10 thg 5, 2013

HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG, BẢN HÙNG CA THỜI ĐẠI


Trong tiết trời se lạnh của một chiều thu Hà Nội, chúng tôi tìm đến không gian riêng của nhạc sĩ Phạm Tuyên tọa lạc ở tầng ba một khu chung cư khá kín đáo và yên tĩnh. Đón tiếp chúng tôi ở cửa là một ông già phúc hậu, với ánh nhìn trìu mến và giọng nói trầm ấm, âm vang, ông đã đưa chúng tôi quay lại 40 năm về trước để cùng sống lại những cảm xúc của một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Da (quận Hoàn Kiếm) trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa.  Truyền thống ấy như chất xúc tác giúp người nghệ sĩ này luôn bản lĩnh, vững vàng, nhưng không kém phần thăng hoa để tiến lên đỉnh cao âm nhạc. Với sự nghiệp sáng tác bền bỉ, nỗ lực không ngừng của mình, ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến mọi người nể phục. Trong kho tàng phong phú đấy bên cạnh những bài hát tươi vui, nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị và giàu tình yêu với quê hương đất nước dành cho thiếu nhi, người lao động, chị em phụ nữ thì không thể không nhắc đến những bài hát ghi lại khí thế hừng hừng chống thực dân Pháp, đế quốc.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên năm nay đã ngoài 80 tuổi. Tóc bạc, da mồi nhưng ánh mắt ông vẫn ngời sáng và nụ cười vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi hồi tưởng về những đứa con tinh thần của mình “… Có những bài ca được viết ra trong lúc phấn khởi, hào hứng, hoặc lúc dạt dào xúc cảm và người viết mong đợi có được sự cộng hưởng của nhiều người, được bay xa và hồi hộp theo dõi sức sống của nó trong công chúng và thời gian. Nhưng cũng có những bài ca được viết ra như một sự động viên chính mình. Trong một bối cảnh thật quyết liệt, mà bản thân người viết ra nó không chắc mình có còn được nghe nó vang lên thành âm thanh nữa hay không, chứ chưa nói tới việc trông đợi nó được phổ biến rộng rãi tới mọi người. Cũng có thể nói đó là trường hợp của bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ.”
 Theo lời kể của ông thì năm 1972, ông cùng một số anh em nhạc sĩ được cử ở lại Hà Nội để trực về công tác phát thanh văn nghệ trên làn sóng truyền thanh, trong khi đại bộ phận anh em trong cơ quan đang hòa vào dòng người tấp nập đi sơ tán theo đúng chủ trương chỉ đạo của Đảng. Mặc dù tất cả mọi người đều cùng được thông báo về khả năng địch sẽ ném bom các cơ sở của Đài nếu chúng tấn công vào Hà Nội, nhất là khu vực phố Quán Sứ, nơi có trụ sở chính của Đài - nằm trong trọng điểm ném bom của địch vì đế quốc Mỹ ý thức được rất rõ tác dụng to lớn của lời thơ, tiếng nhạc trên làn sóng của Đài Trung ương trong những ngày cuối năm 1972 này đối với đồng bài cả nước, nhất là đối với chiến sĩ và đồng bào ở tiền tuyến lớn miền Nam; nhưng khi sự việc xảy ra ai ai cũng không khỏi bàng hoang trước sự tàn bạo và khốc liệt mà mình đang trực tiếp chứng kiến.
Ngày 18/12/1972, và 4 giờ sáng ngày 19/12, Đài phát sóng lớn của ta ở Mễ Trì (ngoại thành Hà Nội) đã bị địch đánh sập. Trưa hôm đó, khoảng 11 giờ 30, địch ném bom Đài phát sóng Bạch Mai (Ngã Tư Vọng) và đó cũng là khu tập thể mà ông đang ở. Hình như còn thấy cuộc oanh kích trên là chưa đủ để hủy diệt sức sống mãnh liệt của quân, dân Hà nội nên sáng 22/12, từ 4 giờ sáng địch lại dùng B52 ném bom rải thảm khu vực này một lần nữa. Và lần này chúng đã đạt được mục đich khi biến khu tập thể thành một đống gạch vụn, nhà cửa tan hoang, đổ nát. Trưa hôm đó, từ nơi trực ở phố Quán Sứ, ông vội đạp xe về xem lại căn nhà của mình ở khu tập thể. Vệt bom đã đi đúng vào căn nhà bé nhỏ nằm gọn trong khu tập thể. Chiếc đàn dương cầm hằng ngày gắn bó với những lời thơ, nốt nhạc của người nghệ sĩ nay bị vỡ thành nhữngmảng lớn, phím đàn xộc xệch. Giường ngủ, tủ sách bị sập gãy, vôi vữa của tường nhà và trần bị sụp đổ hoàn toàn. Sách nhạc, bản nhạc bị cháy xém nằm ngổn ngang trong căn nhà tốc mái…
