là nếu mẹ cháu buồn, cháu cũng rất đau.” Mẹ không hiểu được tôi. Đây là những khác biệt về giá trị, về tiêu chuẩn mà tôi không thể tìm ra được lời giải. Tôi chỉ hy vọng là trong vài năm tới, tôi có thể đạt được một cái gì đó thực tế để khoe với mẹ, để mẹ sẽ khỏi lo lắng rằng tôi chỉ là một đứa lông bông không có tương lai. Tôi mong rằng trong vài năm tới, tôi sẽ có thể phụng dưỡng cha mẹ cho tròn chữ hiếu để không hổ thẹn với phận làm con. Tôi nợbố mẹ tôi điều đó.

Xách ba-lô lên và đi là một sở thích, không phải là một nghề nghiệp. Đây là một điều tôi thực sự muốn làm, nhưng không phải là điều duy nhất mà tôi muốn làm. Tôi có những dự án khác mà tôi đang theo đuổi. Tôi có những mục tiêu mà tôi đang vươn tới. Tôi có những trách nhiệm mà tôi đang cố gắng hết sức để làm tròn. Và hơn hết, tôi có cuộc sống của chính tôi mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục sống.

Marketing






Tình huống 1: Bạn là đàn ông và bạn thấy một phụ nữ đẹp lộng lẫy tại bữa tiệc nào đó. Bạn đến gần cô ta và nói: "Anh là người tình tuyệt vời". Đó là Tiếp thị Trực tiếp (Direct Marketing).

Tình huống 2: Bạn đang tiệc tùng với hàng đống bạn bè và thấy một người phụ nữ đẹp lộng lẫy. Một trong những người bạn lại gần cô ta, chỉ về phía bạn và nói: "Anh ta là người tình tuyệt vời". Đó là Quảng cáo (Advertising).

Tình huống 3: Bạn dự tiệc và thấy một phụ nữ tuyệt đẹp. Bạn đứng dậy, sửa lại cà-vạt cho ngay ngắn. Sau đó, bạn lại gần, rót nước mời cô ta và nói: Nhân đây, tôi là người tình tuyệt vời". Đó là Quan hệ Công chúng (PR).

Tình huống 4: Bạn thấy một phụ nữ đẹp trong buổi tiệc. Bạn lại gần và xin số điện thoại của cô ta. Hôm sau, bạn gọi cho cô ấy và nói: "Tôi là người tình tuyệt vời". Đó là Telemarketing (Tiếp thị qua điện thoại).

Tình huống 5: Bạn đang dự tiệc và thấy một phụ nữ đẹp lộng lẫy. Cô ta lại gần và nói với bạn rằng: "Nghe nói anh là người tình tuyệt vời". Đó là Nhận diện Thương hiệu (Brand Recognition).

Tình huống 6: Bạn thấy một phụ nữ tuyệt đẹp. Bạn trò chuyện với cô ấy và thuyết phục cô ấy đến chơi nhà bạn của bạn. Lúc ấy, bạn là Đại diện Bán hàng (Sales Executive). Bạn của bạn không thỏa mãn cô ta, vì thế, cô ấy gọi cho bạn. Đó là Hỗ trợ Kỹ thuật (Technical Support).

Tình huống 7: Bạn đang trên đường đi dự tiệc. Đột nhiên bạn nhận ra có nhiều phụ nữ đẹp trong những ngôi nhà mà bạn đã đi qua. Bạn leo lên nóc của một ngôi nhà. Hướng về trung tâm, bạn lấy hết hơi mà hét thật to: "Tôi là người tình tuyệt vời". Đó chính là Tiếp thị bằng thư rác (Junk Mail).

Người đưa ô và người đi cùng dưới mưa






Hôm qua tôi có viết một bài về chuyện 10 điều khiến đàn ông nên là một người giàu, trong đó có nhắc đến một đoạn đại để là: Con gái bây giờ chỉ thích người mua ô và che ô cùng tôi chứ không phải là người chịu ướt để che mưa cho tôi nữa đâu. Đó chính xác là suy nghĩ của tôi cũng như rất rất nhiều người mà tôi quen biết, thế nên thú thực tôi nói ra tự tin kinh khủng, đinh ninh 101% ai cũng nghĩ như vậy.

Nhưng rồi, mọi sự mới vỡ lẽ khi một cô bạn của tôi, sau khi đọc đến đoạn này thì giãy nảy lên. Nó bảo vì tôi sống quá thực dụng nên mới suy nghĩ như vậy thôi, chứ còn rất nhiều phụ nữ mong muốn người ở bên cạnh mình suốt đời là người chịu mưa chịu gió để ta không bị ướt. Thế rồi theo đà bức xúc ấy, nó lôi tôi xềnh xệch ra bắt tìm cho kỳ được câu chuyện về 2 người:Người đưa ô, và Người đi cùng dưới mưa. Chuyện thế này:

***

Mỗi người trong cuộc sống đều có 2 người này, đó là: Người đưa ô và Người đi cùng dưới mưa! Cả 2 người này đều quan trọng với bản thân mỗi chúng ta và khiến ta phải đưa ra những quyết định, sự lựa chọn để có được hạnh phúc mà mình vẫn mong muốn. Vậy họ là ai?
Người đưa ô - Người mà ta yêu nhất!

