Chính Trưc@
Với sự ra đời của Nghị định 72/NĐ-CP dương như trong giới dân chủ không có đất để sống nên đã điên tiết lên để phản đối kiểu như: "tuyên bố nghị định số 72/2003/NĐ- CP vi phạm Hiến pháp, pháp luật Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt nam tham gia. Ngay cả trên các trang như Bauxite Việt nam còn thẳng thừng tuyên bố rằng: "Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Nghị định 72 chứa đựng những quy định đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trong các thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước, chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền."
Miếng mồi ngon đã bị quản lý chặt, cho nên các nhà dân chủ thi nhau đăng đàn tuyên bố phản đối Nghị định 72 cũng là điều dễ hiểu, trong đó tập trên các trang lề trái như Danlambao, bauxite.vn, Xuandienhannom... và sẽ không thấy làm lạ khi chúng còn viết ra bản tuyên bố đòi bài trừ Nghị định 72 khoảng hơn một trăm chữ ký. Tuồng cũ diễn lại hết tập hợp chữ ký đòi tự do công lý cho Đoàn Văn Vươn, đến Tuyên bố của công dan tự do, Tuyên bố đòi tự do cho Phương uyên, Đinh Nguyên Kha ... giờ lại diễn lại cái trò tập hợp chữ ký để phán đối Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý, sử dụng internet. Để làm gì khi màn kịch đó hạ màn sẽ vứt vào sọt rác chứ ? có biết bao nhiêu cuộc tuyên bố, cuộc vận động chữ ký đó thôi. Rốt cuộc chăng có ai tin và đi theo cái tuyên bố đó cả. Đơn giản thôi vì những tuyến bố đó là tập hợp những con người không có thiện chí, cùng lợi ích chống đối Đảng, Nhà nước nên tôn tại được bao lâu. Tuyên bố đó không nhằm mang lại lợi ích cho đông đảo nhân dân Việt nam, mà chỉ cho một số cá nhân có tư tưởng chống đối mà thôi?
Không chỉ có diễn đàn trong nước mà tất nhiên các quan thấy bên ngoài cũng đang lo sợ về Nghị định 72 cho nên BBC, RFA,RFI, VOA ... Cũng đăng đàn bới móc, chửi bới, phản đối Nghị định của chính phủ. Và đã thổi lên một cách quá mức với những lời lẽ và những tiêu đề gây sốc; thậm chí, họ còn phỏng vấn một số trí thức đã ký tên vào cái tuyên bố phản đối nêu trên. Chỉ có điều, hơn 100 chữ ký ấy liệu đã thật sự đại diện cho giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam hiện có tới hàng triệu người; cũng như đã thật sự đại diện cho hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống, làm ăn và học tập - nghiên cứu tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ hay chưa? - điều đó có lẽ cần phải nghiên cứu kỹ thêm? Hay là những trí thức với tư tưởng "vọng ngoại", bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà mà thôi. Mang danh trí thức kiểu như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ nhưng chủ yếu Đó là chưa kể tới tương quan so sánh giữa con số 100 có chút lẻ với con số 30 triệu người Việt thường xuyên sử dụng internet hiện nay.
Trên trang Bauxite việt nam hơn 500 người mà họ vẫn gọi là "nhân sĩ, trí thức" (không có căn cứ để chứng minh thật) đã mạnh mồm tuyên bố rằng:
Nghị định 72 chứa đựng những quy định đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trong các thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước, chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền.
Việc ban hành Nghị định 72 với những quy định vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ bị thực hiện tùy tiện vi phạm các quyền tự do ngôn luận của công dân, trong hoàn cảnh Việt Nam vừa tuyên bố là đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vụ xét xử phúc thẩm hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên được ghi nhận là một tiến bộ về tự do ngôn luận, trong lúc Việt Nam đang mong muốn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là việc làm đi ngược xu thế hội nhập của Việt Nam với thế giới, chỉ có tác dụng phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, hết sức bất lợi cho việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Theo báo cáo nhanh từ trang bauxite việt nam hiện có khoảng 630 người ủng hộ phản đối Nghị định 72, nhưng tin làm sao được khi mà nhiều cái tên trong đó chỉ là chung chung, không có địa chỉ cụ thể, không có căn cứ. Mà ở đời cái gì là giả, đã là ảo thì số lượng nhiều đến đâu cũng chẳng có nghĩa lý gì cả.