Trên đường về cơ quan, ông không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai hoang tàn xơ xác vì bom đạn quân thù. Tuy nhiên chính trong khoảnh khắc đó lòng ông lại lại trào dâng lên một cảm giác rất lạ: vừa đau thương, mất mát lại vừa quá đỗi tự hào. Vì khi nhà cửa đổ nát, tan hoang , các gia đình hầu như đều đi sơ tán hết thì ở khu phố Khâm Thiên không nhà nào khóa cửa và tuyệt đối không có nạn trộm cắp, hôi của… Thay vào đó, dân Hà Nội tất bật dọn dẹp lại nhà cửa, đường phố trật tự, ngăn nắp. Khi mà nỗi đau “chẳng phải của riêng ai”, chung quanh mình còn rất nhiều cảnh thương tâm, ông bỗng nhiên thấy ấm lòng trước nghĩa của cao đẹp như cảnh từng đội dân phòng giúp dân cứu sập hầm, cảnh bà con lối xóm giúp đỡ nhau nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau trận bom hay cảnh các y tá, bác sĩ, bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai, vẫn bình tĩnh xử lý các ca bệnh theo trình tự...Giữa hai trận oanh kích, Hà Nội của chúng ta gan góc, vững vàng đến kì diệu. Trong gian khổ, hoạn nạn, hình như người ta lại thấy dường như mình thương yêu nhau hơn, sẵn sàng hi sinh để cứu giúp nhau, những cặp mắt thâm quầng sau nhiều đêm mất ngủ với hàng chục đợt báo động vẫn ánh lên một cái gì kiên định, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng, vào một chiến thắng đang đến rất gần.
Đêm hôm ấy, trong một đợt báo động kéo dài, ngồi trong căn hầm ở ngay khu vực trọng điểm, ông đã viết bài hát trữ tình: “Hà Nội, những đêm không ngủ” , ghi lại tình cảm của mình trong những ngày đầu của đợt tập kích của địch mà lúc đó không biết được lúc nào sẽ kết thúc, thầm gửi tình yêu thương, nhớ nhung tới vợ con lúc này đang ở nơi sơ tán, đêm đêm vẫn nhìn về vầng lửa đạn bao trùm cả thủ đô. Đó là một bài tình ca, nhớ vợ con là chính, song ông vẫn rất tự hào: "Hà Nội đêm nay vẫn vang bài tình ca, Hà Nội anh hùng thủ đô của chúng ta…” Bởi theo lời kể của ông lúc đạp xe qua phố Bà Triệu, khi tiếng còi báo động chấm dứt, tiếng hát lời ca vẫn được dõng dạc ngân vang. Một Hà Nội bình yên sâu lắng đến lạ kỳ sau mưa bom, bão lửa
Ngày 25/12 trôi qua trong yên bình nhưng đến ngày 26/12, cả Hà Nội rung lên trong tiếng máy bay và tiếng đạn bom. Khu phố Khâm Thiên đông đúc đã bị ném bom rải thảm. Đau thương, tang tóc bao trùm lên cả khu phố lao động sầm uất, đông vui trước kia. Tuy nhiên nén đau thương lại, quân và dân Hà Nội vẫn kiên cường chiến đấu. Nhờ đấy, ngay trong đêm 26/12/1972, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên thắng lớn. Trong không khí hồ hởi, ngay sáng hôm sau, 27/12, tại phòng giao ban của Đài tiếng nói Việt Nam, Tổng giám đốc Trần Lâm thông báo, đêm hôm qua bộ đội ta bắn rơi 8 B52, riêng Hà Nội đã bắn rơi 5 pháo đài bay, có 4 chiếc rơi tại chỗ.Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời hết lời kêu gọi: “ Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kịch. Các đơn vị hãy bắn thật nhiều B.52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội, thủ đô thân yêu của chúng ta”.