Là người mà ta yêu nhất, có thể không phải là tình đầu, cũng chẳng phải là tình cuối, cũng chẳng phải mối tình kéo dài nhiều năm trời hoặc chỉ thoáng qua 1 vài tháng. Đôi khi chỉ là 1 ánh mắt vô tình chợt gặp hoặc là cả 1 sự gắn bó lâu dài khiến con người ta như nhận ra mình mãi thuộc về người đó.

Gọi người này là người đưa ô vì có thể đối với ta, người này là tất cả nhưng với người ấy ta chỉ giống như bến đỗ vô tình ghé vào, rồi lại quay đi. Nó không giống như người đi với ta trong cơn mưa, họ chỉ đưa cho ta chiếc ô, để ta che đi cơn mưa đang rơi và dường như họ giống cốc cà phê trong mùa đông lạnh giá, họ chỉ ấm áp và nóng bỏng một thời điểm nhất định, rồi sau đó cũng lạnh nhạt ...

Với người đưa ô, ta có thể đi hàng trăm cây số chỉ để hỏi 1 câu vì sao lại chia tay, là người có thể khiến ta lang thang cả ngày trong những shop nước hoa chỉ để tìm cái hương thơm quen thuộc mà mỗi lần ta úp mặt vào áo người ấy... Và đó là người mà ta yêu nhất, nhưng vấn đề ở đây ta ko phải là người mà người ấy yêu nhất ...


Người đi cùng dưới cơn mưa - Người mà yêu ta nhất!

Khác với người đưa ô, họ là người yêu ta nhất, là người mà yêu ta hơn yêu bản thân mình, yêu là đi mưa với người mình yêu chứ không phải là đưa ô cho người yêu. Là người dang tay hứng hết những giọt nước mưa, là người giữ cho ta vô trùng với những lo toan trong cuộc sống. Là người biết rõ ta thích gì, ta cần gì, ng ấy chiều ta một cách hòan hảo, vô điều kiện. Là người mà đôi lúc ta ước mong có 1 phép màu để điều ước "ta sẽ yêu người ấy" trở thành sự thật.

Sự quan tâm và chân thành của người ấy khiến ta ko thể dứt bước ra đi, và chính điều đó làm ta nợ người ấy nhiều, rất nhiều, nhiều lắm!

Bạn cũng sẽ gặp 2 người đó trong đời, người may mắn thì sẽ gặp 2 người đó đến cùng 1 lúc, 2 người đó là một. Nhưng người đau khổ bởi 2 người đó đến cùng thời điểm nhưng lại là 2 người khác nhau. Tình yêu bắt người ta phải lựa chọn...





***

Tôi có nhớ mang máng mình đã nghe về câu chuyện này rồi, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên đọc và suy ngẫm kỹ nó nhất. Thường đối với một sự việc nào đó, chúng ta thường có rất nhiều cách hiểu và những lý giải cho cái sự hiểu ấy của mình. Thế nên đọc qua thấy cũng có lý, mà nghĩ lại thì mình cũng đâu sai

Tôi đoán người viết ra câu chuyện trên chắc là người lãng mạn lắm, vì nghĩ rằng người đi cùng họ dưới mưa mới là người yêu họ nhất, còn người đưa ô chỉ coi ta như bến đỗ ngắn ngủi, một ngày nào đó sẽ rời xa mà thôi. Còn gì cảm động hơn khi có một người sẵn sàng chịu ướt chịu lạnh để bảo vệ ta? Nhưng tôi tự hỏi, người ấy có hy sinh bản thân mãi để giữ tôi "vô trùng" trước những lo toan của cuộc sống suốt đời được không? Tôi thực tế lắm, nên nghĩ một người đàn ông dù có khỏe mạnh vững vàng cỡ mấy mà không biết quý trọng chính bản thân mình thì sớm muộn cũng chẳng thể trụ nổi, đến lúc ấy người phụ nữ của họ biết phải làm sao?

Mà tôi cũng không muốn mình quá là "sạch sẽ" đến như vậy đâu, tôi thích sống trên đời phải bẩn bẩn bụi đường, cái gì cũng nếm qua một vài lần cho biết. Cứ che chở bảo vệ tôi, đến lúc vấp ngã không biết tự đứng lên, sống trong mộng tưởng đời như mơ chẳng mưa chẳng gió mãi nghe không ổn chút nào. Như bạn tôi hay đùa là: "Ngã nhiều mới lớn được!", rồi ai cũng phải trưởng thành, phải tự lo toan, đâu thể cứ mãi ngẩn ngơ chẳng biết gì được.