Ví như :
Nguyên Chinh, Hà Nội
Trịnh Lữ, dịch giả, Hà Nội
Hoàng Quân, sinh viên, Hoa Kỳ
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
Vũ Vân Sơn, CHLB Đức
Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
Nguyễn Quang Trọng, Pháp
Hà Vũ Trọng, dịch giả, TP HCM
Nguyễn Văn Viên, Công nghệ Thông tin, Hà Nội
Quyen Ha Duong, hưu trí, Hoa Kỳ
Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
Truong The Minh, công nhân, Hoa Kỳ
Nguyễn Lê Thanh, công nhân, Australi
Trần Quốc Việt, Nhật Bản
Lê Văn Sơn, TP HCM
.....
Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người ký tên vào bản tuyên bố nghị định số 72/2003/NĐ- CP vi phạm Hiến pháp, pháp luật Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt nam tham gia, những người chủ trang mạng này đã không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu,và không có căn cứ gì để khẳng định đó là những con người cụ thể. Ai cũng hiểu, nếu chỉ đưa ra một cái tên, thì bất cứ ai cũng có thể đưa hàng triệu cái tên như vậy lên trên mạng internet.
Đó là chưa kể có những người nông dân bị mạo danh, nhưng vì họ quanh năm chân lấm tay bùn hay không biết gì đến cái tuyên bố này, những người chẳng có điều kiện chi trả phí internet mà bị mạo danh, ngụy tạo mình.
Đúng là “cái lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”, mấy cái kiểu lấp liếm kiểu này có khi chỉ gạt được mấy đứa trẻ lên ba thôi. Mà cũng không chắc vì trẻ con giờ thông minh lắm, nó mà nhìn thấy một lần rồi, khéo đưa lần hai nó lại nói: “định lừa cháu à? không được đâu “sói” ạ!” .
Ở đây, cũng cần nói thêm rằng, lâu nay Đảng, Nhà nước chưa hề ngăn cấm những tiếng nói đóng góp cho đất nước; đặc biệt là những tiếng nói góp phần phản biện chính sách - đương nhiên, nếu những tiếng nói ấy thật sự mang tính xây dựng chứ không phải những tiếng nói mang màu sắc kích động hay bị kích động.
Sự thực là đã có rất nhiều trí thức Việt Nam thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp góp những tiếng nói quý báu, phản biện lại những chính sách do Nhà nước ta đưa ra kể cả chính sách cho một lĩnh vực đơn lẻ hay một chính sách tổng thể nào đó. Nhưng, đương nhiên, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, kể cả ở những quốc gia mà trình độ phát triển được xem là vào bậc nhất thế giới hiện nay, việc phản biện chính sách dù thường xuyên như cơm bữa nhưng không phải cứ cái gì được phản biện thì sẽ được xem xét, sửa đổi. Đơn giản là bởi ở góc độ những người chèo lái con thuyền đất nước, họ buộc phải có cái nhìn tổng thể, những toan tính thiệt hơn cho lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Cũng vì thế mà chỉ có những phản biện nào thật sự có lợi cho mục đích chung cao nhất - đó là vì lợi ích của toàn thể nhân dân mới được xem xét, sửa đổi; chứ nhất quyết không thể vì lợi ích bộ phận mà chấp nhận những đòi hỏi nhiều khi phi lý của một nhóm cá nhân nào đó.
Trở lại với những ai đã lên tiếng phản đối sự ra đời của Nghị định có thể khẳng định, nhiều người trong số họ đã từng có rất nhiều đóng góp cho ngành, lĩnh vực mà họ là chuyên gia. Những gì mà họ đã làm cho đất nước chắc chắn sẽ được ghi nhận nhưng nếu dựa vào những đóng góp ấy để đưa ra những yêu cầu (hoặc thậm chí phần nào có thể coi là yêu sách) thì hình như đã có sự tự đề cao một cách hơi thái quá nào đó. Bởi, không phải chỉ có hơn 100 con người, hơn 100 trí thức này mới có nhu cầu trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trên internet; mà thực chất con số này nếu không phải là tất cả trong số 30 triệu người sử dụng dịch vụ thì cũng phải gấp hàng trăm lần con số 100 nêu trên.
