25 thg 2, 2013

Tương lai của đồng tính tại Việt Nam?



Hiện tượng đồng giới đã trở nên quá quen thuộc ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nhưng nó bắt nguồn từ đâu và nó còn đi tới đâu mới là điểm tận cùng?





Bạn có thật sự hiểu được sự hình thành và phát triển của hiện tượng đồng giới ở Việt Nam. Hẳn sẽ chẳng có nghiên cứu khoa học hay thống kê nào mang đến con số chính xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nó hơn thông qua những cột mốc khiến xã hội phải để ý đến hiện tượng đồng giới.

Giai đoạn 1999 – 2003

Chỉ từ khi tác phẩm “Một thế giới không có đàn bà” năm 1999 của tác giả Bùi Anh Tấn ra mắt bạn đọc thì vấn đề đồng tính trong đời sống xã hội mới được đề cập đến nhiều hơn. Đâu đâu tại các quán café hay chốn công sở, bạn cũng có thể nghe bàn luận về vấn đề được coi là nhạy cảm vào thời điểm đó.




Người ta mới giật mình nhìn lại một vấn đề hình thành rất lâu là xã hội đã và đang xuất hiện một giới tính mới nhưng nó vẫn còn nằm trong một dấu hỏi hay một ẩn số lớn mà chẳng ai có thể phát hiện hay tìm hiểu kĩ càng về nó.

Xã hội thời điểm hiện tại coi đồng tính như một thứ gì đó bệnh hoạn và hầu như đa số đều nhìn hiện tượng này với đôi mắt thiếu thiện cảm. Người đồng giới trong giai đoạn này có lối sống ẩn dật và rất ngại thể hiện bản thân.

Giai đoạn 2004 – 2008

Vào năm 2004, bộ phim “Alexander” của nam tài tử Colin Farrell đã gây khá nhiều tranh cãi khi đề cập đến vấn đề tình dục đồng giới. Cũng cùng năm đó nam diễn viên này tiếp tục tham gia “A Home At The End Of The World”, bộ phim tiếp cận thẳng thắn vấn đề đồng tính.

“A Home At The End Of The World” đặc biệt gây ấn tượng với nụ hôn ngọt ngào lãng mạn giữa Bobby (Colin Farrell thủ vai) và Jonathan (Dallas Robert thủ vai) sau buổi khiêu vũ. Cảnh quay được thực hiện khá tinh tế theo nhiều góc máy khác nhau tạo nên một cơn sốt về đồng tính.






Nụ hôn ngọt ngào giữa hai diễn viên chính

Dư âm của bộ phim này cũng ảnh hưởng ít nhiều tại Việt Nam và cũng trong thời điểm đó nhiều người đã hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các dạng của đồng tính chứ không còn theo quan niệm sơ sài là đồng tính bao gồm cả: đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian).

Nhiều người cũng bắt đầu tìm hiểu về thế giới thứ ba cũng như tiếp nhận nó theo hướng có phần tích cực hơn. Đây cũng là lúc xã hội ghi nhận sự hiện diện của giới đồng tính tại các tụ điểm vui chơi hay đi hát đám ma làm trang điểm,…

Cuối năm 2008 cũng bắt đầu xuất hiện các vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến người đồng tính. Cụ thể như, Tối 3/11/2008, khi ông chủ cây xăng gọi lên phòng, Nguyễn Viết Đăng đã giấu cây búa trong người. Sau khi “quan hệ”, y đã ra tay sát hại nạn nhân lục lọi lấy máy tính xách tay, điện thoại di động, 6 triệu đồng cùng chiếc xe Dylan bỏ trốn.

Giai đoạn 2009 – 2012

Đây được xem là giai đoạn phát triển cực thịnh của đồng giới và đi kèm theo nó là những hệ lụy. Dĩ nhiên, theo cách nói của người đồng giới thỉ trong xã hội bình thường có người tốt, người xấu thì trong thế giới thứ ba cũng vậy. Không nên đánh đồng tất cả hiện tượng tiêu cực của một hai đối tượng lên cả cộng đồng người đồng tính.

Tuy nhiên, đây cũng là năm đánh dấu những án mạng nghiêm trọng về đồng giới với mức độ và tần suất tăng theo thời gian. Gần đây nhất là vụ giết người chặt xác của tên Ngô Văn Tâm (19 tuổi, ngụ Trà Vinh) và Trần Từ Điển (23 tuổi, ngụ Bạc Liêu). Tâm thuê phòng tại cư xá Long Bình, phường An Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) trọ cùng hai thanh niên làm chung công ty là Điển và Bùi Thanh Liêm (26 tuổi, ngụ Bến Tre).