Trong không khí căng thẳng đó chữ Điện Biên Phủ quả thực có sức mạnh kì lạ. Lời của Đại tướng cùng với quyết tâm chiến đấu của quân, dân ta đã gây cho ông một niềm xúc động sâu sắc, ý nghĩ sáng tác bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ bỗng lóe lên tròn trí óc ông. Thế là trong đêm 27/12, trong một đợt báo động kéo dài, ngồi trong hầm của Đài ở phố Quán Sứ, giữa lòng Thủ đô rực lửa chiến đấu, những nốt nhạc, những lời ca hùng tráng và tuôn chảy, bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ đã ra đời. Bài hát thực sự là một hành khúc đĩnh đạc, khỏe khoắn, hào hùng vừa tha thiết, dạt dào cảm xúc. “Hà Nội đây/ Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta/ Đây chỉ vì non nước riêng này/ Phất ngọn cờ sao chính nghĩa/ Hà Nội ơi/ Trong bom đạn vẫn ngời sáng tương lai/ Ghi chiến công tuyệt vời một “Điện Biên” sáng chói…”
Bài hát Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Sáng ngày 28/12, ông hát cho mấy anh em trực cùng nghe. Mọi người ai cũng động viên ông nên đưa ngay sang báo Nhân dân để kịp đăng trong những ngày khói lửa này. Vừa dứt đợt báo động, đường phố còn vắng teo, ông đã vội vã đạp xe tới tòa soạn báo ở phố Hàng Trống. Lúc bấy giờ nhà văn Thép Mới, lúc đó là tổng biên tập của tòa soạn đã không nén nổi ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của một nghệ sĩ giữa cảnh chiến tranh bom đạn như thế này, nhưng ông còn ngạc nhiên hơn khi nghe chính người nhạc sĩ đấy trình bày ca khúc ngay dưới gốc đa ở sân tòa soạn. Chính từ cơ duyên đó, sáng ngày 29/12, ông đã không thôi cảm động khi được chứng kiến bản nhạc được in trang trọng trên báo, giữa lúc địch chưa chấm dứt cuộc chiến tranh leo thang. Nhà báo Hữu Thọ (sau này có thời kì là Tổng biên tập báo Nhân Dân) trong bài hồi kí “Mười hai ngày tầm vóc thấy cao thêm” in trong tập “ Mười hai ngày ấy” (NXB Văn học – 1973) có đoạn viết: “ Buổi sáng ngày 28, một anh nhạc sĩ đến gặp Tòa soạn. Anh mang đến một bản nháp bài nhạc mới làm đêm qua. Trên ghế đá dưới một gốc đa anh hát cho mấy người nghe. Mọi người đều biết: Bom địch ném vào khu nhà anh ở. Chiếc dương cầm của anh bị hỏng, nhưng anh muốn đóng góp tâm hồn mình vào cuộc chiến đấu chung. Bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ ra đời như thế! Hôm sau bài hát đã đăng trên một tờ báo và Đài phát thanh dựng bài hát đầu tiên về Hà Nội, mười hai ngày đêm chiến đấu của ta phát đi muôn phương… Và chính đó là sức mạnh Hà Nội”.
Ngay chiều hôm đó, để cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, các anh em trong ban văn nghệ đã quyết định làm một chương trình văn nghệ đặc sắc trên đài gồm thơ và nhạc, viết về những ngày tháng chiến đấu hào hùng của quân và dân Hà Nội. Mặc cho tiếng còi báo động rền vang, các bác Trần Thụ, Mạnh Hà, Hoàng Mạnh và ông đã quyết tâm bằng mọi giá phải thu được bài hát, kể cả khi có thể hôm nay hoặc ngay ngày mai thôi phòng thu có thể bị bom đánh sập. Chính nhờ những nỗ lực đó mà buổi phát thanh đêm 29/12 đã gây xúc động cho rất nhiều người, không chỉ các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu và nhân dân Hà Nội mà âm hưởng của bài hát đã vang vọng tới cả đồng bào miền Nam. Và cũng trong ngày hôm đấy, khi chiến dịch 12 ngày đêm đang còn tiếp diễn, trong chương trình “ Tiếng hát gửi về miền Nam”, bài hát đã được phát đi trên làn sóng điện. Có một điều đặc biệt, bài hát ngân vang khắp hai miền vào đêm 29 thì ngày 30, Mỹ xuống thang ném bom. Nhiều người dân miền Nam không khỏi xúc động khi thốt lên rằng : “ Hà Nội vẫn đánh giặc, vẫn ca hát và ngâm thơ, đó là tín hiệu của một ngày chiến thắng không xa”. Để rồi những ngày tiếp theo, nó đã được tung đi muôn phương, khắp bạn bè năm châu, bốn bể.
Cũng tại căn phòng nhỏ ở 58 Quán sứ nơi nhạc sĩ và gia đình tạm trú sau khi khu nhà ông ở bị sập vì bom Mỹ, ông đã khởi thảo bản tổ khúc hợp xướng 4 chương về 12 ngày đêm lịch sử với tiêu đề Vầng sáng Hà Nội, sau này được dàn dựng và phát sóng rộng rãi.