Ô có thể mua rất nhiều, manh áo ướt rồi giặt phơi lại như mới, hoặc nếu có điều kiện thì mua áo mới cũng chẳng sao. Nhưng điều quan trọng ở đây, đó là sau cơn mưa ấy ai vẫn có thể trụ vững để tiếp tục đi cùng ta suốt chặng đường dài phía trước. Ai bảo người đưa ô là người nghĩ đến bản thân đầu tiên, ai bảo họ chỉ coi tôi như bến đỗ đến rồi lại đi? Tôi thì thấy họ mới chính là đang nghĩ cho tương lai của nhau, vì cả hai người có cùng nhau san sẻ gánh nặng thì mới có thể ở vững vàng ở bên nhau đến cuối con đường được chứ.

Thế thì, tôi thà chọn người mua ô, che ô và đi cùng tôi.

Tương lai của đồng tính tại Việt Nam?



Hiện tượng đồng giới đã trở nên quá quen thuộc ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nhưng nó bắt nguồn từ đâu và nó còn đi tới đâu mới là điểm tận cùng?





Bạn có thật sự hiểu được sự hình thành và phát triển của hiện tượng đồng giới ở Việt Nam. Hẳn sẽ chẳng có nghiên cứu khoa học hay thống kê nào mang đến con số chính xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nó hơn thông qua những cột mốc khiến xã hội phải để ý đến hiện tượng đồng giới.

Giai đoạn 1999 – 2003

Chỉ từ khi tác phẩm “Một thế giới không có đàn bà” năm 1999 của tác giả Bùi Anh Tấn ra mắt bạn đọc thì vấn đề đồng tính trong đời sống xã hội mới được đề cập đến nhiều hơn. Đâu đâu tại các quán café hay chốn công sở, bạn cũng có thể nghe bàn luận về vấn đề được coi là nhạy cảm vào thời điểm đó.




Người ta mới giật mình nhìn lại một vấn đề hình thành rất lâu là xã hội đã và đang xuất hiện một giới tính mới nhưng nó vẫn còn nằm trong một dấu hỏi hay một ẩn số lớn mà chẳng ai có thể phát hiện hay tìm hiểu kĩ càng về nó.

Xã hội thời điểm hiện tại coi đồng tính như một thứ gì đó bệnh hoạn và hầu như đa số đều nhìn hiện tượng này với đôi mắt thiếu thiện cảm. Người đồng giới trong giai đoạn này có lối sống ẩn dật và rất ngại thể hiện bản thân.

Giai đoạn 2004 – 2008

Vào năm 2004, bộ phim “Alexander” của nam tài tử Colin Farrell đã gây khá nhiều tranh cãi khi đề cập đến vấn đề tình dục đồng giới. Cũng cùng năm đó nam diễn viên này tiếp tục tham gia “A Home At The End Of The World”, bộ phim tiếp cận thẳng thắn vấn đề đồng tính.

“A Home At The End Of The World” đặc biệt gây ấn tượng với nụ hôn ngọt ngào lãng mạn giữa Bobby (Colin Farrell thủ vai) và Jonathan (Dallas Robert thủ vai) sau buổi khiêu vũ. Cảnh quay được thực hiện khá tinh tế theo nhiều góc máy khác nhau tạo nên một cơn sốt về đồng tính.






Nụ hôn ngọt ngào giữa hai diễn viên chính

Dư âm của bộ phim này cũng ảnh hưởng ít nhiều tại Việt Nam và cũng trong thời điểm đó nhiều người đã hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các dạng của đồng tính chứ không còn theo quan niệm sơ sài là đồng tính bao gồm cả: đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian).

Nhiều người cũng bắt đầu tìm hiểu về thế giới thứ ba cũng như tiếp nhận nó theo hướng có phần tích cực hơn. Đây cũng là lúc xã hội ghi nhận sự hiện diện của giới đồng tính tại các tụ điểm vui chơi hay đi hát đám ma làm trang điểm,…

Cuối năm 2008 cũng bắt đầu xuất hiện các vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến người đồng tính. Cụ thể như, Tối 3/11/2008, khi ông chủ cây xăng gọi lên phòng, Nguyễn Viết Đăng đã giấu cây búa trong người. Sau khi “quan hệ”, y đã ra tay sát hại nạn nhân lục lọi lấy máy tính xách tay, điện thoại di động, 6 triệu đồng cùng chiếc xe Dylan bỏ trốn.