Vấn đề ở chỗ, tại sao hàng triệu người dùng internet khác không phản đối Nghị định do Chính phủ đưa ra. Có phải họ lo ngại một sự "trả đũa” nào đó; hay họ không phải là những yêu nước, không biết (hoặc giả sợ hãi) không dám phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam của quốc gia nào đó đang có tranh chấp chủ quyền với chúng ta. Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi vì, trong muôn vàn cách thức và những công cụ khác nhau để tiếp cận thông tin, trau dồi tri thức- họ những người sử dụng internet khác tìm được cho mình những cách tiếp cận và trau dồi khác nhau đồng thời họ cũng có cách (hoặc lựa chọn cách phù hợp) để biểu thị tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của bản thân.
Vì thế xin hãy đừng đánh tráo khái niệm khi cho rằng sự ra đời của Nghị định là việc làm "hết sức bất lợi cho việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc…”. Bởi, dù rất trân quý những tấm lòng vì nước ấy nhưng cũng cần phải nói rõ, sự nghiệp này là sự nghiệp của toàn dân. Và, Nhà nước ta bằng con đường đấu tranh ngoại giao nhà nước cũng như ngoại giao nhân dân kết hợp với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp an ninh-quốc phòng-đối ngoại vẫn đang từng ngày, từng giờ tranh thủ được sự ủng hộ của bè bạn quốc tế. Dẫn chứng cụ thể nhất là việc Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ với khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ.
Nói về nội dung của Nghị định mà một số người lâu nay phản bác có lẽ cũng cần khẳng định, không có khái niệm cấm đoán nào được nêu ra. Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng đã nhấn mạnh tính hợp pháp và đúng đắn khi nói rõ: "Những thông tin tổng hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý. Hay, thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc của các tổ chức, không thể lấy đưa lên rồi làm thành tin tức của mình được. Đấy là quy định chung về Luật Dân sự và quy định của pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ”. Thậm chí, rõ hơn nữa, ông Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình đã nhấn mạnh: "Các cá nhân vẫn được phép chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Chỉ có điểm khác so với trước kia là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên Internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào, cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó.” Và, đây là một trong những đích đến quan trọng của Nghị định để làm sao những con người ở thế giới văn minh có thể ứng xử một cách văn minh nhất trong xã hội hiện đại mà quyền tự do ngôn luận được đề cao cùng với quyền được "Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác” và quyền "Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý” được nêu tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966. Cũng vì thế, sẽ rất khó để gượng ép khi bảo rằng, Nhà nước ta đang đi ngược lại các cam kết quốc tế; và, càng khó khi cho rằng nó trái với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Bởi, một khi đã là thành viên Công ước Quốc tế, chúng ta đương nhiên phải sửa đổi hoặc soạn thảo các văn bản luật cho phù hợp với những gì đã cam kết.
Nói thế là bởi, trên những trang mạng xã hội, những blog cá nhân (cả trong và ngoài nước, cả bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) người ta vẫn thường xuyên bắt gặp tình trạng vi phạm tác quyền xảy ra hàng ngày; thậm chí cả sự lăng mạ một cách vô lối ai đó chỉ vì người ta không phát biểu cùng một giọng điệu với mình. Câu chuyện của báo chí phương Tây mấy năm trước khi đăng tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohamet và phản ứng của dư luận tự nó đã cho thấy sự lợi dụng tự do ngôn luận đã mang lại tác hại đến đâu. Thậm chí, riêng về chuyện bản quyền, báo chí vẫn thường nhắc đến trường hợp của một phụ nữ Mỹ, Jammie Thomas-Rasset (Minnesota) bị phạt tới 1,9 triệu USD chỉ vì tải bất hợp pháp 24 bài hát! Đó là cách mà nước Mỹ tự do quản lý internet.
Nói Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Phải chăng các ông không bao giờ tìm hiểu một văn bản pháp luật nào liên quan đến vấn đề nay. Nên nhớ rằng, chẳng có một văn bản pháp luật quốc tế nào mà sẵn sàng "thả phanh" cho việc tự do sử dụng internet tràn lan cả, cái gì cũng có khuôn khổ. mực thước của nó cả. Họa chăng, điều mà các ông muốn là để cổ súy cho những hành động sai trái của mình trên internet thời gian qua, để coi đó mới là tự do, là hợp pháp?