Sau này trong bài “ Tâm lý của người Việt Nam và “phép thử” của Ních – xơn” của giáo sư Phạm Hoàng Gia bài hát Hà Nội – Điện Biên Phủ cũng được trân trọng nhắc đến  “ những ưu việt của chế độ xã hội, những năng lực tiềm tàng của con người như được phát triển. “Gian nan nhiều thì suy nghĩ sâu” (Nguyễn Trãi), báo chí, văn nghệ chúng tôi có thêm những sinh sắc mới, ý tứ hay nẩy nở tuôn trào. Chị công nhân cũng ngạc nhiên khi thấy mình có thêm cả tài bắn pháo. Anh bạn của tôi, một nhà khảo cổ học, mất người thân, nhà đổ, lại nẩy thêm cảm hứng của nhà văn. Người nhạc sĩ quen biết, đàn vỡ và không còn chỗ ở, giữa tiếng bom rền nghe thấy Hà Nội như đội tiếng súng Điện Biên Phủ; và đối với Hà Nội, bài nhạc mới của anh cũng có sức thúc đẩy như bản giao hưởng chống phát xít Đức số 7 năm xưa… Tất cả những điều ấy sẽ giúp cho chúng tôi đứng thẳng, nếu ông chưa hiểu và vẫn tiếp tục âm mưu dùng sức mạnh…” Trong căn gác nhỏ, ngồi nghe ông kể chuyện viết nhạc dưới mưa bom lửa đạn trong trận chiến Điện Biên Phủ trên không mới hay, tinh thần lạc quan của người nhạc sĩ thật đáng nể.Bài hát như một bản hùng ca về ý chí và hào khí của người Hà Nội trong trận chiến bảo vệ Thủ đô, cũng như niềm tin chiến thắng trước chiến dịch không kích Hà Nội bằng B52 của đế quốc Mỹ.
Đọc những dòng tâm sự của một cựu chiến binh gửi cho nhạc sĩ Phạm Tuyên: “…Những ai đã sống đúng thời điểm đấy mới cảm thấy hết được sức lay động của ca khúc. Là một người lính, tôi mang ơn Phạm Tuyên vì ca khúc ấy của ông, nó đã khiến tôi yên lòng khi nghĩ về Hà Nội và những người than yêu của mình đang dưới tầm bom hủy diệt. Âm nhạc không chỉ mang đến cảm xúc mà còn giữ cho ta niềm tin và hi vọng…” chúng ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của bài hát. Được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, bài hát chính là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, lời ca hàm chứa một sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta thêm vững vàng, kiên định, tin tưởng vào chiến thắng đang đến rất gần.
Kết thúc buổi phỏng vấn, vẫn với giọng điệu trầm ấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên khiêm tốn nói: “Xin để cho công chúng và thời gian giám định tác phẩm. Riêng đối với tôi thì đó là một kỉ niệm khó phai mờ trong cuộc đời sáng tác của mình”. Đồng thời ông cũng bày tỏ đôi điều trăn trở đối với âm nhạc nước nhà. Theo ông, trong thời kì kháng chiến, âm nhạc có hai chức năng quan trọng là chức năng cổ vũ và giải trí nhưng chức năng giải trí bị hạn chế bớt đi, chủ yếu là chức năng cổ vũ, động viên quân và dân ta chiến đấu. Từ ngày hòa bình được lập lại đến nay, giai điệu, ca từ trong các bài hát có phần nhẹ nhàng hơn, phù hợp với cuộc sống yên bình hiện tại nhưng không vì thế mà chúng ta được phép quên đi chức năng cổ vũ của âm nhạc. Đáng tiếc rằng hiện nay, nhiều bài hát việt đã quá thiên về chức năng giải trí, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả mà ít đề cập đến các vấn đề lớn của đất nước, của dân tộc làm giảm đi sức mạnh lớn lao của âm nhạc dân tộc. Qua nhiều trải nghiệm trong sự nghiệp sáng tác, nhạc sĩ Phạm Tuyên cho rằng: “Tình cảm của người viết phải hòa nhịp với tình cảm nhân dân, như vậy mới có sự cộng hưởng trở lại”. Niềm vui lớn đối với nhạc sĩ chân chính không phải là ở lợi nhuận hay danh tiếng tác phẩm mang lại mà chính là ở việc các bài hát của ông có chỗ đứng trong lòng công chúng hay không.Với những đóng góp của mình, ông đã được vinh danh là công dân ưu tú Thủ đô năm 2011 và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