Giai đoạn 2009 – 2012

Đây được xem là giai đoạn phát triển cực thịnh của đồng giới và đi kèm theo nó là những hệ lụy. Dĩ nhiên, theo cách nói của người đồng giới thỉ trong xã hội bình thường có người tốt, người xấu thì trong thế giới thứ ba cũng vậy. Không nên đánh đồng tất cả hiện tượng tiêu cực của một hai đối tượng lên cả cộng đồng người đồng tính.

Tuy nhiên, đây cũng là năm đánh dấu những án mạng nghiêm trọng về đồng giới với mức độ và tần suất tăng theo thời gian. Gần đây nhất là vụ giết người chặt xác của tên Ngô Văn Tâm (19 tuổi, ngụ Trà Vinh) và Trần Từ Điển (23 tuổi, ngụ Bạc Liêu). Tâm thuê phòng tại cư xá Long Bình, phường An Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) trọ cùng hai thanh niên làm chung công ty là Điển và Bùi Thanh Liêm (26 tuổi, ngụ Bến Tre).

Liêm nhiều lần đề nghị quan hệ đồng tính với bạn cùng phòng kèm lời hứa cho nửa tỷ đồng nên được Tâm "chiều tới bến". Cũng theo Tâm do cần tiền phẫu thuật cho bạn gái nên kêu Liêm thực hiện lời hứa nhưng không được đáp ứng. Cho rằng bị lừa, thanh niên này bàn với Điển tìm cách sát hại Liêm cho bõ tức.

Thời gian này báo mạng cũng thoải mái đưa tin về các “người đẹp” chuyển giới như: Cindy Thái Tài, Lâm Chí Khanh, Long Nhật,… Xã hội cũng gần như trở nên quen thuộc với hình ảnh những cặp đôi đồng tính tại các địa điểm công cộng.

Cuối năm 2012 chính phủ cũng tiến hành nghiên cứu hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Nhưng trước đó các cuộc đám cưới đồng giới cũng đủ khiến cộng đồng mạng xôn xao. Đi kèm với hiện tượng ca sỹ chuyển giới Nguyễn Hương Giang được công nhận trong một cuộc thi âm nhạc thật sự đã chứng minh xã hội có cái nhìn thoáng hơn về đồng tính.

Vào tháng 11 triển lãm The Pink Choice của nữ nhiếp ảnh gia Maika Elan đã phát họa khá chân thật đời sống của những cặp đôi đồng tính. Cùng với clip Pede là những lời tự sự chân thực, trần trụi của Yuki khiến không ít người rơi nước mắt vì xúc động, khép lại một năm thật sự ồn ào của thế giới thứ ba.

Hướng tới tương lai

Người đồng tính sẽ được công nhận rộng rãi vì thật sự xã hội đã có cái nhìn cảm thông hơn về họ. Lúc đó, họ có thể đăng ký kết hôn và sống với con người thật của mình chẳng cần phải che giấu hay e ngại, thậm chí là có thể có con hoặc sinh con nuôi.

Ngay cả ở một đất nước tiên tiến và tự do như Mỹ, một đứa bé thắc mắc vì sao mình có đến hai ông bố vẫn nhận được bức thư của giải đáp của Tổng thống. Điều đó đủ cho thấy được một cặp đôi đồng tính có thể sinh sống như những người bình thường và có quyền được xã hội tôn trọng.

Bé Sophia Bailey Klugh mở đầu bức thư bằng những nét chữ nguệch ngoạc, bày tỏ niềm vui “Khi ngài đồng ý rằng hai người đàn ông có thể yêu nhau, bởi vì cháu có hai người cha, họ yêu nhau rất nhiều”. Cô bé cũng cho Tổng thống biết mình bị chọc nghẹo vì lý do đó và hỏi ông sẽ làm gì khi ở trong hoàn cảnh của như vậy.






Bức thư của bé Sophia Bailey Klugh

Ngay sau đó, ông Barack Obama đã viết thư lại và cảm ơn cô bé về bức thư đầy ý nghĩa. Nói về chuyện Sophia có đến hai người cha, tổng thống Mỹ cho rằng: “Tại nước Mỹ, chẳng có 2 gia đình nào hoàn toàn giống nhau. Chúng ta tán dương sự phong phú như thế. Chúng ta nhận ra rằng dù cháu có hai người cha hay một người mẹ thì cũng chẳng thể vượt qua điều lớn lao hơn là tình yêu thương mọi người dành cho nhau. Cháu thật may mắn khi có đến hai người cha vô cùng quan tâm cháu. Họ cũng thật hạnh phúc khi có được cô con gái hiếm có như cháu”.

Barack Obama dặn dò: “Tôi và cháu đều rất may mắn khi được sống trong một đất nước mà mọi người sinh ra đều bình đẳng, dù ngoại hình thế nào, quê quán ở đâu hay cha mẹ là ai. Hãy đối xử với người khác như cách mà chúng ta mong muốn nhận được. Hãy nhắc nhở các bạn học của cháu về điều này nếu các bạn ấy làm tổn thương cháu”.