Liêm nhiều lần đề nghị quan hệ đồng tính với bạn cùng phòng kèm lời hứa cho nửa tỷ đồng nên được Tâm "chiều tới bến". Cũng theo Tâm do cần tiền phẫu thuật cho bạn gái nên kêu Liêm thực hiện lời hứa nhưng không được đáp ứng. Cho rằng bị lừa, thanh niên này bàn với Điển tìm cách sát hại Liêm cho bõ tức.

Thời gian này báo mạng cũng thoải mái đưa tin về các “người đẹp” chuyển giới như: Cindy Thái Tài, Lâm Chí Khanh, Long Nhật,… Xã hội cũng gần như trở nên quen thuộc với hình ảnh những cặp đôi đồng tính tại các địa điểm công cộng.

Cuối năm 2012 chính phủ cũng tiến hành nghiên cứu hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Nhưng trước đó các cuộc đám cưới đồng giới cũng đủ khiến cộng đồng mạng xôn xao. Đi kèm với hiện tượng ca sỹ chuyển giới Nguyễn Hương Giang được công nhận trong một cuộc thi âm nhạc thật sự đã chứng minh xã hội có cái nhìn thoáng hơn về đồng tính.

Vào tháng 11 triển lãm The Pink Choice của nữ nhiếp ảnh gia Maika Elan đã phát họa khá chân thật đời sống của những cặp đôi đồng tính. Cùng với clip Pede là những lời tự sự chân thực, trần trụi của Yuki khiến không ít người rơi nước mắt vì xúc động, khép lại một năm thật sự ồn ào của thế giới thứ ba.

Hướng tới tương lai

Người đồng tính sẽ được công nhận rộng rãi vì thật sự xã hội đã có cái nhìn cảm thông hơn về họ. Lúc đó, họ có thể đăng ký kết hôn và sống với con người thật của mình chẳng cần phải che giấu hay e ngại, thậm chí là có thể có con hoặc sinh con nuôi.

Ngay cả ở một đất nước tiên tiến và tự do như Mỹ, một đứa bé thắc mắc vì sao mình có đến hai ông bố vẫn nhận được bức thư của giải đáp của Tổng thống. Điều đó đủ cho thấy được một cặp đôi đồng tính có thể sinh sống như những người bình thường và có quyền được xã hội tôn trọng.

Bé Sophia Bailey Klugh mở đầu bức thư bằng những nét chữ nguệch ngoạc, bày tỏ niềm vui “Khi ngài đồng ý rằng hai người đàn ông có thể yêu nhau, bởi vì cháu có hai người cha, họ yêu nhau rất nhiều”. Cô bé cũng cho Tổng thống biết mình bị chọc nghẹo vì lý do đó và hỏi ông sẽ làm gì khi ở trong hoàn cảnh của như vậy.






Bức thư của bé Sophia Bailey Klugh

Ngay sau đó, ông Barack Obama đã viết thư lại và cảm ơn cô bé về bức thư đầy ý nghĩa. Nói về chuyện Sophia có đến hai người cha, tổng thống Mỹ cho rằng: “Tại nước Mỹ, chẳng có 2 gia đình nào hoàn toàn giống nhau. Chúng ta tán dương sự phong phú như thế. Chúng ta nhận ra rằng dù cháu có hai người cha hay một người mẹ thì cũng chẳng thể vượt qua điều lớn lao hơn là tình yêu thương mọi người dành cho nhau. Cháu thật may mắn khi có đến hai người cha vô cùng quan tâm cháu. Họ cũng thật hạnh phúc khi có được cô con gái hiếm có như cháu”.

Barack Obama dặn dò: “Tôi và cháu đều rất may mắn khi được sống trong một đất nước mà mọi người sinh ra đều bình đẳng, dù ngoại hình thế nào, quê quán ở đâu hay cha mẹ là ai. Hãy đối xử với người khác như cách mà chúng ta mong muốn nhận được. Hãy nhắc nhở các bạn học của cháu về điều này nếu các bạn ấy làm tổn thương cháu”.

Quả thật, câu chuyện giữa cô bé Sophia Bailey Klugh và tổng thống Obama khiến nhiều người phải suy nghĩ về quyền của người đồng tính. Bởi thật sự họ cũng có tình cảm và suy nghĩ như người bình thường mà thôi.

Theo NCĐT

2 nhận xét:

Người đồng tình cũng như những con người bình thường khác, họ có khao khát yêu và được yêu! Người đồng tính muốn bày tỏ tình cảm của mình với 1 người bạn cùng giới là rất khó khăn nhưng họ đã lấy hết dũng khí để nói điều mà họ ước muốn và mong được đáp lại! Họ là người đồng tính nhưng cũng là con người bình thường mà thôi vì vậy họ cũng bình đẳng và có quyền dân chủ như chúng ta! Nên không đc phân biệt đối sử với họ!

cần phải có cái nhìn thiện cảm hơn với những người đồng tính

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