Rời căn nhà nhỏ đơn sơ nằm gọn trên tầng ba của một khu chung cư tương đối yên tĩnh, kín đáo ở khu phố Vạn Bảo, âm hưởng hào hùng nhưng cũng không kém phần tha thiết của ca khúc Hà Nội – Điện Biên Phủ dường như vẫn còn vang vọng trong tâm trí của mỗi cá nhân, gợi nhắc thế hệ trẻ chúng tôi không được phép quên đi những khoảnh khắc hào hùng của lịch sử. Để chúng tôi ý thức được thêm sâu sắc sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình là phải cố gắng giữ gìn chủ quyền thiêng liêng, nền độc lập, tự do của dân tộc mà bao thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ.
Thực hiện Nhóm SV


57 nhận xét:

Đọc lịch sử hào hùng của dân tộc qua lời kể của những người đã trực tiếp tham gia chiến đấu và bảo vệ đất nước, tôi thấy càng yêu quê hương đất nước việt nam hơn. Tôi nguyện sống, học tập và chiến đấu theo Đảng Cộng sản, theo đường lối cách mạng mà Bác Hồ đã lựa chọn

Một bản hùng ca sáng chói của dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không là một chiến thắng lịch sử ghi dấu trí tuệ và lòng kiên cường bất khuất của nhân dân chúng ta quyết không chịu khuất phục trước đế quốc Mỹ gian ác để giành lại độc lập cho dân tộc

Có rất nhiều trận chiến, có rất nhiều chiến thắng mà quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giàng được trong lịch sử. Chúng ta có quyền tự hào về quá khứ anh hùng đó. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng vẫn đang lãnh đạo đất nước đưa chúng ta phát triển hội nhập quốc tế.

quá khứ bi thương và hào hùng được thể hiện một phần nào qua những tác phẩm của bác Phạm Tuyên. Lúc đầu tôi nghĩ bác chỉ đơn thuần là nhạc sĩ trong thời chiến, không ngờ bác còn là một vị anh hùng, là người đã bắn rơi một chiếc B52 trong trận Hà Nội - Điện Biên phủ trên không!

Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng chiến thắng oanh liệt 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội (tháng 12 - 1972) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử của dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Thủ đô ngàn năm văn hiến.

CHúng cháu tự hào vì những con người anh hùng như bác Phạm Tuyên. Thế hệ các bác, thế hệ cha ông đi trước, đã hy sinh xương máu cho độc lập tự do của dân tộc. Chúng cháu thế hệ sau này quyết tâm sẽ giữ gìn và bảo vệ tổ quốc này

Qua những chia sẻ của họ những người như bác Phạm Tuân, có thể thấy rõ hơn ý chí quyết thắng, tinh thần sáng tạo của quân chủng phòng không không quân VN, sự giúp đỡ to lớn của các chuyên gia Xôviết, sự ủng hộ của những người Mỹ yêu chuộng hòa bình... Nghe lại những ký ức về chiến tranh, để thấy quý hơn hòa bình.

Em may mắn sinh ra trong hòa bình, thực sự là không thể cảm nhận được những khó khăn vất vả của ông cha ta. Nhưng em thực sự xúc động khi đọc những bài viết lịch sử. Em thấy tự hào lắm, tự hào là người Việt Nam

Trận chiến Hà nội điện biên phủ trên không chính là trận chiến mà khiến cho thế giới nhìn thấy sự thất bại của Mỹ là minh chứng về tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Cơn-oen, Tham mưu trưởng không lực Mỹ đưa ra lời thú nhận: "Lực lượng phòng không của bắc Việt Nam là lực lượng đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà phi công Mỹ chưa bao giờ gặp phải". Còn Kít-xinh-giơ phải thừa nhận: "Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới".