Quả thật, câu chuyện giữa cô bé Sophia Bailey Klugh và tổng thống Obama khiến nhiều người phải suy nghĩ về quyền của người đồng tính. Bởi thật sự họ cũng có tình cảm và suy nghĩ như người bình thường mà thôi.

Theo NCĐT

Sống trung thực hay là câu chuyện lời nói dối chân thành






Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.

Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy.

Tôi bắt đầu biết nói dối, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình. Tôi có ngừơi bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày.

Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội.

Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội.

Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.

Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bảo đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên cho biết đã tìm thấy mãnh vỡ của con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.

Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng sô vài mãnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao?

Các bác sĩ không kịp cản tôi.

Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê ghớm mà suốt đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu.

Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm sai lầm khủng khiếp.

Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cứa sổ và tin rằng đó là chiếc lá đồng hồ số phận của cô.

Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khỏe mạnh mà không biết rằng chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá giả do một họa sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.

Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức. Nếu tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mãnh ván tàu vợ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết.

Nếu như không có chiếc lá giả kia, cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuyệt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng...điều đó mới là sự thật.

Còn tất cả những hành động, những lời nói cho dù đúng với mắt mình thấy, tai mình nghe, tri thức của mình hiểu nhưng chúng khiến cho người khác, hoặc cho niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc hủy hoại đời sống thì đều không phải là trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của một con quỷ không biết yêu thương con người.

Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết ngừơi. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn lời nối dối chân chính.

Tuy vậy để phân biệt khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu thương con người?

Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.

Nguyen Ngoc Long Blogger

Bạch mã hoàng tử không nhiều như lợn con!





1. Sáng mùng 1, cô bạn thân đã nheo nhéo gọi điện, rủ đi chơi. Mình bảo dạo này lười lắm, trời lạnh chỉ muốn nằm nhà trùm chăn, ôm honey và xem phim thôi. Bạn tỉ tê rằng nằm nhà lúc nào cũng được, còn Tết thì cả năm mới có một lần. Đi cùng bạn cho vui, chứ dạo phố một mình buồn lắm. Nghe tội tội, thế là lồm cồm bò dậy sắp xếp đồ để chiều nay đi chơi với cô bạn FA.

Ừ đúng, FA. Mà còn là FA điển hình.

Bạn hơn tôi 3 tuổi, năm nay 24 mà chưa một mảnh tình vắt vai. Nói chung là ế như cái rế. Bạn không xấu người, cũng không xấu nết, gia cảnh và học thức càng không đến nỗi nào. Tóm lại, giống như hầu hết các cô gái khác trên đất nước Việt Nam. Thế nhưng, tiêu chuẩn người yêu của bạn lại cao chất ngất, đủ khiến mọi người ngất trên cành quất.Người đàn ông của bạn phải cao ráo, ưa nhìn, thu nhập cao, có nhà riêng ở Hà Nội, trẻ trung, lãng mạn và ga lăng. Nói chung là một chàng hoàng tử bạch mã lóng la lóng lánh như trong mơ.

Mơ thì không có thật. Nên bạn ế cứ chỏng chơ. Các chàng trai khác mon men cưa cẩm, một thời gian sau đều bị nàng cho "de", nếu không thì cũng tự rút lui không kèn không trống.
2.



Trong số những bức hình được cộng đồng mạng lưu truyền trên internet, tôi thích nhất bức này. Một mẩu đối thoại ngắn giữa chàng trai và cô gái: cô nàng thì rất đỗi tầm thường: không xinh, vụng về, không dịu dàng...; anh chàng thì tỏ vẻ rất rộng lượng, tất cả không thành vấn đề. Đơn giản vì anh ta có xác định gì lâu dài với cô đâu! Chỉ đơn thuần là một cuộc chơi mà thôi!
3. Rất nhiều bạn gái cũng giống cô bạn tôi, hoặc cô nàng trong mẩu chuyện trên. Họ luôn "ước mơ vươn tới một ngôi sao", ngóng chờ một chàng trai hoàn hảo, mà không cần biết mình có xứng đáng, có phù hợp hay không. Và không ít trong số đó đã gặp phải những gã trai đồng nát mạ vàng - tức những kẻ lưu manh giả danh hoàng tử. Chúng làm các cô lóa mắt, mất cách giác, rồi chơi bài "lừa xong phắn".