Việt Nam là một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; một quốc gia đã biết chiến đấu - chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải phóng nhân dân khỏi ách nô lệ. Cũng vì thế, những quốc gia khác cần phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam- một thứ chủ quyền không đơn thuần chỉ bằng biên giới trên bộ hay lãnh hải mà còn là một thứ chủ quyền "biên giới mềm’. Không thể vì bất cứ lý do gì; thậm chí vì sự yêu cầu từ phía một nhóm nào đó mà đưa ra những yêu cầu phi lý xâm phạm chủ quyền của chúng ta bao gồm cả chủ quyền "biên giới mềm”. Điều đó chắc chắn chẳng có Công ước Quốc tế nào đồng tình.
Quản lý Internet trên tinh thần pháp pháp luật là tất yếu để đảm bảo sự phát triển hài hòa nhất, góp phần hạn chế các tiêu cực nảy sinh trong xã hội.
Thực tế, tiện ích của internet trong đời sống không ai có thể phủ nhận và tôi không thể hình dung cuộc sống sẽ đảo lộn thế nào nếu bây giờ không có internet.
Nhưng, cũng giống như bất kỳ một hiện tượng nào của đời sống, internet cũng có mặt trái của nó. Nói rộng ra, công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng hết sức đa dạng, đa mục đích nên có những người đã lợi dụng các phương tiện thông tin, trong đó có internet để thực hiện những mục đích xấu, gây hại cho xã hội. Về khía cạnh này cơ quan chức năng phải phân loại, đánh giá từng loại hoạt động và có cách ứng xử phù hợp.
Yêu cầu đầu tiên là phải có đủ cơ sở pháp lý để điều tiết các hành vi của mỗi cá nhân tuân thủ theo những quy định của xã hội, hạn chế tối đa hành động của người này gây tổn hại cho quyền lợi của người khác và của cả xã hội. Yêu cầu pháp trị về việc này cũng cần hết sức minh bạch và chuẩn mực, đáp ứng sự phát triển của một xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Ở các nước tiên tiến người ta cũng bị (hay chịu) tác động hai mặt của internet và các phương tiện thông tin khác nhưng họ chặt chẽ về pháp luật hơn và hoạt động của các cơ quan chức năng cũng rất hiệu quả.
Tôi đã có dịp nói chuyện với một công dân Mỹ về việc này. Anh ta bảo: Luật quy định rồi, anh muốn sống yên ổn, không ai đụng đến mình thì đừng phạm luật. Còn anh không thích thế thì cứ việc. Nhưng lúc đó cơ quan chức năng sẽ vào cuộc ngay. Nhẹ thì nộp phạt, nặng thì ra tòa và tùy theo kết luận của tòa mà anh chịu mức độ xử lý. Nếu oan sai, được đền bù ngay. Lại nhớ độ dăm năm trước, lúc ở Pháp, nhà báo Hồ Quang Lợi muốn gửi một bài báo về Việt Nam gấp mà loay hoay mãi không gửi được dù mạng trong khách sạn vẫn hoạt động. Sau phải nhờ cơ sở bên đó mới thành. Hỏi ra thì biết họ không cho gửi đi khi chưa kiểm tra được thông tin. Tôi nghĩ nếu ở ta làm được điều đó thì quá tốt.
Một xã hội hiện đại, văn minh cần phát triển hệ thống thông tin hiện đại, đồng bộ nhưng cũng cần có đủ cơ sở pháp lý và nhân lực quản lý nó vì lợi ích quốc gia. Hiện nay ở ta, người ta lợi dụng hệ thống này gây phiền hà cho công dân quá nhiều mà sự xử lý chưa đâu vào đâu cả. Chúng ta cần có đủ căn cứ pháp lý và hệ thống cơ quan chức năng xử lý hiệu quả việc này theo tinh thần pháp trị, văn minh. Tất cả những điều tệ hại ấy cần được xử lý bằng pháp luật chứ không chỉ bằng những biện pháp vận động tuyên truyền dù điều đó cần thiết nhưng pháp luật phải được thực thi trước hết.