các báo chí nước ngoài đã đưa tin: ""Hãng tin UPI của Mỹ ngày 31-12-1972 khẳng định: "12 ngày ném bom trở lại vùng Hà Nội, Hải Phòng được coi là cuộc ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh, đã làm cho Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất về người và trang bị". Thời báo Niu Oóc số ra ngày 20-12-1972 bình luận: "Tổng thống Mỹ lại một lần nữa quay về với sức mạnh thô bạo để tìm cách giành lấy những mục tiêu rộng lớn hơn của ông ta ở Đông - Nam Á, những mục tiêu không bao giờ là hiện thực và cần thiết cho lợi ích an ninh của nước Mỹ.

Trong cuốn sách Không còn những Việt Nam nữa, chính cựu Tổng thống Ních-xơn đã thừa nhận: "Thất bại ở Việt Nam là thảm họa lớn nhất đối với nước Mỹ. Từ nay không còn ai muốn có những (cuộc chiến tranh) Việt Nam nữa!". Vâng chính Mỹ cũng phải thừa nhận đã thua Việt Nam

Điện biên phủ trên không, một thời kỳ lịch sử, một mốc son đáng tự hào trong sự ngiệp chống giặc ngoại xâm của dân tôc viêt nam ta. Xin cảm ơn các thế hệ cha anh đã không tiếc sương máu để bảo vệ vùng trời, bảo vệ tổ quốc việt nam tươi đẹp của chúng ta, Một lần nữa xin cảm ơn..!

Thời thế sinh anh hùng mà. Chính trong những hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhất, những lúc con người chịu nhiều đau khổ, nhiều khó khăn nhất. Đó cũng chính là lúc tinh thần cách mạng lên cao nhất, chính những lúc đó xuất hiện những bài ca, câu hát đi vào giai thoại, đi vào lịch sử, đi vào lòng người, cổ vũ tinh thần ý chí cho toàn thể dân tộc việt nam đứng lên chống mỹ. Hà Nội- điện biên phủ trên không chính là khúc ca đó.

khi nhắc đến chiến tranh của việt nam, tất cả các nước trên thế giới không ai không biết đến những trang lịch sử 2 cuộc chiến đấu đầy hào hùng của nhân dân việt nam là " chiến dich điện biên phủ, và điện biên phủ trên không" nó là tiếng súng mạnh nhất của của dân tộc việt nam dành cho nhà nước cầm quyền mĩ lúc bấy giờ!! các thế hệ những người dân việt nam luôn tự hào!!!

học bài này mà cảm thấy tự hào lắm ý, "điện biên phủ trên không' là tiếng súng lấy mạng cho cuộc chiến tranh của mĩ trên đất nước việt nam, với chiến thắng này mà nước mĩ không còn lời lẽ nào để nói, phải ngậm ngùi kí vào hiệp ước...

Trận Điện Biên Phủ trên không đã giáng một đòn mạnh vào niềm kiêu hãnh của quân đội Mỹ và buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán. Đây là 1 chiến thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng của quân và dân Việt Nam. Tạo nên khí thế để quân ta có thể giành thắng lợi trong các cuộc chiến sau đó.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. "Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế.

"Mỹ cút" tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào". Miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, kết thúc trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. chiến thắng đó mãi trong lòng dân tộc

Hơn 35 năm đã trôi qua nhưng ký ức người Hà Nội và người dân cả nước vẫn không quên những sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối năm 1972 ấy. B52 rải thảm Hà Nội, máu rơi, nhà đổ… nhưng lòng người thì vẫn đứng vững

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam; chứng minh hùng hồn chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng chiến công chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm, giữ nước của dân tộc.

Khâm phục những người trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, thế hệ trẻ hôm nay quyết tâm tiếp tục giữ gìn và phát huy những thành quả của thế hệ cha anh đi trước, góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng nước nhà ngày càng giầu mạnh.

Phát huy truyền thống anh hùng của Bộ đội Phòng không – không quân, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, các cựu chiến binh nguyện tiếp tục cống hiến hết sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết giữ gìn non sông gấm vóc trường tồn, bền vững và phát triển.