4. Kể cả trong các truyện cổ tích, thì những chàng hoàng tử bạch mã cũng không thèm để ý tới những cô gái bình thường. Bạn cứ nhớ lại xem, vợ của hoàng tử phải là những cô gái hiền hậu, xinh đẹp, được mọi người yêu quý blah blah blah. Thậm chí chồng của các nàng công chúa cũng phải là người dũng cảm giỏi giang, hoặc ít nhất là hiền lành tốt bụng. Thế đấy, ngay cả những câu chuyện cổ thì chúng cũng có một logic "môn đăng hộ đối" rất đặc trưng. Làm gì có bữa ăn nào miễn phí :)
5. Mà tôi nghĩ, giả sử có một điều kì diệu xảy ra. Tức là bạn gặp được một chàng hoàng tử bạch mã, rồi thật may (hoặc không may), hoàng tử cũng yêu bạn. Rồi sau đó thì sao? Tình yêu đó liệu có bền vững nổi không, khi được ghép bởi hai mảnh xô lệch đầy khoảng hở?

Cứ thử nghĩ mà xem, cái gì cũng phải phù hợp thì mới đem lại kết quả tốt. Kể cả trong việc ăn nhậu thì thịt chó phải có mắm tôm. Không ai ăn thịt chó chấm tương bao giờ!

Thế nên nếu bạn muốn "túm" được một chàng hoàng tử, trước hết bạn phải có sẵn phẩm chất của một nàng công chúa. Còn nếu không, hãy tìm kiếm một anh chàng khác, low-level hơn, hợp với bạn hơn. Ví dụ như công tước, hầu tước, hoặc một anh lính ngự lâm cũng không tệ. Chưa biết ai hạnh phúc hơn ai đâu à nha :)
6. Mấy hôm trước, tôi đọc được một mẩu tin trên báo, về một bà bác ở nước Anh xa xôi, đã chờ suốt 40 năm cũng với hi vọng gặp được một chàng "hoàng tử bạch mã". Và càng ngày thì hy vọng tìm thấy hoàng tử càng mỏi mòn.

Liệu tôi có nên gửi link bài báo đó cho bạn tôi không nhỉ?!?

Linye viết ngày 01/01/2013

VÌ SAO NGƯỜI HÀ NỘI KHÔNG CÓ THÓI QUEN TIỀN BO (TIP)?






Trong buổi traning nội bộ cho các nhân viên CSKH, GDV, COD của công ty, tôi có đặt câu hỏi này. Và các bạn thảo luận khá sôi nổi. Sở dĩ người Hà Nội không quen bo cho nhân viên phục vụ bởi lẽ họ cảm thấy mình chưa được phục vụ thực sự. Nhân viên nhìn mặt khách hàng mà bắt hình dong, khách ăn mặc lịch sự sang trọng thì xum xoe niềm nở, khách mặc tuềnh toàng thì thơ ơ chẳng thấy ai đến phục vụ, mặc dù họ cũng trả tiền như nhau. Và mặc nhiên, chẳng thấy nhân viên cảm ơn khách hàng bao giờ, mặt thì cau có do bị gọi nhiều hay do chạy đi chạy lại mệt mỏi. Các nhân viên này họ không coi đó là một nghề mà chỉ là công việc tạm thời mà thôi.

Nhiều lần vào Sài Gòn uống cafe, tôi rất thích cách mà các nhân viên ở đó họ đối xử với khách hàng. Chẳng cần biết anh mặc xấu hay đẹp, anh giàu hay nghèo, nhưng đã bước chân vào quán, anh là khách hàng và được phục vụ chu đáo. Chưa một lần nào tôi phải gọi nước lọc, mà các nhân viên ở đây cứ thấy khách uống hết lại ra rót, và khách thích ngồi bao lâu tùy ý. Thanh toán tiền xong bao giờ cũng là câu cảm ơn với khách hàng.

Người Trung Quốc có câu: "Nếu anh không biết cười thì đừng bao giờ bán hàng" thật đúng quá. Ấy vậy nên BigC họ đề ra Quy tắc 3C yêu cầu các GDV phải tuân theo gồm: Chào, Cười, Cảm ơn cũng là để tỏ ra thân thiện và tôn trọng khách hàng vậy.

Mà cũng thật lạ, chẳng có nơi nào như Hà Nội, khi "bún mắng, cháo chửi" vẫn còn tồn tại thậm chí lên ngôi, khi mà khách hàng vẫn cắm cúi vừa ăn vừa nghe chửi được thì chắc sẽ còn rất lâu nữa, văn hóa phục vụ chuyên nghiệp mới được coi trọng. Và khi đó vẫn sẽ chẳng có vị khách hàng nào lại bo cho cách phục vụ như vậy cả.

Văn hóa ngõ phố Hà Nội

Nếu Sài Gòn có những con hẻm được coi như là “đặc sản” của đô thị, thì Hà Nội lại có những con ngõ nhỏ luồn sâu trong lòng phố. "Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự” – nhà văn Bằng Việt từng viết như thế về Ngõ Hà Nội trong những ngày khói lửa chiến tranh.