Hào khí Việt Nam, vận hội mới của đất nước thôi thúc chúng ta tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng với công lao to lớn, khát vọng cháy bỏng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng

có đường lối đúng đắn, sáng tạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; tự hào với truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, một Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân;

Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội rađa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch. chiến thắng điện biên phủ đã thể hiện được sức mạnh tinh thần dân tộc

tự hào về dân tộc ta, một dân tộc giầu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình và công lý, không bao giờ chịu cúi đầu, khuất phục trước bất kỳ thế lực xâm lược hung bạo nào; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm giữ gìn và phát huy cao độ truyền thống vẻ vang đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Hà Nội điện biên phủ trên không thực sự là một trong những chiến thắng mang tính lịch sử vang dội của nhân dân Việt Nam. Những cuộc chiến như thế không những thúc dục những người hiện tại phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của những người trong quá khứ mà còn khẳng định lại một lần nữa Việt Nam là đất nước của những bản hùng ca anh dũng, nhân dân Việt Nam quật cường, dũng cảm.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, ghi đậm dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Bác Hồ kính yêu.

Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã đập tan âm mưu thâm độc của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, thôi thúc toàn dân đoàn kết, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi hoàn toàn ở cả hai miền Nam – Bắc

Với chiến thắng “Hà Nội– Điện Biên Phủ trên không”, ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”. Chiến thắng đó tạo ra bước ngoặt căn bản, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam giành thắng lợi- “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ mới xã hội xã hội chủ nghĩa, đánh bại sức mạnh quân sự hùng hậu của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ

chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ xã hội mới, được bắt nguồn từ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh tự vệ mà nhân dân ta tiến hành.
Chiến thắng đó chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Chiến thắng đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Sau chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” và thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, chủ quyền.

Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sức sống của học thuyết Mác– Lê-nin về chiến tranh và cách mạng và giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy sự đúng đắn của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp là học thuyết Mác – Lê-nin về chiến tranh cách mạng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. "Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. "Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế.

Hơn 35 năm đã trôi qua nhưng ký ức người Hà Nội và người dân cả nước vẫn không quên những sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối năm 1972 ấy. B52 rải thảm Hà Nội, máu rơi, nhà đổ… nhưng lòng người thì vẫn đứng vững. ý chí kiên cường bất khuất không chịu khuất phục kẻ thù, đấu tranh chống giặc ngoại xâm vẫn luôn còn mãi

Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, chúng ta đã rất thành công trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, tạo nên hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù

Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cũng chính là chiến thắng của nghệ thuật sử dụng lực lượng, bày binh, bố trận, cơ động tác chiến, theo một ý định cách đánh. Phát huy cao độ tiềm năng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, tạo nên hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng, vừa tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn, vừa đồng thời đánh liên tục, tại chỗ, rộng khắp trên các địa bàn

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, ghi đậm dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Bác Hồ kính yêu.

Với chiến thắng “Hà Nội– Điện Biên Phủ trên không”, ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”. Chiến thắng đó tạo ra bước ngoặt căn bản, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam giành thắng lợi- “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ mới xã hội xã hội chủ nghĩa, đánh bại sức mạnh quân sự hùng hậu của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ

Chiến thắng đó chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của một đảng mác-xít chân chính, với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng có vũ khí trang bị hiện đại nhất.

Chiến thắng đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Sau chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” và thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, chủ quyền.

đã trôi qua bao nhiêu năm con người đất nước đã vững mạnh hơn vào không ngừng phát triển phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, những người dân chịu biết bao khổ cực trong cuộc chiến tranh và giờ họ xứng đáng có một cuộc sống âm no hạnh phúc. Chiến tranh đã qua đi bao nhiêu người đã ngã xuống đó là niềm tự hào của dân tộc của đất nước. Cho thấy sự kiên cường bất khuất của dân tộc không bao giờ sợ kẻ địch dù kẻ địch có mạnh tới mức nào đi chăng nữa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không là một chiến công hiển hách của nhân dân Việt Nam và sau đó là đi đến chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Hơn 40 năm đã trôi qua nhưng người Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung không thể nào quên được những đau thương mà B52 gây ra. Mỹ đã đưa B52 rải thảm Hà Nội, máu rơi, nhà đổ… nhưng lòng người Việt Nam thì vẫn đứng vững. Những người đã sống trong thời kỳ của bom đạn, đã quyết tâm với ý chí cách mạng cao nhất cho công cuộc bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước.

Hà Nội với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không không chỉ được người dân trong nước mà người dân nước ngoài nhắc đến. 12 ngày đêm bom lửa, người dân Hà Nội nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đã mang quyết tâm ý chí mạnh mẽ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, đánh thắng B52 một điều tưởng như là không tưởng - đáng vào cái mà Mỹ đã tự hào là không thể thất bại. Hà Nội ngày nay đã bình yên, thế nhưng những xác máy bay vẫn còn lại luôn nhắc nhở thế hệ sau này phải ghi nhớ những gì mà người Việt Nam xưa đã làm được cho độc lập hôm nay

Bác Tuyên có thể coi là nhân chứng lịch sử một thời oanh liệt hào hùng của dân tộc ta, cảm ơn những lời ca của bác, đó không chỉ là những bài nhạc hay mà còn là những trang sử lý một thời hào hùng của dân tộc ta

Biết ơn những người lính đã ngã xuống để bảo vệ non sông đất nước này là điều mà thế hệ sau luôn được giáo dục. Riêng tôi tôi rất cảm phục những người lính thuộc mặt trận văn hóa, đã có không ít những văn nghệ sĩ đã không quản ngại hiểm nguy vẫn bán sát trận địa để phục vụ, cổ vũ tinh thần cho những người lính chiến đấu

Đúng như nhận xét ý kiến trên, tôi cho rằng không chỉ có những người lính cầm súng xông pha trên mặt trận hàng đầu mới đáng khâm phục, biết ơn. CHúng ta cũng cần biết ơn lắm những con người cũng không quản ngại hiểm nguy để mang lời ca tiếng hát phục vụ bộ đội trong những tháng ngày cam go nhất

Mình không thể tưởng tượng được nếu mình bị rơi vào hoàn cảnh thời chiến tranh ác liệt thời ấy thì mình sẽ chống chọi ra sao,nay đi học chỉ thấy ùn tắc giao thông, trời nắng nóng như đổ lửa, mệt mỏi một chút mà đã thấy nản lắm rồi, thật quá khâm phục thê hệ cha ông!

Lịch sử của dân tộc ta thực sự đã có rất nhiều những chiến công hiển hách mà bạn bè năm châu biết đến và người dân việt Nam tự hào ! Điện biên phủ trên không cũng là một trong số đó ! Mình cũng không được sống trong thời kì hiển hách đó những được ông cha ta kể lại cũng thấy phần khích rồi ! Con người Việt Nam thật kì lạ ! nhỏ bé mà đầy nghị lực dũng cảm và trí thông minh :)

bây giờ mình mới được nghe bài hát Hà Nội- Điện Biên Phủ. Bài hát mang cảm xúc hào hùng, bi tráng thật đấy. Nhưng mà như tác giả nói, có lẽ mình không sống trong khoảnh khắc đấy của năm 1972 nên mình không cảm nhận được hết sức lay động của bản nhạc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của chúng ta đã được ghi danh vào lích sử như là một chiến công vĩ đại của nhân loại, chiến dịch Điện Biên Phủ của chúng ta là một chiến thắng lừng lẫy năm chấu, chấn động địa cầu. Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn mãi tới mai sau.

Mình rất thân tượng bác Phạm Tuyên không chỉ vì những bài hát hay mà bác đã cống hiến cho đời mà còn vì tinh thần dân tộc, yêu quê hương đất nước của bác, không quản ngại hy sinh,cố gắng bám trụ động viên tinh thần cho các chiến sĩ trên mặt trận tiền tuyến

những trang sử hào hùng cùng những chiến thắng chói lọi của quân và dân ta trong cuộc chiến vệ quốc không chỉ đi vào những giai thoại, những câu chuyện, thức phim mà nó còn được sống lại trong thơ ca, những tác phẩm tái dựng lại những năm tháng hào hùng đó, chưa bao giờ mà đất nước lại đồng lòng, chung sức hào khí hực hực khí thế chống giặc xâm lăng đến vậy!

chiến thắng điện biên phủ là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thể hiện ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước ta mà hàng nghìn năm nay đã gìn giữ được. cuộc chiến thể hiện tinh thần yêu nước của toàn dân, toàn đảng ta. và chiến thắng vĩ đại đó minh chứng được tinh thần yêu nước đó, và qua đó thể hiện sức mạnh của toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.

những chiến công đi cùng năm tháng không thể nào quên được, chiến thắng to lớn vĩ đại đó thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc và thể hiện lòng yêu nước của mỗi chiến sỹ, mỗi người dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước,.

Đăng nhận xét

Người hâm mộ

 
Chia sẻ