“Lý lịch” ngõ
Người ta đã tính toán được rằng, số ngõ ở Hà Nội nhiều gấp ba bốn lần số phố. Còn Nhà văn Băng Sơn cũng từng làm một khảo cứu cá nhân, và theo thống kê của ông thì Hà Nội có khoảng trên 500 con phố, còn ngõ thì có chừng hơn 100. Mỗi con ngõ lại có một cuộc đời, một số phận ..và một hình dáng riêng. Chúng ta có thể thấy một ngõ cụt Đoàn Nhữ Hải len mình giữa những nếp nhà thấp vương vất rêu phong, đó là nơi sinh sống của những công chức Hà Thành xưa. Ngõ Phất Lộc lại được mệnh danh là con ngõ có lối đi rồng rắn nhất trong 36 phố, đây cũng là con ngõ được họa sĩ tài hoa Bùi Xuân Phái nhiều lần đưa vào tranh. Ngõ Tạm Thương một đầu đổ ra Hàng Bông, đầu kia ăn vào Yên Thái, ở hai đầu là Hàng Da, Hàng Mành mang dấu ấn của một con ngõ “từ làng lên phố” khi vẫn còn lưu giữ những đặc trưng của chốn thôn quê ngày xưa như bến nước, sân đình.
Mỗi phố nhỏ như giấu một lời tâm sự
Nhà nhà thơ Chế Lan Viên một lần chạm ngõ Tạm Thương đã cảm tác mà viết rằng: “…Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải tạm thương…”. Đi dọc dài một quãng nữa sẽ gặp ngay ngõ Tràng An, tên ngõ gợi nhắc người ta nhớ đến câu ca dao “dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An”, ngõ Tràng An mang nhiều dấu ấn tiểu tư sản điển hình khi một đầu là phố Triệu Việt Vương với những cửa hàng vàng bạc, còn đầu kia là Phố Huế nhộn nhịp với những cửa hàng buôn bán xe máy.
Nhắc đến ngõ Hà Thành, không thể không điểm tên một con ngõ có tên khá lạ, ngõ Cấm Chỉ. Ngõ chỉ dài khoảng một trăm mét nhưng lại là điểm đến của những người đam mê ẩm thực. Bước chân vào ngõ là bước vào thế giới của những hàng quán san sát nhau hội đủ đặc sản của ba miền Bắc – Trung – Nam, điều đặc biệt nữa là phố Cấm Chỉ dường như không giới hạn thời gian. Có cảm giác đến đây bất cứ giờ nào trong ngày cũng bị bập ngay vào cái không gian ồn ã, xôm tự của phường phố.
Không gian sinh hoạt cộng đồng
Mỗi con ngõ mang một dáng dấp riêng, nhưng tựu trung lại ngõ ở Hà Nội đều rất nhỏ, có những con ngõ chỉ đủ cho một người len vào như ngõ 16 phố ngõ Gạch, bà Nguyễn Thị Phương, sinh ra và lớn lên ở đây còn tếu táo ngõ này thường được gọi là “ngõ một chiều”, vì nếu khi nào có người vào người ra, nếu một trong hai không chịu nhường thì chỉ có  đập đầu vào nhau. Ở những con ngõ rộng rãi hơn một chút lại trở thành địa bàn lý tưởng cho đủ hàng quán.

Ngõ là nơi nương náu mưu sinh của bao nhiêu người lam lũ
Chẳng nói gì đến những hàng ăn như quán phở, quán cơm…chỉ tính những quán trà nước cũng đã thấy nhiều vô kể, có những con ngõ quán này kề quán kia. Không cần lều cột võng mái gì, đôi khi chỉ là một ấm trà con, mấy cái chén sứt quai cũ kỹ, mấy thanh kẹo lạc…thêm mấy chiếc ghế nhựa liêu xiêu nữa thế là đã trở thành một quán trà chén đúng kiểu Hà Thành. Chủ nhân của những hàng trà chén ấy thường là những cụ ông, cụ bà rỗi việc kiếm thêm, vì mưu sinh cũng có, nhưng đôi khi chỉ là một cách người ta tìm kiếm một chỗ để hàn huyên tâm sự.
Chủ quán đã thế, khách cũng chẳng khác gì, rất dễ gặp trong những quán trà đã nằm tít sâu trong ngõ nhỏ, tối tăm và có phần nhếch nhác ấy có cả những vị khách quần áo bảnh bao, tươm tất. Anh Dương Long, cán bộ của một sở của Hà Nội gần chục năm nay vẫn trung thành với thói quan chào buổi sáng bằng một cốc trà nóng trong con ngõ ở gần cơ quan mình.
Một hình ảnh dễ gặp trong những con ngõ sâu típ tắp nữa đó là cảnh những cô, những bà, những chị túm tụm nhau trò chuyện. Thường mỗi người trước khi ra khỏi nhà lại đem thêm một chiếc ghế, gặp nhau ở đâu, họ đặt ghế xuống rồi thoải mái hàn huyên. Thôi thì đủ chuyện trên trời dưới bể, từ chuyện nhà kia vợ sinh đến lần thứ 5 vẫn là vịt giời cho đến ông nọ già thế rồi mà vẫn còn mê bồ trẻ… Ngày thường là thế, nhưng mỗi khi trong khu phố nhà ai có chuyện buồn, thì từ những buổi hàn huyên như thế, người ta dễ nghĩ ra nhiều cách để giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Những con ngõ ở khu phố cổ còn phải “kiêm nhiệm” thêm một nhiệm vụ nữa đó là “bếp tập thể” của nhiều hộ gia đình. Đến đây vào những giờ cao điểm, dễ bị ngộp thở trong một không gian đậm đặc của khói than. “Nhiều khi cũng bất tiện, nhưng nhà thì nhỏ không có nơi để nấu nướng nên đành phải bê ra ngoài ngõ nấu…” chị Hà Thị Tâm ở ngõ Phất Lộc kể.
Nhịp sống đô thị ngày càng cao, những con ngõ tự dưng cũng khoác lên mình chút ít màu sắc thương mại và dần đi vào “chuyên môn hóa”. Nếu trước kia Hà Nội có 36 phố phường, mỗi phố lại bày bán một mặt hàng riêng biệt thì bây giờ có thể dễ dàng bắt gặp những tên ngõ gắn với những nhu cầu khác nhau như ngõ cà phê, ngõ ăn sáng, ngõ Tây balô…
Ngõ phố, phận người
Có nhiều con ngõ ở Hà Nội có nguồn gốc từ những làng quê chiêm trũng nên thủa đầu làng lên phố, người ta vẫn giữ được những nét văn hóa rất riêng nặng nghĩa tình của làng quê. Ngõ Hà Nội cũng chính vì thế mà trở nên ấm cúng hơn, gần gũi hơn. Khi Hà Nội đã trở thành một đô thị nhộn nhịp, nơi đây lại đón nhận một luồng di cư lớn từ các vùng quê khác đổ về. Họ phần lớn là những người nông dân lam lũ, nghèo nàn tập trung nhau lại ở những con ngõ tối tăm, chật chội ở đâu đó trong những con phố sâu.
Nhiều con ngõ như thế đã cưu mang những phận người, chứng kiến cả nước mắt lẫn nụ cười của cuộc đời họ. Những người dân cư ngụ ở xung quanh con ngõ sâu của phố Tân Ấp, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình đến bây giờ vẫn còn nhớ một câu chuyện gắn liền với một đôi vợ chồng già sống ở căn nhà chật chội ở cuối ngõ.

Hay không gian sinh hoạt chung
Cả hai vợ chồng làm nghề buôn đồng nát, chính con ngõ ở khu phố Trần Nguyên Hãn nơi hai vợ chồng mưu sinh đã nối duyên họ với nhau. Nhưng sự đời trớ trêu, chẳng bao lâu sau đó người vợ bị tai nạn mà mù cả hai mắt. Thế là từ đó, người ta quen thấy một người đàn ông lầm lụi, còng rạp người mỗi sáng đẩy chiếc xe đi mua đồng nát, tối lại về nấu cơm chăm vợ.
Con ngõ nơi ông dừng chân thu mua đồng nát ấy dường như ai cũng biết hoàn cảnh và tấm chung tình của ông, thế nên cứ khi nào có giấy vụn hay đồ bỏ đi người ta lại đem xuống cho ông. Con ngõ với những người tình nghĩa ấy đã giúp ông sống và nuôi vợ qua những ngày cơ cực. Thế nhưng, vào một ngày giông gió ông mắc cảm rồi lặng lẽ qua đời. Không còn ai thân thích, người dân phường phố, những người quen biết ông rồi cả chính quyền và các tổ chức đoàn thể lại xúm vào lo cho ông một đám tang chu toàn, còn vợ ông được gửi vào một trại dưỡng lão.
Cũng sống nương nhờ vào ngõ phố, chị Nguyễn Thị Lê chỉ với một gánh bánh đúc trộn đã buôn bán vẫn ngày ngày nện gót trên những con ngõ ngoằn nghèo ở phố Hàng Bạc, địa bàn hoạt động của chị không cố định, sáng thấy dáng chị đổ bóng xuống trên những con ngõ ở Tạ Hiền thì ban chiều đã thấy chị đang bán hàng ở Đào Duy Từ, với chị ngõ không chỉ là nơi bán buôn, nó còn chất chứa bao nhiêu kỷ niệm gắn với cuộc đời. Chị tâm sự, niềm hạnh phúc nhất là thỉnh thoảng chị lại được phục vụ nhiều diễn viên, nhạc sĩ nổi tiếng ghé vào ăn.

Người hâm mộ

 
Chia sẻ